1. Đôi nét về ngành văn học
Ngành văn học là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Ngành này thiên về nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến văn hóa, đời sống, con người, phong tục tập quán… Khi theo học ngành này bạn sẽ được các trường đại học giảng dạy rất nhiều kiến thức và kỹ năng để sau khi tốt nghiệp bạn có rất nhiều cơ hội việc làm để học tập.
Ngành văn học hiện nay được khá nhiều người quan tâm, với những người yêu thích văn học, có tâm hồn nghệ sĩ, thích sáng tác văn chương thì việc theo học ngành văn học để có thêm những thông tin về chuyên ngành là điều hết sức cần thiết cho công việc sau này.
Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đang tham gia giảng dạy chuyên ngành văn học. Bạn có thể tìm kiếm thông tin bên dưới đây để hiểu hơn về cơ hội việc làm của ngành văn học và những thông tin thi tuyển dành cho bạn.
Xem thêm: [Định hướng] Học chuyên ngành Thiên văn học ra trường làm gì?
2. Tiềm năng việc làm của ngành văn học
Theo kết quả tìm kiếm thì từ khóa ngành văn học ra trường làm gì được rất nhiều người tìm kiếm. Có rất nhiều bạn trẻ yêu thích ngành văn học nhưng lại hay bị xu hướng đám đông cho rằng ngành văn học ít cơ hội việc làm. Những thực tế lại không phải vậy, theo các chuyên gia phân tích trong tương lai và ở thời điểm hiện tại ngành văn học đang là một trong những ngành có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Nếu bạn là người yêu thích ngành văn học thì hãy tận dụng và nắm bắt ngày thời điểm vàng này để theo học và tìm kiếm việc làm ngành văn học. Dưới đây là một số vị trí công việc mà học xong ngành văn học bạn có thể ứng tuyển.
2.1. Trở thành nhà văn
Học ngành văn học thì chuyện trở thành nhà văn là điều hết sức đơn giản. Vốn xuất thân từ những người yêu thích văn học, có khả năng viết lách và sáng tác. Bạn có thể lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp ngành văn học là trở thành nhà văn. Bạn được dùng ngòi bút của mình để viết ra những tác phẩm chạm đến cảm xúc người đọc.
Công việc này hiện nay khá hấp dẫn các bạn trẻ. Rất nhiều bạn trẻ lựa chọn trở thành nhà văn sau khi tốt nghiệp ngành văn học. Vậy nên nhà văn cũng là một gợi ý nghề nghiệp dành cho bạn sau khi tốt nghiệp ngành văn học.
2.2. Người biên tập nội dung
Không sống trong cảm xúc như nhà văn người biên tập nội dung cũng dùng khả năng viết lách của mình để chạm đến khán giả. Nhưng với một cách thực tế hơn, người biên tập nội dung sẽ dựa vào nhưng yêu cầu cụ thể hơn để viết ra những bài viết với nội dung đã định sẵn. Hiện nay nhu cầu tuyển dụng biên tập nội dung khá cao, bạn có thể xin việc ở các đài truyền hình, các công ty chuyên về quảng cáo hay những công ty tuyển người biên tập nội dung viết bài cho facebook, zalo hay web.
Trước khi làm việc biên tập nội dung bạn sẽ được các công ty, doanh nghiệp đào tạo những kỹ năng cơ bản để có thể làm việc theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngoài việc đầu quân cho một công ty thì người biên tập nội dung còn có thể cộng tác viên cho các tờ báo, cho các công ty để viết bài.
Đây cũng là một trong những công việc có mức lương khá hấp dẫn, nhiều cơ hội phát triển.
2.3. Nhân viên content
Không yêu cầu quá nhiều về văn chương như nhà văn, người biên tập nội dung với vị trí nhân viên content thì yêu cầu công việc đơn giản hơn. Những với vị trí này bạn vẫn được làm công việc yêu thích là viết lách và sáng tạo. Đây cũng là một vị trí công việc đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều. Bạn có thể tham khảo ứng tuyển, tìm kiếm việc làm, tạo và tải mẫu CV xin việc chuẩn trên topcvai.com để có được nhiều lựa chọn vị trí công việc.
2.4. Giáo viên dạy văn
Tốt nghiệp ngành văn học nhiều bạn trẻ lựa chọn công việc gõ đầu trẻ là ứng tuyển vào các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông chịu trách nhiệm giảng dạy các môn văn học. Đây là một công việc cao quý được nhiều người tôn trọng. Nhưng để có thể trở thành giáo viên dạy văn thì bạn cần phải có những yêu cầu và tố chất sau đây.
Là giáo viên chắc chắn kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin của bạn phải rất tốt để có thể truyền đạt những thông tin cần thiết cho học sinh của mình. Ngoài ra bạn còn phải là người có khả năng và trình độ về ngành văn học. Đảm bảo những kiến thức truyền đạt cho học sinh đúng.
Hiện nay giáo viên dạy văn học ở các trường vùng sâu vùng xa đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và ứng tuyển chỉ cần bạn đủ điều kiện.
2.5. Hướng dẫn viên du lịch
Nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên khi học ngành văn học lại tìm việc làm hướng dẫn viên du lịch. Không quá ngạc nhiên khi rất nhiều bạn sinh viên học ngành văn học ứng tuyển vào vị trí việc làm hướng dẫn viên du lịch những vẫn rất thành công. Nếu bạn yêu thích văn học đang theo học ngành văn học thì hãy rèn luyện thêm vốn tiếng anh của mình. Khả năng văn chương công với vốn tiếng anh tốt thì việc làm hướng dẫn viên du lịch là một trong những việc làm lý tưởng dành cho bạn.
Hướng dẫn viên du lịch bạn được đi nhiều nơi, thăm thú nhiều vị trí danh lang thắng cảnh đẹp, được làm việc tự do, được tiếp xúc với nhiều người đây là một gợi ý công việc lý tưởng dành cho những người năng động, thích tự do và yêu thích văn học.
2.6. Làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền hình
Làm nhà báo, phóng viên, biên tập viên, người lên nội dung chương trình… rất nhiều vị trí dành cho những bạn yêu thích văn học và tốt nghiệp ngành văn học có thể tham khảo và ứng tuyển. Những vị trí này hiện nay đang có nhu cầu tuyển dụng khá nhiều. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được những thông tin tuyển dụng này trên trang tuyển dụng topcvai.com. Những công ty, doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng đăng tin tuyển dụng thường xuyên với những thông tin tuyển dụng vô cùng chi tiết rõ ràng nêu rõ yêu cầu công việc, mô tả công việc cũng như mức lương và chế độ đãi ngộ cho các bạn ứng viên tham khảo.
2.7. Làm văn thư
Sau khi tốt nghiệp bạn có thể tham gia ứng tuyển vào các vị trí việc làm văn thư lưu trữ trong các trường đại học cao đẳng, trong các thư viện, hay trong các công ty doanh nghiệp đây cũng là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng nhiều. Với vị trí này không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm, cơ hội việc làm cũng rất nhiều.
Làm văn thư cũng không có áp lực nhiều về công việc, môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhàn hạ phù hợp với những bạn nữ, thích công việc văn phòng.
Khi ứng tuyển vị trí này thì mức lương thường dao động trong khoảng từ 5 triệu đến 7 triệu đồng. Đối với nhân viên mới ra trường, làm việc lâu năm ở vị trí này bạn sẽ được tăng lương.
3. Thông tin hữu ích dành cho các bạn trẻ có mong muốn theo học ngành văn học
Từ những cơ hội việc làm ngành văn học kêt trên chắc hẳn nó thu hút được rất nhiều bạn trẻ có mong muốn theo học ngành văn học để có những kiến thức và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc. Nội dung bài viết sau đây sẽ đưa ra những thông tin đầy đủ về khối thi, điểm vào trường và danh sách các trường có đào tạo ngành văn học bạn có thể tham khảo.
3.1. Danh sách các trường đại học có đào tạo
Ngành văn học là một ngành hot, nhu cầu tuyển dụng nhiều để đáp ứng yêu cầu nhân lực của thị trường thì nhiều trường đại học hiện nay đang thực hiện việc giảng dạy. Danh sách các trường đại học bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình một vị trí công việc phù hợp.
Khu vực miền Bắc:
- Trường ĐH Khoa Học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội
- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1 và 2
- Trường ĐH Hải Phòng
- Trường ĐH Khoa học – Đại học Thái Nguyên
Khu vực miền Nam gồm:
- Trường ĐH Văn Lang
- Trường ĐH An Giang
- Trường ĐH Tây Đô
- Trường ĐH Văn Hiến
- Trường ĐH Cần Thơ
- Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
Khu vực miền Trung
- Trường ĐH Duy Tân
- Trường ĐH Quảng Nam
- Trường ĐH Quy Nhơn
- Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế
- Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng
3.2. Tổ hợp các khối thi vào ngành văn học
Ngành văn học là ngành chuyên về khoa học xã hội nên các trường thường tổ chức xét tuyển là các khối C và D. Bạn có thể xem thông tin chi tiết khối xét tuyển tại từng trường mà bạn đang có mong muốn thi tuyển vào để có được những thông tin chính xác nhất.
3.3. Điểm sàn vào ngành văn học
Ngành văn học theo kết quả xét tuyển học bạ có điểm sàn với một số trường lấy điểm sàn từ 26 điểm, còn một số trường lại lấy điểm sàn là 29 điểm. Còn với những trường lấy theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia thì điểm sàn từ 13 điểm đến 21 điểm.
Theo nhân xét đánh giá của các chuyên gia thì mức điểm sàn ngành văn học không quá các cũng không quá tâm. Phân loại được học sinh. Với những bạn học sinh có học lực khá giỏi có thể chọn lựa những trường có điểm sàn cao. Còn đối với những học sinh có học lực thấp hơn có thể tham gia học tập ở các trường có học lực thấp hơn.
Điểm sàn vào trường không đồng nghĩa với cơ hội việc làm sau này sẽ cao hay thấp. Nó phụ thuộc nhiều vào quá trình học tập và khả năng rèn luyện của mỗi người. Nếu bạn muốn có một công việc có nhiều cơ hội phát triển và mức lương hấp dẫn thì hãy cố gắng học tập và tích lũy kinh nghiệm.
4. Những tốt chất cần có khi theo học ngành văn học
Không giống những ngành nghề khác, ngành văn học là một ngành đặc biệt mà không phải ai cũng tham gia học tập được. Bạn phải cần có tố chất, năng khiếu và quan trọng và yêu thích ngành này. Đây là những yếu tố quan trọng giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc.
Ngoài yếu tố về đam mê, yêu thích có khả năng viết lách tốt thì bạn cần phải có kiến thức sâu rộng về văn hóa, xã hội và lịch sử...
- Có tư duy sáng tạo và nhanh bén trong các vấn đề, điều này sẽ rất giúp ích cho bạn khi bạn ứng tuyển những công việc như phóng viên, biên tập nội dung.
- Tính kiên nhẫn, nhẫn nại, nghiêm túc trong công việc cũng là một trong những yếu tố cần thiết giúp cho quá trình làm việc của bạn trở nên đơn giản hơn.
- Có khả năng giao tiếp tốt, tự tin, khả năng ngoại ngữ và tin học văn phòng là những điều cần thiết giúp ích cho bạn.
Tham gia bình luận ngay!