Người cao tuổi là gì? Những điều cần biết về người cao tuổi

Icon Author Nguyễn Thu Huyền

Ngày đăng: 2021-11-19 15:07:53

Người cao tuổi - một cụm từ chúng ta dùng thường xuyên. Vậy, bạn đã hiểu người cao tuổi là gì? Nếu chưa thì hãy theo chân của topcvai.com đi tìm hiểu xem thế nào là người cao tuổi và một vài điều cần biết về người cao tuổi nhé!

1. Tổng quan người cao tuổi là gì?

Có rất  nhiều các giải thích khác nhau cho khái niệm người cao tuổi. Cùng chúng tôi khám phá xem tại Việt Nam khái niệm người cao tuổi được giải thích như thế nào nhé!

1.1. Giải thích người cao tuổi là gì?

Cụm từ người cao tuổi có lẽ xuất hiện nhiều và quá quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Dù bạn không thể trình bày một cách học thuật người cao tuổi là gì, nhưng khi nhắc đến người cao tuổi thì chắc chắn ai ai cũng có thể miêu tả được đặc điểm chính xác của một người cao tuổi.

Có nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm người cao tuổi. Theo Wikipedia, người cao tuổi được định nghĩa là những có độ tuổi lớn, thường là từ 60 tuổi trở lên. Vậy, người cao tuổi chính là những người thuộc thế hệ trước đã sinh thành, nuôi nấng và chăm sóc chúng ta nên người.

Có nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm người cao tuổi
Có nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm người cao tuổi

Ở Việt Nam những người có độ tuổi từ 60 trở lên được xếp vào nhóm người cao tuổi. Tuy nhiên, ở một số nước khác, những người có độ tuổi từ 60 trở lên và có những đóng góp, cống hiến nhất định cho xã hội thì mới được coi là người cao tuổi. Để duy trì quyền lợi cho những người cao tuổi đồng thời giúp họ bớt cô đơn và lạc lõng khi con cháu họ quá bận rộn với cuộc sống mưu sinh thì hội người cao tuổi được thành lập. Cùng theo dõi phần tiếp theo trong khuôn khổ bài viết này để tìm hiểu hội người cao tuổi là gì.

1.2. Hội người cao tuổi là gì?

Hội người cao tuổi là tập hợp tất cả những người có độ tuổi từ 60 trở lên. Hội người cao tuổi  là hội được thành lập một cách chính thức và có sự bảo hộ của nhà nước. Trong hội người cao tuổi, những người lớn tuổi có thể tự do trao đổi các vấn đề mà họ đang quan tâm.

Hội người cao tuổi được lập ra mang ý nghĩa nhân văn rất lớn. Hội được thành lập không chỉ là nơi trao đổi và chia sẻ của những người lớn tuổi mà hội này còn đại diện cho những ý chí, nguyện vọng của người cao tuổi. Đồng thời, hội người cao tuổi còn mang sứ mệnh bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tất cả những người lớn tuổi trong xã hội Việt Nam.

Hội người cao tuổi là tập hợp tất cả những người có độ tuổi từ 60 trở lên
Hội người cao tuổi là tập hợp tất cả những người có độ tuổi từ 60 trở lên

Hoạt động của hội người cao tuổi được duy trì nhờ vào sự ủng hộ và trách nhiệm của mỗi gia đình và cá nhân. Tạo điều kiện cho tổ chức này phát huy được hết vai trò của mình đồng thời còn là ngày càng nâng cao vai trò và vị trí của hội người cao tuổi.

1.3. Vai trò quan trọng của người cao tuổi hiện nay

Dù không còn nằm trong nhóm độ tuổi lao động ở Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng và những đóng góp to lớn của người cao tuổi trong việc phát triển xã hội Việt Nam.

1.3.1. Làm tấm gương cho đời sau

Vai trò đầu tiên của người cao tuổi là làm tấm gương cho đời sau và răn dạy con cháu. Những người cao tuổi có thể không còn đủ sự nhanh nhạy nhưng họ là những người từng trải, có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau. Do đó, những lời răn đe của họ đều là những điều quý giá con cháu phải nghe theo.

Làm tấm gương cho đời sau
Làm tấm gương cho đời sau

Việt Nam ta, từ xưa đến nay có biết bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng, có biết bao nhiêu tấm gương người cao tuổi để con cháu noi theo. Những tấm gương này là bằng chứng sắt đá về lối sống lành mạnh và sự tu dưỡng đạo đức cho con cháu noi theo.

1.3.2. Người cao tuổi là chỗ dựa tinh thần cho con cháu

Còn ông, còn bà, còn cha, còn mẹ luôn là một niềm hạnh phúc lớn lao đối với con cháu. Sau mỗi ngày đi làm, đi học về vất vả, được sà vào lòng ông, lòng bà thủ thỉ kể những câu chuyện cuộc sống đời thường là mơ ước của biết bao nhiêu người.

Người cao tuổi, những người có nhiều kinh nghiệm và từng trải trong cuộc sống cho chúng ta biết bao lời khuyên sáng suốt, đưa chúng ta về đúng đường hướng để chúng ta có sự phát triển tốt nhất. Có thể khẳng định chắc nịch rằng, người cao tuổi là những trụ cột tinh thần vững chắc cho chúng ta dựa vào.

1.3.3. Giữ gìn và truyền đạt lại những giá trị truyền thống

 Giữ gìn và truyền đạt lại những giá trị truyền thống
 Giữ gìn và truyền đạt lại những giá trị truyền thống

Có thể những  người lớn tuổi không còn sự nhanh nhạy với công nghệ, không còn kịp thay đổi để thích nghi với sự hội nhập cùng thế giới. Nhưng họ chính là những người, những bằng chứng sống phản ánh rõ ràng nhất văn hóa đất nước ta từ xưa đến nay. Và nhắc nhở chúng ta rằng, người Việt Nam cần hòa nhập chứ tuyệt đối không được hòa tan, phải giữ gìn và đưa những giá trị truyền thống tốt đẹp của đất nước vươn tầm thế giới.

Người cao tuổi là thế hệ tiếp tục những bước chân còn dang dở của thế hệ trước đồng thời họ cũng là những người truyền đạt lại cho chúng ta những truyền thống ấy để chúng ta tiếp tục xây dựng, nâng niu và giữ gìn sao cho những giá trị này mãi mãi không bị mai một.

2. Người cao tuổi được hưởng quyền lợi và có nghĩa vụ gì?

Người cao tuổi cũng có những quyền lợi được hưởng song song với đó họ cũng cần thực hiện những trách nhiệm nhất định với xã hội.

2.1. Quyền lợi của người cao tuổi

Về quyền lợi của người cao tuổi, nhà nước ta cũng ban hành những chính sách riêng trong việc bảo vệ và ưu tiên cho người cao tuổi:

- Thứ nhất, người cao tuổi cần được đảm bảo các quyền cơ bản như quyền được sống, quyền được học tập, vui chơi, quyền được bảo vệ,…

- Đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người cao tuổi, đảm bảo nhu cầu an toàn, ăn, uống, ở và tạo điều kiện đi lại thuận lợi nhất dành cho họ.

Quyền lợi của người cao tuổi
Quyền lợi của người cao tuổi

- Đảm bảo người cao tuổi được tự mình đưa ra các quyết định về việc sống độc lập hay sống chung với con, cháu theo ý nguyện. Đảm bảo họ không bị ép buộc.

- Đảm bảo mong muốn được cống hiến cho xã hội của người cao tuổi. Người cao tuổi được phép tìm và làm những công việc phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của họ.

- Người cao tuổi cho quyền lợi được quan tâm và thăm khám sức khỏe thường xuyên. Đồng thời, họ cũng được giảm trừ các khoản đóng góp xã hội.

Trên đây là một số quyền lợi mà người cao tuổi được hưởng. Cùng theo dõi nội dung tiếp theo để hiểu rõ hơn về nghĩa vụ mà người cao tuổi cần thực hiện với bản thân, con cháu và xã hội là gì thông qua nội dung tiếp theo trong khuôn khổ bài viết này nhé!

2.2. Nghĩa vụ của người cao tuổi

Bên cạnh những quyền lợi nêu trên thì người cao tuổi cũng cần thực hiện một số nghĩa vụ nhất định. Có thể kể đến như:

- Bảo vệ và truyền đạt lại những giá trị truyền thống, đạo đức cho thế hệ con cháu

- Giữ gìn lối sống lành mạnh và noi theo các tấm gương đạo đức.

Nghĩa vụ của người cao tuổi
Nghĩa vụ của người cao tuổi

- Làm gương cho con cháu, chấp hành luật lệ và đường lối của Đảng và nhà nước ta.

- Thực hiện nghĩa vụ răn dạy con cháu và làm chỗ dựa vững chắc cho con cháu của mình.

Bên cạnh những nghĩa vụ trên, người cao tuổi còn cần thực hiện nghiêm chỉnh theo các quy định khác của pháp luật và nhà nước ta. Tránh truyền bá những tư tưởng không đẹp.

Qua những nội dung mà chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu rõ khái niệm người cao tuổi là gì? Đồng thời, hiểu rõ tầm quan trọng của người cao tuổi trong xã hội. Hy vọng rằng sau bài viết này, quý độc giả sẽ yêu thương ông bà và giúp đỡ những người cao tuổi trong xã hội nhiều hơn. Người cao tuổi là những người đáng trân trọng và cần sự quan tâm của tất cả mọi người trong xã hội.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: