1. Tổng quan về đào tạo ngành xuất bản hiện nay
1.1. Ngành xuất bản học gì?
Ngành xuất bản hiện nay không phải chỉ riêng là học để phục vụ của công tác xuất bản sách, báo hay in ấn mà nó còn là tổng hợp của nhiều kiến thức đặc biệt trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Chính vì vậy, không khó hiểu khi ngành xuất bản được nhiều người theo đuổi và coi là sự nghiệp của mình. Việc đào tạo ngành này cũng được xem là một tất yếu với nhu cầu của ứng viên và thị trường ngày nay. Khi mà sách báo hay các ấn phẩm truyền thông đều trở thành “cơn khát” thông tin của công chúng thì rõ ràng, trách nhiệm của việc dạy học ngành này càng được nâng cao.
Trong quá trình theo học Xuất bản, sinh viên sẽ được dạy song song 2 khối kiến thức đó là kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành. Kiến thức đại cương dành cho sinh viên ngành xuất bản cũng tương tự như nhóm môn học chung của nhiều khoa và ngành thuộc khối lý luận và xã hội khác. Có thể kể đến như: luật đại cương, triết học Mác Lê-nin, Chính trị học, Đường lối Cách mạng của Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, … Bên cạnh đó còn có một số môn đặc thù khác như: văn hóa Việt Nam, lịch sử thế giới, Tâm lý học, … Những môn này mặc dù có thiên hướng về xã hội nhưng vẫn được coi là những môn học cơ bản nhất.
Tiếp đó, sinh viên sẽ được tập trung đào tạo chuyên môn ngành xuất bản theo 2 hình thức đó là lý thuyết trên lớp và thực hành. Đối với các môn lý thuyết, sinh viên xuất bản sẽ học các môn như:
- Lý thuyết truyền thông
- Cơ sở lý luận xuất bản
- Tiếng Việt thực hành
- Lịch sử xuất bản
- Bản quyền và thực thi bản quyền trong xuất bản
- Phong cách học văn bản
- Ngôn ngữ báo chí
- Biên tập bản thảo
- Biên tập ngôn ngữ văn bản
- Biên tập sách chuyên ngành
Với môn học thực hành, sinh viên sẽ được học thành thạo các kỹ năng như
- Trình bày minh họa sách
- Công nghệ in và sửa bài
- Dàn trang sách, báo
- Sử dụng máy in và các loại máy móc hiện đại phục vụ cho công tác xuất bản
1.2. Theo học ngành xuất bản ở đâu?
Để bắt đầu theo đuổi ngành này, các bạn cần xác định cho mình khối thi cũng như các trường đại học cao đẳng hiện đang tổ chức giảng dạy chính quy ngành xuất bản. Nhìn chung hiện nay, để nói về đào tạo chính quy thì không có quá nhiều lựa chọn về các khoa và trường đại học. Trên toàn quốc hiện nay chỉ có duy nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền là có riêng hẳn một ngành xuất bản và cấp bằng cử nhân Xuất bản sau khi tốt nghiệp. Đối với chuyên ngành này tại Học viện Báo chí, các bạn sẽ phải học trong 4 năm và thực hiện thi đầu vào bằng kết quả thi quốc gia. Các khối dự thi ngành Xuất bản bao gồm: Khối A16 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Ngữ Văn), C15 (Toán, Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội) và D17 (Toán, Địa Lý, Tiếng Nga).
Song có thể đáng mừng là hiện nay ở một số chuyên ngành liên quan khác cũng vẫn dạy kết hợp các môn học chung của ngành xuất bản, ví dụ như chuyên ngành xã hội học và chuyên ngành báo chí.
Đọc thêm: Việc làm In ấn xuất bản và cơ hội việc làm mới nhất
2. Vai trò của ngành xuất bản đối với cuộc sống
2.1. Phục vụ cho ngành báo chí và truyền thông
Xuất bản là một chuyên ngành có sự liên quan mật thiết đối với lĩnh vực báo chí và truyền thông. Đó cũng là lý do vì sao Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại tổ chức đào tạo ngành Xuất bản. Khi mà báo chí và truyền thông càng ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức tổ chức và phát hành khác nhau thì ắt ngành Xuất bản cũng phải “đồng hành” để trợ giúp. Trách nhiệm của ngành Xuất bản lúc này là sản xuất và phát hành các ấn phẩm truyền thông, sản phẩm video, audio hay infographic. Nhiều người cho rằng xuất bản chỉ tồn tại khi báo in còn sống, thế nhưng thực tế là báo in vẫn sống và khẳng định được giá trị của mình. Bên cạnh đó thì việc xuất bản sách cũng là xu hướng hiện nay với nhiều tác giả trẻ mới nổi.
2.2. Đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng
Ngoài báo chí và truyền thông, không thể phủ nhận ngành Xuất bản đang hỗ trợ rất tích cực cho lĩnh vực giáo dục hay giải trí, mà ở đây tôi muốn nói đến chính là việc xuất bản sách. Cho dù sự bùng nổ của internet và sách online có mạnh mẽ như thế nào thì vẫn khó mà có thể thay thế được sách. Xuất bản sách đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng kiến thức, thông tin để giáo dục phổ thông hay hướng dẫn, mở rộng nhiều kiến thức ở lĩnh vực khác. Việc tiếp nhận kiến thức thông qua sách như một nét văn hóa đẹp của nhân loại. Cùng với đó thì nhiều loại truyện tranh, truyện ngắn hay tiểu thuyết cần xuất bản cũng đang phục vụ cho nhu cầu giải trí của độc giả ở mọi lứa tuổi hiện nay. Đánh giá chung thì ngành Xuất bản chính là tất yếu đối với nhu cầu đọc và tiếp nhận thông tin của công chúng hiện nay.
Ngành Kỹ thuật nhiệt ra làm gì
2.3. Lưu trữ thông tin hành chính
Vai trò cuối cùng của ngành xuất bản đó chính là lưu trữ thông tin. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có hẳn một Bộ Thông tin và Truyền thông hay Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Bởi lẽ việc lưu trữ thông tin hiện nay vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức hay quốc gia nào. Mà muốn đảm bảo được điều này chúng ta cần phải có những người có chuyên môn về những ngành như Xuất bản. Bởi lẽ đây là những người có thể hiểu rõ nhất về biên tập, phân loại, sắp xếp các thông tin bài bản, quy củ nhất, thông qua kiến thức được dạy trên lớp, họ còn có thể biết cách lưu trữ thông tin, văn thư một cách bảo mật. Đặc biệt vai trò lưu trữ thông tin hành chính của ngành Xuất bản còn thể hiện khá rõ nét trong quá trình thu lưu và phát đi các văn bản hành chính của các quy mô tổ chức khác nhau bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và nhà nước.
3. Ngành xuất bản ra làm gì?
Như đã khẳng định từ ban đầu, cơ hội việc làm dành cho ứng viên ngành Xuất bản là không thiếu. Không những thế với vai trò càng ngày càng được nâng cao và chú trọng hiện nay thì những việc làm dành cho ứng viên ngành này còn vô cùng hấp dẫn. Cụ thể, các công việc này sẽ thuộc ở 3 khối: nội dung, sản xuất, và hành chính.
3.1. Khối việc làm nội dung
Với những kiến thức được dạy về tiếng Việt, biên tập, ngôn ngữ, soạn thảo, … ứng viên ngành Xuất bản hoàn toàn có khả năng để làm các công việc liên quan đến viết hay sáng tạo nội dung. Những công việc này được xem như là đỉnh cao của ngành Xuất bản khi mà bạn sẽ đóng vai trò đảm nhiệm nội dung chính trước khi xuất bản. Ở khối việc làm này, các bạn có thể đảm nhiệm các vị trí như:
- Biên tập viên: kiểm tra, check lỗi, sửa bài.
- Phóng viên báo chí: viết bài, đưa tin
- Content: viết nội dung phục vụ cho PR, Marketing hay nội dung của các chương trình, video, …
Các bạn có thể tìm kiếm các công việc kể trên ở các tòa soạn, đài truyền hình, kênh thông tin, công ty truyền thông hoặc vị trí content marketing ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Mức lương dành cho các vị trí này cũng được xếp vào hạng “khủng” nếu như kinh nghiệm và năng lực của bạn được chứng minh bằng chất lượng nội dung. Nó có thể dao động từ 7.000.000đ cho đến 20.000.000 triệu 1 tháng.
Xem thêm: Cơ hội việc làm Content Marketing với mức lương hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua.
3.2. Khối việc làm sản xuất và kinh doanh
Trong quá trình học tập ngoài kiến thức về biên tập thì những kỹ năng chuyên môn về xuất bản cũng được đào tạo khá chuyên sâu dành cho sinh viên. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, ứng viên ngành này có thể hoàn toàn tự tin để ứng tuyển vào các vị trí liên quan đến sản xuất hay kinh doanh các loại ấn phẩm. Chủ yếu sẽ là những công việc về thiết kế, in ấn và phát hành các loại sách, báo, … Cụ thể là:
- Thiết kế mỹ thuật: thực hiện các công việc về dàn trang, thiết kế, vẽ minh họa cho các trang sách, báo sao cho phù hợp với tiêu chuẩn xuất bản
- Quản lý xuất bản: Chịu trách nhiệm về kế hoạch xuất bản
- Nhân viên in ấn: Thực hiện việc in ấn bằng máy in
- Bộ phận phát hành: Phụ trách các công việc phân phối, bán hàng sách báo sau khi in
- Khai thác và giao dịch bản quyền: Tư vấn và thực hiện các công tác về giữ quyền tác giả và bản quyền của nhà xuất bản
Hầu hết những công việc này sẽ có ở các nhà xuất bản tư nhân hay nhà nước ở khắp mọi nơi. Hoặc bạn cũng có thể tìm đến ở các Cục hay Bộ về thông tin và lưu trữ thông tin. Tại đây những công việc này sẽ có triển vọng và đem lại cho bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Với những công việc về sản xuất và kinh doanh nhìn chung mức lương không quá cao, khởi điểm có thể từ 5.000.000đ.
3.3. Khối việc làm hành chính
Và cuối cùng, đó là khối việc làm hành chính dành cho các bạn đã có chuyên môn về ngành Xuất bản. Thậm chí với những công việc hành chính này thì tấm bằng cử nhân về Xuất bản của bạn còn được ưu tiên hơn do bản thân người tuyển dụng sẽ hiểu được tính chất cũng như đặc thù của những người theo học ngành này hoàn toàn phù hợp với công việc bàn giấy. Điển hình có thể kể đến 3 vị trí việc làm sau:
- Nhân viên đối ngoại: Phụ trách các công việc liên quan đến tìm kiếm, thương lượng và giao dịch với các đối tác là cơ quan truyền thông, nhà xuất bản, …
- Kế toán tài vụ sách báo: Đảm nhiệm các công việc về thống kê, xử lý đơn hàng, chi phí xuất bản cũng như đầu ra đầu vào của mỗi đợt xuất bản
- Thủ thư: Trông giữ các tài liệu, sách báo của một cơ quan, tổ chức
Bài viết trên đây là tổng hợp những kiến thức cần biết về ngành Xuất bản cũng như cơ hội việc làm sau tốt nghiệp dành cho những bạn đang và đã học ngành này. Hy vọng rằng các bạn đã “bỏ túi” được cho mình những định hướng việc làm ngành Xuất bản phù hợp nhất với mình
Tham gia bình luận ngay!