1. Tại sao cần phải nắm rõ những nguyên tắc thiết kế?
Tại sao lại phải nắm chắc những nguyên tắc thiết kế? Tại sao? Tại sao?... hàng ngàn câu hỏi tại sao trong ngành thiết kế mà rất rất nhiều bạn đang muốn tìm câu trả lời thích đáng.
Chúng ta có thể thấy rằng khi sáng tạo ra một tác phẩm hay một ý tưởng nào đó thì phần lớn chúng ta dựa vào nguồn cảm hứng hoặc là cảm xúc từ sâu bên trong.
Còn đối với khía cạnh thiết kế ra một sản phẩm thì gần như là chúng ta đang đi giải một bài toán cần có mọi thứ rõ ràng từ đề bài cho tới lời giải, tất cả mọi thứ có liên quan tới thiết kế đều cần phải rõ ràng và có mục đích.
Những nguyên tắc thiết kế là những quy tắc được đặt ra buộc người Designer đều phải tuân thủ để có thể tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh. Khi chúng ta tuân thủ nguyên tắc trong thiết kế thì cũng là cách để giúp cho mọi thứ được ổn định, đi đúng quỹ đạo và tạo ra sự cân bằng.
Nếu như không tuân theo nguyên tắc thì ý nghĩa của bản thiết kế sẽ rất yếu, đồng thời không mang lại giá trị cũng như là tính hiệu quả của sản phẩm.
Xem thêm: Việc làm thiết kế mỹ thuật
2. Những nguyên tắc thiết kế chung chi tiết
Nắm chắc những nguyên tắc thiết kế dưới đây để có thể thực hiện quá trình thiết kế một cách hoàn hảo nhất có thể.
2.1. Nguyên tắc “nhấn mạnh” trong thiết kế
Khi bắt tay vào thiết kế, bạn cần phải đặt ra câu hỏi rằng, liệu khách hàng của bạn sẽ quan tâm tới vấn đề gì từ bản thiết kế này? Bạn muốn họ hướng tới vấn đề gì trong thiết kế của bạn?
Do đó để tiến hành thiết kế, bạn cần phải xác định rõ ràng một hệ thống phân cấp về thông tin một cách rõ ràng. Nguyên tắc quan trọng đầu tiên trong thiết kế đó là nhấn mạnh thông tin/thông điệp mà bạn muốn truyền tải trong bản thiết kế.
2.2. Nguyên tắc “cân bằng, liên kết” trong thiết kế
Bạn hãy xác định ngay rằng, tất cả các yếu tố được thể hiện trên bản thiết kế của bạn đều có giá trị, có trọng lượng. Điều này có thể tới từ màu sắc hay kích thước hoặc là nhiều yếu tố khác.
Bản thiết kế cần có sự đối xứng về những yếu tố bên trong, tạo ra được sự cân bằng thông qua những yếu tố có trọng lượng bằng nhau được dàn trải có khoa học trên bản thiết kế.
Hoặc nếu như bạn có bố cục thiết kế không đồng đều, nhưng bạn vẫn có thể dùng những yếu tố mà có trọng lượng đối nghịch nhau để có thể đảm bảo được sự cân bằng cho bản thiết kế của bạn.
Đối với những bản thiết kế không đối xứng nhưng vẫn đảm bảo độ cân bằng bên trong nội dung đó là sự táo bạo, tạo được sự chú ý mạnh mẽ hơn cho tác phẩm của bạn.
Xem thêm: Truyền thông thương hiệu
2.3. Nguyên tắc “tương phản” trong thiết kế
Một bản thiết kế có sự nổi bật chính là bản thiết kế có độ tương phản cao. Khi mà bạn có ý tưởng tạo ra sự khác biệt trong thiết kế của mình thì sẽ cần phải tạo ra những thứ đối nghịch nhau trong bản thiết kế của bạn.
Tương phản trong thiết kế sẽ tạo ra được sự khác biệt từ bản thiết kế của bạn, bạn có thể làm nổi bật các bản thiết kế của mình bằng nhiều cách. Chẳng hạn như: làm giảm độ sáng của màu nền để các yếu tố chính trong bản thiết kế có thể dễ dàng tỏa sáng, tạo ra được sự khác biệt.
Tương tự đối với những yếu tố khác cũng vậy, hoặc bạn cũng có thể lựa chọn kết hợp giữa các màu sắc với nhau để có thể làm nổi bật yếu tố chính trong bản thiết kế lên nhờ vào tính khoa học trong bản thiết kế.
2.4. Nguyên tắc lặp lại trong thiết kế
Trong quá trình thiết kế, có những chi tiết mà bạn cần phải lặp lại, điều này hoàn toàn bình thường, không sao cả, ngược lại cũng chính là một ưu điểm tuyệt vời để mang đến sự độc đáo cho bản thiết kế của bạn.
Sự lặp lại này có sự quan trọng đối với tác phẩm trong ngành in ấn hoặc là thiết kế đối với các bao bì. Một vài chi tiết trong thiết kế có thể sẽ được lặp lại trong nhiều thứ khác nhau với nhiều ý nghĩa khác nhau.
2.5. Nguyên tắc “tỷ lệ” trong thiết kế
Tỷ lệ của bản thiết kế chính là kích thước của hình ảnh, có sự kết hợp với phần trọng lượng đối với các yếu tố trong một bản thiết kế. Tỷ lệ ở đây không đơn giản chỉ là tổng thể mà còn nằm ở từng phần rất nhỏ trong bản thiết kế.
Tỷ lệ của bản thiết kế sẽ được đảm bảo khi mà tất cả những kích thước trong bản thiết kế có sự phù hợp cũng như là được đặt vào những vị trí đã được tính toán một cách cẩn thận.
Ngoải các nguyên tắc trên đây thì còn có những nguyên tắc khác như: nguyên tắc chuyển động, nguyên tắc không gian âm trong thiết kế.
Với mỗi nguyên tắc, bạn cần phải biết cách kết hợp chúng thật khoa học, vận dụng một cách chuyên nghiệp và có kế hoạch.
3. Hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc thiết kế
Đối với mỗi thiết kế thì không bắt buộc các nhà thiết kế cần phải thực hiện, áp dụng toàn bộ các nguyên tắc này. Tùy vào từng nguyên tắc, tính chất, sự phù hợp của từng nguyên tắc mà bạn có thể áp dụng nguyên tắc phù hợp.
Khi áp dụng nguyên tắc thiết kế vào bản thiết kế của mình, bạn hãy đảm bảo truyền đạt được những thông tin quan trọng trong bản thiết kế. Những yếu tố cơ bản của một bản thiết kế thì nên được coi là những phần chuyển động, chúng sẽ được kết hợp với nhau để có thể tạo ra được sản phẩm có hồn, có giá trị.
Áp dụng các nguyên tắc trong thiết kế một cách có hiểu biết, phân loại từng bản thiết kế và mục đích của bản thiết kế đó, sau đó sẽ chọn nguyên tắc thiết kế phù hợp để tạo được tính hiệu quả của bản thiết kế.
4. Những yếu tố trong bản thiết kế
Những yếu tố và những nguyên tắc của bản thiết kế được ví như là những viên gạch. Nếu như những yếu tố của bản thiết kế là những thứ để giúp bạn cấu thành nên bản thiết kế thì những nguyên tắc sẽ là điều mà người thiết kế thực hiện dựa vào những yếu tố đó.
Có thể thấy giữa nguyên tắc thiết kế vào yếu tố thiết kế có sự liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau… Cách mà nhà thiết kế vận dụng các yếu tố, các nguyên tắc trong bản thiết kế của mình chính là cách để tạo nên sự thành công cho bản thiết kế đó.
Dưới đây là những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi bản thiết kế: Đường nét, hình dạng, kích cỡ, điều hướng, bề mặt của chất liệu, màu sắc,...
Như vậy, những nguyên tắc thiết kế quả thực rất quan trọng, bạn sẽ chỉ thành công khi bạn tuân theo những nguyên tắc thiết kế.
Tham gia bình luận ngay!