1. Nguyên tắc kế toán là gì?
Nguyên tắc kế toán chính là tuyên bố chung về những chuẩn mực, quy định; dùng để hướng dẫn cho các nhân viên làm việc tại vị trí kế toán trong quá trình họ làm việc. Nguyên tắc này phải có sự nhất quán, xuyên suốt, để quá trình thực hiện các báo cáo tài chính đảm bảo tính minh bạch và chính xác.
Một số nguyên tắc kế toán chính mà các kế toán viên phải nắm được như: nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc trọng yếu,…
Xem thêm: Kế toán là gì? Những loại hình kế toán và yêu cầu của kế toán
2. Các nguyên tắc kế toán bạn cần biết
2.1. Nguyên tắc thận trọng
Nguyên tắc thận trọng yêu cầu các kế toán viên luôn phải xem xét, phán đoán và cân nhắc trong trường hợp phải lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắn. Thận trọng trong quá trình xem xét giá trị của vốn chủ sở hữu tăng hay giảm; nó cần có điều kiện như thế nào đi kèm để đưa ra các kết luận đó; không được lập các khoản dự phòng quá lớn hay giá trị thực tế của tài sản hoặc thu nhập phải được dự báo một cách chính xác nhất; không nên đánh giá quá cao, tuy nhiên không được thấp hơn so với chi phí.
Theo yêu cầu của nguyên tắc thận trọng, kế toán chỉ được ghi nhận doanh thu và lợi nhuận khi có được những bằng chứng chắc chắn về khả năng xảy ra; hay như chi phí cũng phải có giấy tờ đảm bảo, đánh giá được khả năng phát sinh.
Nguyên tắc thận trọng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng tiền, nguồn vốn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định chính xác các khoản chi phí phát sinh và doanh thu hiện có.
Ví dụ về nguyên tắc thận trọng: doanh nghiệp sản xuất và bán máy lạnh, điều hòa, tivi; với thời hạn bảo hành thông thường là 2 năm. Thời điểm doanh nghiệp bán sản phẩm cho khách hàng thì chưa phát sinh chi phí về bảo hành; tuy nhiên theo nguyên tắc thận trọng, kế toán viên phải kê khai chi phí bảo hành Nợ 335/ Có 641.
Xem thêm: Bs là gì trong kế toán? Tìm hiểu về thuật ngữ bs trong kế toán
2.2. Nguyên tắc khách quan
Khi lập các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính doanh nghiệp; kế toán viên cần dựa trên các số liệu thực tế có tính xác thực cao; đảm bảo cho quá trình thành lập báo cáo được diễn ra một cách khách quan, minh bạch; đánh giá chính xác về giá trị hiện tại cũng như kết quả kinh doanh của công ty; giúp công ty nhìn nhận chính xác vấn đề và đưa ra biện pháp khắc phục một cách hợp lý.
2.3. Nguyên tắc phù hợp
Khi có một nghiệp vụ làm phát sinh chi phí hay gia tăng doanh thu, cần được ghi nhận một cách đầy đủ và chính xác đối với hai danh mục này. Doanh thu và chi phí là 2 yếu tố liên quan mật thiết với nhau, khi một khoản doanh thu gia tăng, đi kèm với nó là chi phí cũng gia tăng. Chi phí này có thể phát sinh từ kỳ trước, kỳ này hay các khoản chi phí phải trả trong quá trình doanh thu được tạo ra.
Ví dụ: Một doanh nghiệp đã xuất kho công cụ dụng cụ để sử dụng cho 2 kỳ (200.000.000 mẫu gang tay) có giá trị 50.000.000 đồng. Trong trường hợp này, giá trị gang tay được ghi nhận vào chi phí sản xuất kỳ 1 là 25.000.000 đồng; phần còn lại được ghi nhận vào kỳ tiếp theo.
Chúng ta sẽ định khoản nghiệp vụ kế toán này như sau:
Khi hàng hóa được xuất kho, kế toán cần định khoản lại như sau: Nợ tk 242: 50.000.000; Có tk 153: 50.000.000
Cuối tháng, kế toán hạch toán chi phí phân bổ công cụ dụng cụ là: Nợ tk 627/641/642: 25.000.000; Có tk 242: 25.000.000
Hay một ví dụ đơn giản khác như: khách thuê nhà phải trả tiền 3 tháng 1 lần (T1+T2+T3) là 3.000.000 đồng; bạn nhận ngay trong tháng 1. Tuy nhiên, theo nguyên tắc phù hợp, bạn phải ghi nhận doanh thu theo từng tháng. Vì vậy, doanh thu ghi nhận trong tháng 1 là 1.000.000; phần còn lại được ghi nhận vào danh mục tk 3387 và được phân bổ đều cho 2 tháng tiếp theo.
Xem thêm: Nghiệp vụ kế toán là gì? Một số yêu cầu để làm nghiệp vụ kế toán
2.4. Nguyên tắc trọng yếu
Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét dựa trên nhiều phương diện khác nhau; trong đó có hai yếu tố về định lượng và định tính. Kế toán viên cần thu thập, tìm hiểu, xem xét và đánh giá chính xác tính trọng yếu của thông tin, bởi nếu thông tin được báo cáo một cách không chính xác hay không đầy đủ sẽ khiến cho các kết quả báo cáo sai lệch; ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
Không phải thông tin nào cũng có tính chất trọng yếu, một số thông tin không có tính quan trọng hay có ít tác dụng đến quyết định của người dùng thì có thể không xét đến. Nguyên tắc trọng yếu được sử dụng trong báo cáo tài chính giúp chỉ rằng, không phụ thuộc vào quy mô,một số danh mục có cùng nội dung, tính chất có thể được xét vào cùng một danh mục.
Tuy nhiên, có những danh mục nhỏ nhưng mức độ quan trọng và sức ảnh hưởng lớn, có tính trọng yếu cần phải được trình bày một cách tách biệt, rõ ràng trong các báo cáo tài chính.
Xem thêm: Phân biệt tài chính và kế toán khác nhau như thế nào
2.5. Nguyên tắc nhất quán
Theo nguyên tắc nhất quán, các công ty doanh nghiệp hoạt động phải dựa trên một chính sách, phương pháp kế toán nhất quán, được sử dụng xuyên suốt trong các kỳ kinh doanh. Khi doanh nghiệp muốn thay đổi phương pháp kế toán, cần trình bày lên cơ quan thuế về lý do và sự ảnh hưởng của phương pháp mới đối với các bản báo cáo tài chính.
Thông thường, doanh nghiệp chỉ thay đổi phương pháp kế toán do thay đổi các vấn đề về chủ sở hữu như sáp nhập, nhượng quyền hay chuyển đổi hình thức kinh doanh; các phương pháp mới chỉ được áp dụng trong kỳ kế toán tiếp theo.
Nguyên tắc nhất quán mang đến sự đảm bảo và nhất quán về thông tin; giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh số liệu giữa các kỳ kinh doanh với nhau; kết quả thực hiện kinh doanh so với dự tính đặt ra.
2.6. Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ phải được định khoản vào sổ kế toán ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch; không căn cứ vào các yếu tố như thời gian thực tế thu hồi vốn; thời gian thực tế chi tiền. Các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kỳ có thể liên quan đến tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả, doanh thu, vốn chủ sở hữu, chi phí,…
Mọi nghiệp vụ đều được ghi chép ngay tại thời điểm phát sinh, giúp cho kế toán viên thống kê được chính xác số liệu doanh thu và chi phí; đưa ra các cơ sở chắc chắn về số liệu; đảm bảo tính chính xác cho các báo cáo tài chính. Nguyên tắc cơ sở dồn tích giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai.
Có thể bạn chưa biết những hình thức ghi sổ kế toán cần nằm lòng khi đi làm
2.7. Nguyên tắc hoạt động liên tục
Nguyên tắc hoạt động liên tục yêu cầu các báo cáo tài chính doanh nghiệp phải được lập dựa trên sự giả định với những bằng chứng đi kèm về việc doanh nghiệp vẫn đang hoạt động tốt và sẽ hoạt động tốt trong tương lai không xa; không có kế hoạch về việc giải tán hay phá sản.
Nếu do ảnh hưởng của nền kinh tế hay các tình huống phát sinh làm thực tế khác với những gì được giả định; thì báo cáo tài chính doanh nghiệp cần phải lập dựa trên một cơ sở xác đáng khác; đồng thời kế toán viên bị ràng buộc trong việc lập các khoản dự phòng.
Yêu cầu về khoản dự phòng được đề cập trong nguyên tắc thận trọng; không được quá cao so với giá trị tài sản và thu nhập, đồng thời không được thấp hơn so với chi phí và các khoản phải trả. Doanh thu và chi phí chỉ được phép ghi nhận khi có các chứng từ hay bằng chứng chắc chắn về khả năng sinh lời trong tương lai.
2.8. Nguyên tắc giá gốc
Theo nguyên tắc giá gốc, giá trị của sản phẩm hàng hóa phải được định khoản theo đúng giá trị mà doanh nghiệp mua về, bằng tiền hoặc các giá trị tương đương tiền; giá gốc không được thay đổi hoặc tính thêm các giá trị khác đi kèm, trừ khi có quy định khác trong kế toán.
Ví dụ: Ngày 2/10/2024, Công ty TNHH DDo mua một chiếc ô tô của hãng Ford để phục vụ hoạt động kinh doanh. Chiếc xe có trị giá là 1 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế GTGT); thuế GTGT là 1%. Chi phí lắp đặt, chạy thử, đã bao gồm thuế GTGT là 100 triệu đồng. Doanh nghiệp DDo sẽ ghi nhận giá gốc của ô tô theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT là 1.100 triệu đồng.
Đến ngày 2/12/2024, nhu cầu tăng xe đột biến, giá trị của chiếc xe tăng lên 50 triệu đồng so với thời điểm công ty mua. Tuy nhiên, theo nguyên tắc giá gốc; giá của chiếc xe vẫn được ghi nhận là 1.100 triệu đồng; không phụ thuộc vào sự thay đổi, biến động của thị trường.
Trên đây là bài chia sẻ về nguyên tắc kế toán là gì? Một số nguyên tắc phải có trong kế toán? mà tôi muốn gửi đến bạn; chúc bạn luôn luôn vui vẻ, hạnh phúc mỗi ngày. Hãy cố gắng nỗ lực, hoàn thành tốt công việc mà bản thân đang theo đuổi; mọi sự cố gắng của bạn, ông trời đều thấy, người sẽ không phụ lại sự cố gắng của bạn đâu! Cố lên nhé!
Tham gia bình luận ngay!