1. Tổng quan những điều mà bạn cần biết về ngành xã hội học
Hầu hết với bất kỳ một ngành nghề nào bạn cũng cần phải tìm hiểu về chúng, xem ngành đó có những đặc điểm như thế nào và có phù hợp với bạn hay không. Với sự phát triển của mạng xã hội như hiện nay thì bạn không khó để tìm hiểu về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên bạn cũng có thể theo dõi trong bài viết ngay dưới đây, bởi chúng tôi sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về ngành này đó.
1.1. Bạn hiểu ngành xã hội học là gì?
Xã hội học, trong tiếng Anh nó còn được nhắc đến với cái tên Sociology, đây là một ngành nghiên cứu về các quy luật và tính ứng dụng chung, đó chính là đặc thù của sự phát triển xã hội.
Có thể nói, xã hội học vô cùng trừu tượng và khó hình dung, nó khiến cho chúng ta đôi khi cảm thấy có nhiều rào cản bởi các lý thuyết mang tính đặc trưng nào đó. Nếu như ở nước ta, bạn thấy các ngành kinh tế, ngành luật hay IT phát triển mạnh, nhưng chẳng mấy khi thấy nhắc đến ngành xã hội học thì điều đó cũng không quá bất ngờ. Bởi hiện nay ngành này ở nước ta cũng không quá phát triển, thế nhưng nó lại đang rất được ưa chuộng ở các nước phát triển. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, ngành xã hội học đã chứng minh được vai trò và tầm quan trọng của mình đối với xã hội, chính vì thế mà đây cũng là một ngành hot hiện nay.
Ngành xã hội học là một trong những ngành đào tạo ra các tân cử nhân xã hội học. Sau khi ra trường các bạn sẽ được đào tạo và trau dồi cho một khối lượng kiến thức vô cùng rộng rộng, có các kỹ năng về phân tích vấn đề xã hội, các hiện tượng trong xã hội và hành vi của con người. Các cử nhân xã hội học có khả năng xây dựng các biện pháp, các chính sách xã hội để nhằm đáp ứng nhu cầu của con người trong tương lai. Bằng những số liệu điều tra, khảo sát thực tế và bằng các phương pháp phân tích chuyên ngành mà các nhà xã hội học có thể đưa ra những dự đoán về biến đổi xã hội, hàng vi, nhu cầu của con người trong cuộc sống.
1.2. Ngành xã hội học sẽ nghiên cứu những đối tượng nào?
Có thể nói, ngành xã hội học là một ngành rộng, bao trùm nhiều vấn đề xung quanh nó, chính bởi thế mà đối tượng nghiên cứu ngành xã hội học cũng rất rộng, về đối tượng nghiên cứu của ngành này chính là những mối quan hệ trong xã hội, các hành vi, tương tác xã hội và nó được biểu hiện thông qua cuộc sống hàng ngày.
1.3. Vai trò của xã hội học trong xã hội hiện nay
Có thể nói hiện nay ngành xã hội học đang đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Những vai trò của ngành này mà chúng ta có thể nhìn thấy ngay được đó chính là:
- Ngành xã hội học giúp cho việc đánh giá các chính sách xã hội của nhà nước đưa ra có khả năng thực hiện hay không thực hiện được bằng những nghiên cứu nhu cầu của con người.
- Tiếp theo, ngành xã hội học sẽ giúp cho chính chúng ta nhận thấy và khai thác được bản thân mình thông qua quá trình nghiên cứu và học tập. bạn sẽ lý giải được những lý do tại sao xảy ra các hành vi đó. Ví dụ như là: Đối với việc xung đột trong gia đình giữa vợ và chồng, bạn sẽ biết được tại sao nó lại xảy ra vấn đề đó. hay là đối với việc cam chịu của người vợ khi thường xuyên bị bạo hành, chúng ta cũng có thể lý giải được những nguyên nhân sâu xa ẩn chứa bên trong điều đó.
- Đối với ngành xã hội học, thông qua những nghiên cứu của mình họ có thể dự đoán được tương lai, việc này giúp ích khá nhiều cho những nhà phát triển, hoạch định đô thị.
Không những thế, với ngành xã hội học, còn giúp cho chính chúng ta tìm ra được “cái bệnh” của xã hội trong sự phát triển và thay đổi này.
Đọc thêm: Học ngành Công tác xã hội ra làm gì? Thực trạng việc làm ra sao?
2. Ngành xã hội học được gọi tên trong top việc làm hấp dẫn
Hiện nay nếu như nói đến các việc làm hấp dẫn trong tương lai, chắc hẳn bạn cũng đang rất mong muốn ngành của mình có thể lọt được vào top ngành đó. Với ngành xã hội học mà các bạn đã và đang định theo đuổi, nó đang được gọi tên trong top công việc hấp dẫn đó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
2.1. Làm giảng viên
Làm giảng viên đại học với ngành xã hội học, một lựa chọn không thể hấp dẫn hơn được. Với những bạn đam mê với nghề giáo viên, muốn đứng trên bục giảng và truyền đạt lại những tri thức cho thế hệ sau, bạn có thể tìm việc làm giảng viên và trở thành một giảng viên trong các trường đại học. Với ngành xã hội học nhiều chuyên ngành khác nhau như: xã hội học gia đình, xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị,….bạn có thể giảng dạy bất kỳ một lĩnh vực, khía cạnh nào đó trong ngành này. Tuy nhiên để trở thành giảng viên sẽ có phần vất vả hơn nhiều đó nhé, sau khi bạn kết thúc 4 năm đại học và nhận bằng thì sẽ phải học lên cao học để lấy bằng thạc sĩ thì mới được phép giảng dạy trong các trường đại học.
Với nhu cầu tuyển dụng giảng viên xã hội học khá lớn trong các trường đại học hiện nay thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện được ước mơ của mình rồi đó nhé.
2.2. Làm chuyên viên nghiên cứu
Chuyên viên nghiên cứu trong viện xã hội học là một trong những lựa chọn vô cùng sáng xuất của bạn. Đây cũng là một trong những công việc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Bởi bạn sẽ được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, đúng chuyên môn của mình, có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm từ công việc này.
Tuy nhiên ở vị trí này bạn sẽ phải thường xuyên di chuyển với các dự án nghiên cứu mới trong thời gian dài ngắn khác nhau. Không chỉ làm việc trong viện xã hội học mà bạn còn có thể làm cho các doanh nghiệp đang có những dự án phát triển thị trường.
2.3. Làm trong nhóm kinh doanh quản lý
Bằng khối lượng kiến thức và kỹ năng phân tích của mình, bạn hoàn toàn có thể đảm nhận các vị trí trong lĩnh vực kinh doanh tại các doanh nghiệp hiện nay. Với khả năng phân tích về nhu cầu của người dùng thì nó hoàn toàn phù hợp với bạn đó. Tuy nhiên nếu như bạn đang muốn làm ở vị trí quản lý thì thật sự cần phải chuẩn bị và học thêm nhiều kinh nghiệm cùng với các kỹ năng nữa đó nhé.
2.4. Làm trong nhóm dịch vụ
Với các công việc trong nhóm ngành này lại đang rất phát triển đó nhé. Bởi khi học ngành xã hội học bạn cũng được học rất sâu về tâm lý học và công tác xã hội. Đây là một trong những kiến thức giúp bạn tham gia vào nhóm dịch vụ này rất tốt. Bạn có thể phân tích và nắm bắt được tâm lý con người thông qua cách nói chuyện, hành vi của họ, có thể giúp họ giải thoát được tâm trạng đó, giúp cho họ có những suy nghĩ tích cực hơn. Đối với công việc này, nếu như không được đào tạo bài bản về chuyên môn thì bạn sẽ rất khó để đảm nhận được, chính vì thế mà ngành xã hội của bạn lại khá phù hợp đó nhé.
Ngoài những công việc trên đây ra thì bạn còn có thể làm trong nhóm hành chính công, làm trong nhóm quan hệ công chúng,... Với nhu cầu tuyển dụng cũng rất lớn. Có thể nói, sinh viên ngành xã hội học cũng là một trong những đối tượng có thể đảm nhận rất nhiều công việc, vị trí khác nhau trong xã hội. Chỉ khi bạn tham gia vào ngành này thì mới có thể cảm nhận hết được những điều đặc biệt đó.
Ngành Kinh tế vận tải ra làm gì
3. Môi trường làm việc của ngành xã hội học đa dạng
Không những đem lại cho bạn list công việc hấp dẫn mà chính ngành này còn đem đến cho bạn về môi trường làm việc vô cùng năng động và hấp dẫn. Chỉ ngay sau khi bạn tốt nghiệp, các cử nhân ngành xã hội học có thể tham gia ngay vào các môi trường: nhà nước, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội,…các môi trường này đều vô cùng năng động và phong phú, nó sẽ giúp cho chính bạn phát huy được những khả năng của mình đó nhé.
4. Cơ hội việc làm ngành xã hội trong tương lai như thế nào?
Ngành xã hội học không chỉ thu hút các bạn sinh viên bởi môi trường làm việc, bởi list công việc hấp dẫn mà nó còn thu hút các bạn sinh viên bởi nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai. Nếu như điều bạn lo lắng bấy lâu nay chính là cơ hội việc làm trong tương lai, nhu cầu tuyển dụng của các nhà tuyển dụng có nhiều hay không thì với ngành xã hội học, hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó.
Khi xã hội càng phát triển mạnh, nhu cầu mở rộng thị trường của các doanh nghiệp tăng lên, các vấn đề xã hội cũng biết đổi mạnh. Chính vì thế mà xã hội sẽ cần đến các nhà xã hội học để đảm nhận các công việc nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân. Đây là những vị trí đòi hỏi trình độ và chuyên môn cao, thế nhưng thực tế lại cho thấy lực lượng lao động làm trong vị trí này chưa đủ trình độ và chuyên môn để thực hiện công việc. Bởi thế mà đây vẫn là một ngành thiếu nhân lực trong tương lai.
Nếu như bạn chịu khó tìm kiếm các thông tin tuyển dụng hay mong muốn làm việc trong nhà nước thì sẽ thấy rất nhiều các vị trí trong cơ quan nhà nước cần đến bằng cử nhân xã hội học. Cũng sẽ có rất nhiều các vị trí công việc, các dự án cần đến các bạn học trong ngành này. Như vậy có thể thấy, cơ hội để các bạn sinh viên tiếp xúc với nghề cũng nhiều hơn.
Cơ hội mở rộng hơn trong tương lai, cơ hội thăng tiến và mức lương của bạn cũng rất lớn đó, bạn hoàn toàn có thể tìm được những công việc có thu nhập tốt nếu như bạn chứng tỏ được khả năng, thực lực của bản thân.
5. Muốn theo đuổi ngành xã hội học, bạn cần phải làm gì
5.1. Tìm hiểu về các tổ hợp môn thi vào ngành
Điều đầu tiên để bạn có thể theo đuổi được ngành này chính là cần phải thi vào đỗ ngành xã hội học. Muốn thi đỗ được thì phải tìm hiểu về những tổ hợp môn thi vào ngành này. Với một ngành thiên về xã hội như này không chỉ các bạn học các môn xã hội có cơ hội đâu mà cả những bạn học khối tự nhiên cũng sẽ có điều kiện tốt để tham gia thi tuyển nữa. Ngành xã hội học khá đa dạng về các tổ hợp môn, bạn có thể chọn một trong những tổ hợp môn là thế mạnh của mình như sau:
- Tổ hợp môn A01 bao gồm các môn: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- Tổ hợp môn C00 bao gồm các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- Tổ hợp môn C01 bao gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Vật lí
- Tổ hợp môn C19 bao gồm các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
- Tổ hợp môn D01 bao gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- Tổ hợp môn D02 bao gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- Tổ hợp môn D03 bao gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- Tổ hợp môn D04 bao gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- Tổ hợp môn D79 bao gồm các môn: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
- Tổ hợp môn D80 bao gồm các môn: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
Bạn có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều hơn một để thi, tuy nhiên nếu như chọn nhiều tổ hợp môn cơ hội sẽ nhân lên gấp đôi, tuy nhiên việc học và ôn tập sẽ khó khăn hơn nhiều đó, chính vì thế mà bạn cần phải cân nhắc nhé.
5.2. Chọn trường đại học tham gia xét tuyển
Việc chọn trường đại học cũng khá quan trọng, tuy nhiên nhiều bạn lại đang quá coi trọng học các trường top đầu. Học trường nào không quan trọng bằng quá trình bạn học và cố gắng như thế nào. Nếu như bạn đang muốn theo đuổi ngành xã hội học thì có thể tham khảo các trường sau đây:
Trường ở khu vực miền Bắc:
- Trường đại học Công Đoàn
- Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (trường đại học quốc gia Hà Nội)
- Trường học viện báo chí và tuyên truyền
- Trường học viện nông nghiệp Việt Nam
Trường ở khu vực miền Trung:
- Trường đại học Hồng Đức
- Trường đại học khoa học – đại học Huế
- Trường đại học Đà Lạt
Trường ở khu vực miền Nam:
- Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (trường đại học quốc gia TP.HCM)
- Trường đại học Mở Tp.HCM
- Trường đại học Văn Hiến
- Trường đại học Tôn Đức Thắng
- Trường đại học Cần Thơ
- Trường đại học Bình Dương
Ngành xã hội học có mức điểm chuẩn là từ 14 điểm đến 22 điểm tùy thuộc vào từng tổ hợp môn và từng trường khác nhau. Với sự phân bố khá đồng đều của các trường có đào tạo ngành xã hội học thì có thể thấy đây chính là điều kiện thuận lợi giúp các bạn lựa chọn nơi học phù hợp với mình.
5.3. Có những tố chất phù hợp với ngành
Đối với một ngành xã hội học là một ngành rộng, chính vì thế mà bạn cần phải có những yếu tố, kỹ năng để phù hợp với ngành hơn như:
- Yêu thích sự tìm tòi về các vấn đề xã hội, bởi đối tượng nghiên cứu của ngành này chính các quan hệ xã hội, nếu như bạn yêu thích chúng thì mới có thể kiên nhẫn với những nghiên cứu, với những vấn đề xã hội đó.
- Chăm chỉ và chịu khó, có thể nói đây chính là một ngành với những kiến thức khô khan và trừu tượng, nếu như mà bạn không chịu khó tìm hiểu thêm ở nhà thì có thể bạn sẽ không thể hiểu được những định lý, những quy luật mà các nhà xã hội đi trước để lại đâu nhé.
- Giao tiếp tốt, có khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, đây là một ngành thiên về xã hội nhiều, chính vì thế mà bạn cần phải có khả năng giao tiếp tốt hơn để có thể đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề, các mối quan hệ tốt hơn. Bên cạnh đó thì khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn đó.
Như vậy, với những chia sẻ về ngành xã hội học trong bài viết trên đây, mong rằng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm và chọn ngành học phù hợp. Còn đối với những bạn sinh viên đang theo học ngành này cũng sẽ nhìn thấy những cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai của mình.
Tham gia bình luận ngay!