Học ngay ngành tư vấn tâm lý xã hội: không lo thất nghiệp!

Icon Author Trương Thanh Hằng

Ngày đăng: 2022-09-28 08:55:22

Ngành tư vấn tâm lý xã hội như một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người có khả năng lắng nghe, thấu hiểu. Đặc biệt, các chuyên gia dự báo nghề nghiệp cũng nhận định thập kỷ tới sẽ là thời điểm ngành học này bùng nổ.

1. Ngành tư vấn tâm lý xã hội là ngành gì?

Các nghiên cứu cho thấy, xã hội ngày càng văn minh hiện đại thì con người càng khó để đạt được hạnh phúc, ngược lại những bệnh về tâm lý lại tỉ lệ thuận với trình độ phát triển của nhân loại. Với bản chất là một ngành khoa học có mục tiêu nghiên cứu là con người, ngành Tâm lý học đã ngày một chú trọng chuyên ngành tư vấn tâm lý xã hội.

tư vấn tâm lý
Ngành tư vấn tâm lý xã hội

Đặc biệt, chuyên ngành này được các chuyên gia nghề nghiệp nhận định khả năng cao sẽ trở nên hot trong thập kỷ tới, bởi từ lâu số lượng nhân lực của ngành đã luôn trong tình trạng ít ỏi, những người có chuyên môn cao lại càng thực sự hiếm.

Bạn có muốn trở thành một chuyên gia ngành tư vấn tâm lý xã hội? Hãy cùng blog tìm hiểu một vài nét về chuyên ngành này nhé!

1.1. Tâm lý học là gì?

Tâm lý học là một ngành khoa học xã hội có đối tượng nghiên cứu là con người, cụ thể là nghiên cứu những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi cùa con người trước những sự vật, sự việc xảy ra trong đời sống. Không chỉ vậy, tâm lý học còn nghiên cứu những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài lên trạng thái tâm lý, hoạt động hành vi của con người.

tâm lý học
Ngành tâm lý học

1.2. Chuyên ngành tư vấn tâm lý xã hội là gì?

Thực tế ngành Tâm lý học không chia chuyên ngành theo nghề nghiệp tương lai mà chia theo đối tượng nghiên cứu của ngành. Tâm lý học bao gồm rất nhiều chuyên ngành nhỏ như sau:

- Tâm lý tội phạm hay Tâm lý học tội phạm.

- Tâm lý học đường hay Tâm lý học giáo dục

- Tâm lý học hành vi

- Tâm lý học ứng dụng

- Tâm lý học quản lý

2. Ngành tâm lý học ra làm gì?

Được dự đoán các nghề cần chuyên môn Tâm lý học sẽ cần lượng lớn nhân lực trong thập kỷ tới, những bạn trẻ biết lắng nghe, có khả năng đồng cảm chưa biết nên theo đuổi ngành gì có thể cân nhắc theo đuổi ngành Tâm lý học bởi những lý do sau:

tư vấn trị liệu tâm lý
Ngành tâm lý học và cơ hội việc làm

2.1. Đầu ra đa dạng

Học Ngành Tâm lý học xong chỉ có thể làm chuyên gia tư vấn tâm lý là hiểu lầm của không ít người. Ngành Tâm lý học đã chia ra thành nhiều chuyên ngành phù hợp với sở thích của nhiều người, ví dụ nếu bạn thích thú tìm hiểu bí ẩn có thể chọn ngành Tâm lý học tội phạm, lí giải suy nghĩ những kẻ thủ ác, từ đó phác họa chân dung kẻ phạm tội, giúp cảnh sát đưa cái ác ra trước công lý. Hoặc giả dụ bạn yêu thích kinh doanh có thể học tâm lý học hành vi,…, sau đó ứng tuyển vào các công ty để nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của khách hàng, từ đó đề ra những phương án, chiến lược kích cầu phù hợp. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn trở thành giảng viên giảng dạy Tâm lý học,…

2.2. Học Tâm lý học xong đi làm lương bao nhiêu?

Một câu hỏi nữa luôn được quan tâm mỗi mùa tuyển sinh bên cạnh câu hỏi “học ngành này ra làm gì?” đó chính là “học ngành này đi làm lương được bao nhiêu”.

Thắc mắc này không có câu trả lời cụ thể, bởi việc lương bao nhiêu chịu chi phối bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như việc bạn chọn công việc gì.

Nếu bạn chọn làm chuyên viên ngành tư vấn tâm lý xã hội thì một tháng lương hoàn toàn có thể trên 10 triệu đồng tùy thuộc vào bằng cấp cũng như kinh nghiệm làm việc.

Nếu bạn quyết định làm chuyên viên tâm lý thị trường thì việc đạt 10 triệu không phải là chuyện khó, thêm nữa bạn có thể còn được thưởng theo hiệu suất làm việc, như vậy mức lương có thể lên tới 15-29 triệu/tháng.

Bác sĩ Tâm thần: lương khởi điểm dao động trong khoảng 10-15 triệu đồng. Nếu bằng cấp của bạn đạt trình độ cao bạn có thể mở phòng khám tư và khi ấy mức lương có thể tính bằng đơn vị chục triệu/tháng.

2.3. Những công việc của ngành tư vấn tâm lý xã hội

Công việc của những chuyên gia ngành tư vấn tâm lý xã hội về cơ bản gồm việc lắng nghe những vấn đề khách hàng gặp phải, sau đó đưa ra những lời khuyên để dẫn dắt khách hàng có thể tự mình giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của họ.

tư vấn gỡ rối
Một buổi tư vấn tâm lý

Một chuyên gia ngành tư vấn tâm lý xã hội giỏi không phải những người có thể đứng ra, thay mặt khách hàng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống cá nhân mà là những người có khả năng dẫn dắt khách hàng tự bước ra khỏi những vấn đề tâm lý của chính mình.

Những tố chất cần có của chuyên viên ngành tư vấn tâm lý xã hội

Nếu bạn là người nhạy cảm, biết quan tâm, giỏi nhận biết cảm xúc của người khác, ngành tư vấn tâm lý xã hội sinh ra để dành cho bạn. Ngoài ra để thành công trong ngành này cũng cần một số tố chất khác như khả năng xử lý tình huống linh hoạt, kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng chịu được công việc với cường độ cao, áp lực lớn,…

2.4. Ngành tư vấn tâm lý xã hội tuyển sinh những khối nào?

Không thể phủ nhận những tác dụng của Tâm lý học đối với cuộc sống cuộc sống nhưng không may ngành này cũng giống một “người anh em” khác của nó là pháp y, liên tục rơi vào tình trạng thiếu nhân lực có chuyên môn đến báo động.

Và một trong những nguyên nhân chính gây ra điều đó là việc do có quá ít trường đào tạo nhân lực cho ngành này. Ở Việt Nam chỉ có chừng 10 trường Đại học đào tạo ngành, tuy nhiên chỉ có chưa đầy 5 trường có thâm niên đào tạo hơn 5 năm, số còn lại đều là ngành mới (3 năm đổ lại).

Chính vì vậy, tùy từng trường lại có những yêu cầu với đầu vào khác nhau, thang điểm ngành Tâm lý học vì thế cũng có sự dao động nhẹ từ 15 – 27 điểm tùy từng trường.

Các khối thi ngành Tâm lý học cũng hết sức đa dạng, trong đó có một số khổi chính gồm các môn như sau:

Khối B00: Toán – Hóa – Sinh

Khối B03: Toán – Sinh – Văn

Khối B08: Toán – Sinh – Anh

Khối C00: Văn – Sử - Địa

Khối D01: Toán – Văn – Anh

Khối D14: Anh – Sử (có nhân đôi hệ số)

Ngoài ra còn có một số trường tuyển các khối phụ như D08 (Toán, Anh, Sinh) hoặc D09 (Toán, Anh, Sử),...

2.5. Ngành tư vấn tâm lý xã hội học trường nào thì tốt?

Hiện nay hầu hết trường Đại học ở Việt Nam đều đang cố gắng đi lên để đạt tiêu chuẩn quốc tế, vậy nên chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các trường có thể nói ở mức không đáng kể. Vì vậy tùy theo năng lực của bản thân mà bạn hãy chọn ngành Tâm lý học ở trường phù hợp nhé!

Một số trường tại Việt Nam đào tạo khoa Tâm lý học cùng điểm đầu vào và mức học phí như:

Trường

Học phí

Điểm xét tuyển

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

15 triệu VNĐ

24.2 – 26.2

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh

15 triệu VNĐ

24.4 – 26.9

Đại học Văn Lang

~ 30-40 triệu VNĐ

17

Đại học Hoa Sen

~ 45 triệu VNĐ

16

Đại học Văn Hiến

~ 30-32 triệu VNĐ

22

Đại học Lao động – Xã hội

~ 8 triệu VNĐ

24

Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

26 ~ 46 triệu VNĐ

17

Ngoài ra nếu bạn là một người năng động đồng thời có nền tảng kiến thức cũng như điều kiện tài chính vững chắc có thể cân nhắc đến việc tham dự kỳ thi tuyển sinh của một số trường đại học quốc tế như Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Đại học Stanford (Anh), Đại học California – Berkerley (Mỹ),... Đây đều là những ngôi trường đạt thứ hạng cao trong top các trường có chuyên môn đào tạo chuyên ngành Tâm lý học.

tư vấn
Làm chủ tâm lý, làm chủ cuộc đời

Tiến sĩ tâm lý Daniel Goldman (Khoa Tâm lý ĐH Havard, Mỹ) từng nhận định rằng nếu một người tự chủ được tâm lý của mình chính là anh ta đã có thể tự chủ được cuộc đời, và như vậy người đó đã thành công một nửa rồi. Sở dĩ nói như vậy bởi khi bạn thực sự làm chủ được cảm xúc của mình, bạn có thể tự nâng cao sức khỏe tinh thần, nâng cao kỹ năng nhận thức và giao tiếp, thu về những mối quan hệ lành mạnh, từ đó nâng cao giá trị cuộc sống. Song song với đó, nếu bạn làm chủ được tâm lý của mình bạn sẽ không dễ dàng bị những nỗi sợ hãi, khủng hoảng ảnh hưởng nữa, đồng thời có thể giúp cho người gặp hoàn cảnh tương tự thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực đó.

Vậy thì bạn có muốn theo đuổi ngành Tâm lý học không? Bài viết trên đây đã tổng hợp một vài điều cơ bản về ngành tư vấn tâm lý xã hội, quả là một ngành nghề đáng để bạn cân nhắc đúng không nào?

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: