[Tư vấn] Ngành Việt Nam học ra làm gì? Có nên chọn học không?

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-06-27 15:51:29

Việt Nam học có thể là chuyên ngành rất lạ lẫm cách đây một vài năm. Nhưng ngày nay, với nỗ lực phát triển, ngành Việt Nam học đã trở thành một cái tên đáng được ưu tiên trong danh sách lựa chọn ngành học của các sĩ tử. Trước khi ra quyết định quan trọng này, hãy cùng topcvai.com tìm hiểu thật kỹ càng về ngành học này nhé!

Việc Làm Du Lịch

1. Tổng quan về ngành Việt Nam học

Đừng nghĩ Hàn Quốc học, Trung Quốc học, Nhật Bản học hay Đông Nam Á học mới là những ngành HOT. Thực tế cho hay, Việt Nam học mới chính là cái tên được người người quan tâm. Đặc biệt trong xu thế hội nhập, đất nước chúng ta trở thành một thị trường tiềm năng để phát triển tương lai cho nhiều cá nhân người nước ngoài. Cơ hội lại càng mở ra cho những ai học chuyên ngành này!

1.1. Khám phá bí mật Việt Nam học là gì?

Khám phá bí mật Việt Nam học
Khám phá bí mật Việt Nam học

Vietnamese Studies là tên gọi tiếng Anh của ngành Việt Nam học. Việt Nam học thuộc một trong những ngành khoa học đề cập đến hoạt động nghiên cứu con người và quốc gia Việt Nam. Những nghiên cứu bao hàm nhiều khía cạnh, có thể kể đến văn hóa, xã hội, kinh tế, ngôn ngữ, lịch sử, văn học, địa lý,... và cả phong tục tập quán. Mục tiêu nghiên cứu của Việt Nam học là nhằm làm rõ những đặc trưng nổi bật, những yếu tố làm nên “thương hiệu” của Việt Nam trên góc nhìn văn hóa.

Nói đến Việt Nam học, đó là một chương trình đào tạo mang tính liên ngành, cung cấp cho sinh viên những nền tảng tri thức tổng hợp về khoa học XH và NV, cho người học tiếp cận được với hệ thống toàn diện về kiến thức, đặc biệt là giảng dạy về ngôn ngữ tiếng Việt cho những đối tượng sinh viên là người ngoại quốc. Rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng giao tiếp xã hội, thực hành quan hệ đối ngoại, thành thạo giao tiếp và làm việc bằng một loại ngôn ngữ nhất định. Theo đó với tính chất đa dạng của ngành, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ năng lực và chuyên môn để tham gia công tác ở nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.

1.2. Mục tiêu đào tạo của ngành

 Mục tiêu đào tạo của ngành
 Mục tiêu đào tạo của ngành

Mặc dù ở nước ta, Việt Nam học vẫn là một chuyên ngành mới, được hình thành thời gian gần đây và có phát triển khá chậm hơn so với những quốc gia khác. Trong khi đó, tại Nhật Bản, những dấu hiệu về ngành khoa học này đã thể hiện ở sự kiện thành lập Hội Việt Nam học vào năm 1990. Tổ chức này đến nay đã mở rộng phạm vi hoạt động ra đến tận các quốc gia ở Bắc Mỹ, Châu Âu hay Hàn Quốc,... Trong khi đó, tại Việt Nam, người ta mới bắt đầu quan tâm đến khía cạnh nghiên cứu này từ năm 1998.

Ngày nay, trong hệ thống giáo dục của nước nhà, Việt Nam học được thiết kế và xây dựng nhằm mục đích chính yếu là hướng đến các đối tượng là người ngoại quốc đang có nhu cầu tìm kiếm và phát triển sự nghiệp ở nước ta. Bên cạnh đó, đối với các đối tượng sinh viên là người Việt Nam, chuyên ngành này mang đến sự mệnh giảng dạy và đào tạo đội ngũ nhân lực am hiểu tường tận về kiến thức xã hội Việt Nam. Tập trung vào các chính sách đổi mới, chiến lược phát triển văn hóa xã hội, ngôn ngữ,... Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là chú trọng giao lưu văn hóa, người nước ngoài thường có nhu cầu tìm hiểu đất nước ta thông qua con đường du lịch.

Xem thêm: Học ngành giáo dục tiểu học ra làm gì? Những cơ hội thời đại mới

2. Học Việt Nam học sinh viên được học những nội dung gì?

Ngoài bản chất khoa học của ngành, chương trình đào tạo hay nội dung học tập cũng là một khía cạnh quan trọng được các sĩ tử quan tâm tìm hiểu trước khi chọn ngành.

2.1. Các chủ đề chính được tiếp cận

Các chủ đề chính được tiếp cận
Các chủ đề chính được tiếp cận

Theo đó, tham gia ngành học này, người học sẽ được giảng dạy và cung cấp các kiến thức từ đơn giản đến chuyên sâu. Đặc biệt được tiếp cận các chuyên ngành hiện đại như Hướng dẫn Du lịch, Du lịch và QL hướng dẫn Du lịch, Văn hóa Du lịch,... Trên hết, bạn sẽ hiểu đất nước của chúng ta hơn thông qua những nội dung học tập chính bao gồm: Phong tục tập quán của người Việt khắp các khu vực (phong tục đa dạng từ lễ hội, cưới hỏi,...); Giao tiếp nơi công sở; Giao tiếp gia đình; Văn hóa giao tiếp của người Việt; Giao tiếp trường học; Giao tiếp kinh doanh; Giao tiếp tiếp khách; Văn hóa trang phục; Văn hóa ẩm thực; Phong cách nấu ăn; các nội dung khác liên quan đến văn học, văn hóa, lịch sử, địa lý,...

2.2. Chương trình đào tạo tham khảo

Việt Nam học ngày nay đã có mặt trong chương trình giảng dạy của rất nhiều cơ sở giáo dục. Trong đó, chương trình đào tạo có thể được thiết kế không giống nhau, vì chúng còn phụ thuộc vào từng cơ sở. Đó chính là lý do, trước khi xét tuyển vào một ngành học, các sĩ tử hãy quan tâm và tìm hiểu thật kỹ chương trình đào tạo của ngành học đó, tại địa điểm trường học đó. Tránh việc bạn nghĩ bạn sẽ học được cái này, nhưng khi vào học thì lại khác lạ hoàn toàn trong tưởng tượng nhé. Về ngành Việt Nam học, bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Chương trình đào tạo tham khảo
Chương trình đào tạo tham khảo

- Khối kiến thức chung: NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1, Tiếng Pháp, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Giáo dục thể chất 1, NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2, Tin học đại cương, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử-Văn hóa-Con người Hà Nội, Đường lối CM của ĐCS Việt Nam.

- Khối kiến thức chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Xác suất thống kê, Nhập môn khu vực học, Giáo dục thể chất 2, Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Địa lí Việt Nam 1, Nhân học đại cương và các dân tộc Việt Nam, Lịch sử Văn học Việt Nam 1, Lịch sử Việt Nam 1, Văn hóa Việt Nam trong Đông Nam Á, Giáo dục vì sự phát triển bền vững, Tiếng Pháp chuyên ngành, Lịch sử Văn học Việt Nam 2, Lịch sử Việt Nam 2, Lịch sử Văn học Việt Nam 3, Lịch sử Việt Nam 3, Tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam, Quy hoạch du lịch Việt Nam, Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại, Thực tế Du lịch - Văn hóa - Báo chí, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Kinh tế Việt Nam, Quản trị lữ hành và Marketing du lịch, Tổ chức và quản lí các hoạt động văn hóa, Nghiệp vụ báo chí 2, Quan hệ công chúng, Quản lí di sản văn hóa và phát triển du lịch, Phương pháp nghiên cứu và nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa, Du lịch sinh thái, Gia đình-dòng họ-làng xã người Việt, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Lý thuyết truyền thông, Phong tục, tập quán Việt Nam, Văn hóa phương Đông, Ngữ pháp và Phong cách học Tiếng Việt, Thực tế Lịch sử & Địa lí Việt Nam, Cơ sở ngôn ngữ học, Tiếng Nga chuyên ngành Toán1, Tiếng Anh chuyên ngành, Giáo dục vì sự phát triển bền vững, Văn hóa Việt Nam trong Đông Nam Á, Kỹ năng giao tiếp, Âm nhạc, Nhân học văn hóa,...

Ngành Công tác xã hội

3. Cơ hội việc làm của Cử nhân Việt Nam học hiện nay

Cơ hội việc làm của Cử nhân Việt Nam học hiện nay
Cơ hội việc làm của Cử nhân Việt Nam học hiện nay

Có thể nói thông qua những nội dung tham khảo về chương trình giảng dạy và học tập của Việt Nam học, sinh viên dường như được tiếp cận và được trang bị rất nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng bổ trợ và sự linh hoạt để thích ứng với nhiều việc làm sau khi tốt nghiệp. Cơ hội nghề nghiệp có mở rộng hay hạn chế cũng là chủ đề luôn được quan tâm bởi các sĩ tử, đặc biệt là các bậc cha mẹ mong muốn cho con em mình được ổn định sau khi ra trường. Cụ thể, bạn có thể tham gia nhiều hoạt động nghề nghiệp như sau:

- Công tác ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị nghiên cứu về quản lý văn hóa. Cũng như các tổ chức giáo dục, văn hóa, khoa học, chính trị trong và ngoài nước,...

- Công tác như một chuyên viên hoặc cán bộ tại các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện, các tổ chức NGOs,...

- Tìm việc làm hướng dẫn viên du lịch hoặc các chuyên viên điều hành, quản trị lữ hành ở các doanh nghiệp dịch vụ du lịch trong nước.

- Công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có bộ môn hoặc những bộ môn liên quan mật thiết đến Việt Nam học. Hoặc làm giảng viên dạy tiếng Việt, tìm việc gia sư tiếng Việt tại các trung tâm ngoại ngữ cho các đối tượng người nước ngoài.

- Công tác ở nhiều vị trí như nhà báo, phóng viên, biên tập viên, chuyên viên truyền thông, chuyên viên marketing, chuyên viên PR,... tại các đơn vị báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, các doanh nghiệp làm về truyền thông, các bộ phận truyền thông ở các công ty hay tổ chức sự kiện,...

- Ngoài ra, đối với sinh viên sau khi hoàn thành khóa học với ngành Việt Nam học cũng có thể nắm bắt cơ hội để nâng cao sự nghiệp tri thức của mình lên một tầm cao hơn. Chẳng hạn như học cao học hay đi du học ở những quốc gia có ngành Việt Nam học.

4. Thông tin tuyển sinh và đào tạo

Ngành Việt Nam học thu hút và có sức hấp dẫn đặc biệt trong mắt các bạn trẻ đam mê khám phá, thích trải nghiệm, năng động và mong muốn phát huy những thế mạnh của bản thân trong những khía cạnh, ngành nghề không chỉ yêu cầu về trình độ chuyên môn, mà còn là sự vận dụng linh hoạt kiến thức xã hội cũng như kỹ năng mềm. Đặt Việt Nam học trong bối cảnh đề cao sự hội nhập, chúng càng phát huy được độ hấp dẫn và thu hút. Ở nội dung cuối cùng này, hãy cập nhật những thông tin tuyển sinh của chuyên ngành Việt Nam học nhé!

4.1. Trường nào đào tạo ngành Việt Nam học?

Trường nào đào tạo
Trường nào đào tạo 

- Khu vực miền Bắc: ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH KHXH và NV (ĐHQGHN); ĐH Thủ đô Hà Nội; ĐH Sao Đỏ; ĐH Hải Phòng; ĐH Sư phạm Hà Nội 2; ĐH Thăng Long; ĐH Thành Đô.

- Khu vực miền Trung: ĐH Sư phạm Đà Nẵng; ĐH Ngoại ngữ Huế; ĐH Quảng Nam; ĐH Duy Tân; ĐH Phan Châu Trinh; ĐH Quy Nhơn; ĐH Vinh.

- Khu vực miền Nam: ĐH Văn Hiến; ĐH Nguyễn Tất Thành; ĐH Hồng Bàng; ĐH An Giang; ĐH Đồng Tháp; ĐH Sư phạm TPHCM; ĐH Sài Gòn; ĐH Tôn Đức Thắng; ĐH Cần Thơ.

4.2. Xét tuyển khối thi nào?

Xét tuyển khối thi nào?
Xét tuyển khối thi nào?
  • Tổ hợp môn A00: Hóa - Toán - Lý
  • Tổ hợp môn A01: Anh - Lý - Toán
  • Tổ hợp môn C00: Văn - Địa - Sử
  • Tổ hợp môn C03: Toán - Sử - Văn
  • Tổ hợp môn C04: Văn - Địa - Toán
  • Tổ hợp môn C19: GDCD - Văn - Sử
  • Tổ hợp môn D01: Toán - Anh - Văn
  • Tổ hợp môn D02: Toán - Nga - Văn
  • Tổ hợp môn D03: Toán - Pháp - Văn
  • Tổ hợp môn D04: Toán - Trung - Văn
  • Tổ hợp môn D78: KHXH - Anh - Văn
  • Tổ hợp môn D05: Toán - Đức - Văn
  • Tổ hợp môn D06: Toán - Nhật - Văn
  • Tổ hợp môn D14: Sử - Anh - Văn
  • Tổ hợp môn D15: Địa - Anh - Văn

4.3. Tố chất phù hợp với ngành này

Tố chất phù hợp với ngành này
Tố chất phù hợp với ngành này
  • Có lòng đam mê nghiên cứu với chuyên ngành Việt Nam học
  • Có năng lực về một loại ngôn ngữ bất kỳ, đặc biệt là thông dụng
  • Tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng
  • Biết áp dụng phương pháp tự học
  • Đam mê tìm tòi và nghiên cứu với sách và tài liệu
  • Hiểu về Hán tự và Hán Nôm
  • Có khả năng viết lách
  • Nhạy cảm văn hóa và năng lực cảm thụ văn học cao
  • Tinh thần dân tộc và yêu nước

Bạn có nghĩ bạn phù hợp với ngành Việt Nam học hay không? Hãy để lại chia sẻ của bạn dưới phần bình luận nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: