1. Nghiệp vụ thanh toán là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, có lẽ thuật ngữ “nghiệp vụ thanh toán” đã quá quen thuộc đối với tất cả chúng ta, thế nhưng để hiểu rõ bản chất, ý nghĩa của nó thì có mấy người?
Trong các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hoá được diễn ra thường ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với các vấn đề tồn tại xung quanh nó chẳng hạn sử dụng phương thức vận chuyển nào, chi phí bên nào trả hay là thanh toán qua hình thức nào,... chính vì thế mà các nghiệp vụ thanh toán ra đời nhằm giải quyết và xử lý tất cả mọi vấn đề liên quan.
Vậy có thể hiểu đơn giản, nghiệp vụ thanh toán chính là những hoạt động phát sinh tại các giao dịch mua bán, hàng hoá của các tổ chức kinh tế. Để đảm bảo an toàn cũng như chứng minh chúng được diễn ra một cách hợp pháp, các chủ thể cần phải kèm theo các chứng từ liên quan, điền vào đó các thông tin chính xác như hoá đơn mua bán hàng hóa hay hợp đồng mua bán hàng hóa,...
Nghiệp vụ thanh toán song hành cùng với các hoạt động xuất - nhập kho hay trao đổi, mua bán hàng hoá với các đơn vị kinh doanh khác cho nên nó là một trong những danh mục được quan tâm và chú trọng hàng đầu của doanh nghiệp.
Đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ thanh toán ổn định giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong các giao dịch sau này.
Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị thanh toán
2. Những đặc điểm của nghiệp vụ thanh toán
Tìm hiểu những đặc điểm thú vị của nghiệp vụ thanh toán với những thông tin hữu ích dưới đây:
- Nghiệp vụ thanh toán có liên quan tới nhiều đối tượng khác nhau:
Một giao dịch mua bán hay trao đổi hàng hoá được diễn ra đương nhiên cần xuất hiện ít nhất là 2 chủ thế khác nhau. Một bên đóng vai trò là nhà cung cấp, một bên đóng vai trò là người thu mua, thậm chí còn có nhiều bên khác tham gia để giao dịch này được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn.
- Nghiệp vụ thanh toán có diễn biến phức tạp, cần thiết phải theo dõi thường xuyên để hạn chế rủi ro:
Bạn thấy đấy, trong doanh nghiệp, một ngày có thể phát sinh ra rất nhiều hoạt động khác nhau, trong đó hàng hóa được luân chuyển liên tục, không ngừng nghỉ. Chính vì thế nghiệp vụ thanh toán là đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Việc kiểm soát, quản lý chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro xảy ra.
- Nghiệp vụ thanh toán tham gia vào tất cả các hoạt động liên quan tới hàng hoá:
Từ hoạt động mua nguyên vật liệu cho đến mua bán hoặc trao đổi hàng hoá,... nghiệp vụ thanh toán đều góp mặt như một thành phần quan trọng không thể thiếu.
3. Phân loại nghiệp vụ thanh toán
Để phân loại được nghiệp vụ thanh toán, người ta thường dựa vào các tiêu chí khác nhau, vậy nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này thì hãy cùng tôi khám phá những thông tin thú vị được trình bày bên dưới này nhé:
- Dựa vào đặc điểm của nghiệp vụ thanh toán, người ta chia nó thành 2 loại đó là thanh toán các khoản phải trả và thanh toán các khoản phải thu.
- Dựa vào mối quan hệ giữa nghiệp vụ thanh toán với doanh nghiệp, người ta phân chia thành 2 loại đó là thanh toán bên trong và thanh toán bên ngoài doanh nghiệp. Trong đó:
+) Thanh toán các khoản bên trong doanh nghiệp bao gồm: Thanh toán tiền lương, thanh toán tiền tạm ứng và thanh toán một số khoản chi phí phát sinh khác,...
+) Thanh toán các khoản bên ngoài doanh nghiệp gồm có: Thanh toán trả tiền hàng cho nhà cung cấp, thanh toán các khoản nợ từ ngân hàng,...
- Dựa vào thời gian: Nghiệp vụ thanh toán được chia thành 2 loại rõ rệt đó là thanh toán theo định kỳ và nghiệp vụ thanh toán thường xuyên.
- Dựa vào đối tượng thanh toán: Nghiệp vụ thanh toán được chia thành thanh toán với Nhà nước, thanh toán với người bán, thanh toán cho khách hàng và thanh toán các khoản tạm ứng,...
Trong nghiệp vụ thanh toán, không thể không kể đến các nghiệp vụ thanh toán phổ biến như là ký cược, thế chấp, ký quỹ hay là các khoản thanh toán khác mà doanh nghiệp phải chi trả. Tuỳ vào từng doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh riêng biệt, họ sẽ lựa chọn cho mình những nghiệp vụ thanh toán phù hợp nhất.
Xem thêm: Việc làm kế toán thanh toán
4. Khám phá những phương thức thanh toán phổ biến hiện nay
Hiện nay, xã hội đang thịnh hàng 2 hình thức thanh toán đó là dùng tiền mặt và không dùng tiền mặt. Với mỗi hình thức, chúng sẽ có nội dung như thế nào?
4.1. Phương thức thanh toán sử dụng tiền mặt
Hình thức sử dụng tiền mặt luôn khiến người ta yên tâm bởi các chủ thể có thể nhìn thấy, sờ thấy chúng một cách chính xác và thực tế nhất.
Tiền mặt mà tôi nói tới ở đây bao hàm ý nghĩa rất rộng, nó không chỉ là những tờ tiền mà bạn thường sử dụng hàng ngày mà còn là các giấy tờ có giá khác như trái phiếu, ngoại hối hay ngoại tệ,...
Trong quá trình giao dịch, các chủ thể sẽ tự thoả thuận và đưa ra phương thức thanh toán phù hợp, sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt cụ thể với giấy tờ có giá nào, quy đổi rõ giá trị của chúng thành tiền mặt theo giá thị trường ở thời điểm hiện tại.
Sử dụng tiền mặt đem lại sự chắc chắn thế nhưng nó chỉ thích hợp với những giao dịch vừa và nhỏ, còn lại những giao dịch có giá trị tiền hàng lớn thì đây không phải là hình thức tối ưu.
4.2. Phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt có vẻ đa dạng hơn, bao gồm chuyển khoản, thanh toán bằng thẻ tín dụng hay sử dụng séc,...
- Hình thức thanh toán chuyển khoản ngân hàng: Đây là hình thức vừa đảm bảo an toàn lại vừa đem lại sự tiện lợi cho người dùng. Theo đó, tiền sẽ được nộp vào ngân hàng với số tiền mà bạn mong muốn, sau đó có phát sinh giao dịch thanh toán với một chủ thể bất kỳ thì bạn chỉ việc thực hiện thao tác chuyển khoản là xong.
- Doanh nghiệp thanh toán bằng thẻ tín dụng: Là hình thức phổ biến thế nhưng nó lại không áp dụng cho những doanh nghiệp thường xuyên thanh toán tiền hàng giá trị lớn.
- …
Bên cạnh những nghiệp vụ thanh toán trên đây, còn có một số nghiệp vụ thanh toán phổ biến khác như là thanh toán bằng thư tín dụng, thanh toán bù trừ,...
5. Tìm hiểu mối quan hệ thanh toán giữa các tổ chức thanh toán
Liên quan tới các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp chính là vấn đề tài chính thu nhỏ mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Quản lý tốt các nghiệp vụ thanh toán phát sinh có nghĩa là doanh nghiệp đang quản lý tốt vấn đề tài chính của công ty mình.
Nghiệp vụ thanh toán có diễn biến phức tạp theo luân chuyển của hàng hoá, chính vì vậy cần phải có công tác quản lý chặt chẽ để đảm bảo tình hình tài chính luôn được ổn định.
Các quan hệ thanh toán đều được ghi chép vào sổ sách để theo dõi, tất cả sẽ làm căn cứ hữu hiệu phục vụ cho quá trình quản lý và ra kế hoạch sau này của ban lãnh đạo.
Nghiệp vụ thanh toán chính là công cụ giúp các nhà quản trị bám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó gia tăng hiệu suất quản lý.
Để tồn tại và phát triển lớn mạnh, không chỉ chăm chú vào hoạt động sản xuất và tìm kiếm khách hàng, doanh nghiệp còn phải sát sao trong quản lý nghiệp vụ thanh toán. Quản lý không tốt có thể sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển, ảnh hưởng tới doanh thu.
Tham gia bình luận ngay!