1. Nghề nhà báo là gì?
Nghề nhà báo là nghề rất thú vị, hãy cùng tìm hiểu nhà báo là gì và một số định nghĩa liên quan.
1.1. Nhà báo nghĩa là gì?
Nhà báo là một ngành nghề hot trong xã hội hiện nay, thế giới càng hiện đại và phát triển thì nghề nhà báo lại càng được chú trọng. Nhà báo là những người có tri thức, am tường nhiều lĩnh vực, có cái nhìn sâu sắc phản ánh thực trạng của xã hội xung quanh, được đào tạo bài bản về chuyên môn và nghiệp vụ.
1.2. Định nghĩa của phóng viên nhà báo?
Là người chuyên trực tiếp đi lấy tin tức dưới dạng văn bản, video hoặc băng ghi âm. Công việc chính của họ là viết bài, đăng tin tức. Riêng với các tin tức truyền hình, đôi khi phóng viên phải kết hợp với biên tập viên và người quay phim để tạo nên một nhóm làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất cho khán giả, thính giả nghe đài.
Điểm khác nhau giữa nhà báo và phóng viên chính là tấm thẻ nhà báo. Một phóng viên nếu muốn trở thành nhà báo chính thức, muốn được cấp thẻ nhà báo thì phải hội tụ đầy đủ các điều kiện sau đây: là công dân Việt Nam và thường trú tại đây; có bằng cấp từ trình độ Đại học trở lên; có ít nhất là 02 năm kinh nghiệm làm tại một cơ quan báo chí tính đến thời điểm xét duyệt cấp thẻ.
Xem thêm: Để trở thành phóng viên thì bạn nên tìm hiểu phóng viên là gì và tất cả những thông tin liên quan, click để xem ngay!
2. Nhiệm vụ cụ thể của nhà báo là gì?
Bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi là công việc cụ thể của một nhà báo là như thế nào chưa? Nếu rồi thì đây là câu trả lời dành cho bạn. Công việc của họ là tìm kiếm thông tin một cách chuyên nghiệp, rà soát cân nhắc về tính xác thực của thông tin, đánh giá thông tin và sau đó đưa tin tới công chúng. Nhà báo sẽ đi lấy tin tức hàng ngày, hàng giờ để “sản xuất” ra những tin mới nhất cho những người nghe đài, xem truyền hình. Nghề báo từ xưa đến nay luôn là một nghề nhạy cảm bởi phải tiếp xúc với nhiều khía cạnh cả tốt cả xấu của đời sống, phản ánh những sự thật không phải ai cũng dám bộc lộ ra, đóng vai trò văn hóa – chính trị- xã hội. Có thể nói, báo chí như tiếng nói thay lời cho Đảng, tổ chức cơ quan hoặc cá nhân nào đó.
3. Quyền hạn và nghĩa vụ của nhà báo
Vậy quyền hạn cũng như là nghĩa vụ của một nhà báo là gì?
3.1. Quyền hạn của nhà báo
Nhà báo sau khi được cấp thẻ nhà báo sẽ có các quyền sau đây:
- Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;
- Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;
- Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;
- Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí.
3.2. Nghĩa vụ của nhà báo
Bên cạnh quyền hạn của nhà báo được hưởng từ thẻ nhà báo thì nhà báo cũng có những bổn phận, nghĩa vụ đi kèm sau đây:
- Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;
- Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;
- Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;
- Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;
- Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
Đọc thêm: Họp báo là gì? Làm rõ các vấn đề liên quan đến họp báo
4. Làm thế nào để bạn có thể trở thành một nhà báo?
Nếu bạn có mơ ước trở thành nhà báo hãy cùng topcvai.com tìm hiểu ngay nào!
4.1. Trở thành nhà báo bằng cách gì?
Để trở thành nhà báo thực thụ bạn cần trải qua những trường lớp để đào tạo chuyên môn cho bản thân. Ở Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo chuyên ngành báo chí bao gồm các trường Đại học và cao đẳng khắp cả nước. Nếu như bạn thực sự đam mê ngành báo bạn hãy có dự định đăng ký ngay. Sau đây là một vài trường:
- Học viện Báo chí tuyên truyền (số 36, đường Xuân Thủy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu giấy, Thành phố Hà Nội)
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (số 336 nằm trên Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội)
- Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế (số 77, Đường nguyễn Huệ, Thành phố Huế)
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh (số 10 - 12, đường Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh)
- Trường Cao đẳng Truyền hình (thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội)
- Trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình 1 (số 136, đường Quy Lưu, Phường Minh Khai, Thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam)
4.2. Những khó khăn khi làm nhà báo
Làm nhà báo là công việc vinh quang và đáng được tôn trọng nhưng kèm theo với đó là những trắc trở, gian truân mà dù là người ngoài cuộc cũng có thể nhìn thấy được. Là một nhà báo đòi hỏi bạn có một thể lực tốt vì hàng ngày bạn phải di chuyển nhiều để kiếm tìm thông tin mới về viết bài, vì vậy mà điều kiện về sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Thời tiết xấu như mưa gió lốc xoáy, môi trường ô nhiễm từ khói các phương tiện lưu thông, ô nhiễm bụi mịn, tất cả những điều đó bạn phải đối mặt. Hơn nữa làm nhà báo sẽ gặp nguy hiểm khi phải đưa những thông tin thật lên với công chúng. Có những vụ án liên quan tới những vấn đề nổi cộm, để dám đưa thông tin đòi hỏi bạn phải có bản lĩnh thực sự cứng cỏi khi gặp trường hợp có thể bị đe dọa, theo dõi, cấm đăng bài. Giả sử khi bạn đăng tin về hút chích ma túy, mua bán mại dâm hay bóng cười, đích thân bạn phải tới những nơi có sự việc đó để “tai nghe mắt thấy” và viết bài về những sự việc đó.
Bạn đã từng nghe một câu chuyện thật của một phóng viên người Ailen chưa? Cô ấy tên là Veronica Guerin, cô sống ở Dublin vào những năm giữa thập niên 90 - thời kỳ lộng hành của nhiều băng đảng tội phạm. Cùng với tất cả bản lĩnh và sự khôn ngoan của mình, cô đã theo chân chúng và đã vạch ra được tội ác của những tên trùm ma tuý và phanh phui chúng ra nhưng cuối cùng cô đã bị chúng ám sát... Ngày nay, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường nghe nói về những vụ bắt cóc hoặc sát hại các nhà báo để bịt đầu mối. Và một thực tế nữa là sự an toàn của bản thân, gia đình các nhà báo cũng sẽ bị đe dọa bởi những phần tử xấu mà nhà báo đã vạch trần trước công luận.Qua những điều trên, một khía cạnh lớn của nghề báo đã được bộc lộ: nghề vinh quang nhưng cũng đầy rẫy hiểm nguy.
Khó khăn không chỉ có chiến tranh mà cả ở những nơi lũ lụt hoặc lúc đi săn tin bằng cách xâm nhập vào "thế giới ngầm" của các băng nhóm tội phạm hay những cuộc bạo động...Tất cả đều mang tính nguy hiểm rất cao, đe dọa không ít đến tính mạng của các phóng viên. Nhưng không màng đến những hiểm nguy đó, họ vẫn lao mình vào những dòng chảy của xã hội, đó chính là bản lĩnh của nhà báo.
5. Phẩm chất cần có ở một nhà báo giỏi
Ở một nhà báo giỏi sẽ có những tố chất riêng, cùng tìm hiểu xem đó là những gì bạn nhé!
5.1. Đam mê phát hiện thông tin
Điểm này được biểu hiện ở việc bạn hay tò mò và có mong muốn tìm hiểu khai thác các sự việc xung quanh bạn. Bạn có khả năng nhanh nhẹn và nhạy bén hơn mọi người trong khoản tiếp thu thông tin mới và xử lý chúng. Là một nhà báo bạn phải có khả năng nhìn thấy cái “vấn đề” trong những sự việc bình thường mà mọi người không nhận ra. Nhà báo là người nhận ra dòng chảy thông tin vận động không ngừng, nên buộc phải có kiến thức sâu rộng để hiểu, phát hiện thông tin mới và truyền tin tức mới đến công chúng.
5.2. Năng khiếu truyền tin
Phẩm chất này rất quan trọng trong nghề báo. Khả năng nhận ra thông tin thôi chưa đủ mà bạn phải có khả năng quyết định dự đoán xem có nên đưa tin tức này tới công chúng hay không và tiến hành truyền tin.
Thường thì nếu bạn đã có dự định làm nhà báo, bạn sẽ có kế hoạch từ sớm để học các môn như Văn, Lịch sử, Địa lý,… Những môn học này không chỉ rèn cho bạn khả năng viết lách, tư duy, trình bày rõ ràng mà còn giúp bạn có kiến thức nền thật tốt về xã hội. Ngoài ra bạn nên có thói quen đọc nhiều sách báo, đây là điều kiện thuận lợi để bạn có thể tác nghiệp sau này.
5.3. Trung thực và năng động
Làm nghề báo tất nhiên cần phải năng động để đi đến nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người và tìm kiếm thông tin. Và tất nhiên rồi điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn cần có sức khỏe tốt để làm việc. Đức tính trung thực, luôn nói sự thật và làm việc trung thực cũng là điều quan trọng với nghề nhà báo bởi vì bạn sẽ luôn tự ý thức việc đưa tin đúng sự thật tới công chúng.
5.4. Phẩm chất chính trị vững vàng trong sáng
Là một nhà báo bạn phải có cho mình tư tưởng trong sáng, minh bạch, không đánh giá một vấn đề chỉ qua góc độ phiến diện cá nhân nhỏ bé. Nhà báo cần nhìn sự việc ở cái nhìn toàn diện, khách quan, nhận định mọi việc rõ ràng, viết đúng sự thật, không sử dụng ngôn ngữ bạo động khiêu khích gây ảnh hưởng tới chính trị đất nước.
Tìm hiểu thêm: Thông cáo báo chí là gì - Thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn trở thành một nhà báo chuyên nghiệp.
6. Nhà báo làm việc tại đâu?
Nhiều bạn trẻ có mong muốn học ngành báo đều có thắc mắc học xong sẽ làm việc tại đâu. Cùng topcvai.com đi tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé!
6.1. Tòa soạn, đài truyền hình, phát thanh
Các nhà báo có thể làm việc ở tại tòa soạn báo, đài truyền hình, đài phát thanh. Mới đầu khi đi làm, các nhà báo sẽ bắt đầu với công việc của một phát thanh viên đi tìm kiếm tin tức, sau một vài năm có kinh nghiệm rồi sẽ chuyển lên làm vị trí biên tập viên.
Tùy thuộc vào mục đích, nội dung của mỗi tờ báo mà, các loại hình thức báo chí mà đài sẽ phân các nhà báo về các ban và tiểu ban với các chức danh khác nhau.
6.2. Các cơ quan chỉ đạo và quản lý nhà nước
Nếu không kể đến nơi làm việc là các tòa soạn, đài phát thanh, truyền hình như lẽ thông thường thì các nhà báo cũng có thể làm việc tại các cơ quan chỉ đạo và quản lý nhà nước. Tùy vào số năm kinh nghiệm mà nhà báo có thể làm việc ở các cơ quan sau:
- Vụ Báo chí – Ban tư tưởng – Văn hóa Trung Ương
- Ban Tuyên giáo của tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy hay huyện ủy
- Cục Báo chí, tại Bộ Văn hóa thông tin
- Các cơ sở văn hóa – thông tin tại các tỉnh, thành phố
- Các phòng văn hóa – thông tin tại quận hoặc huyện
Ngoài ra, các nhà báo còn có thể làm việc tại các phòng thông tin – báo chí tại các cơ quan, bộ, ban ngành, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội, các công ty truyền thông hay ở doanh nghiệp tư nhân. Họ cũng có thể làm việc tại các trường Đại học, cao đẳng với vị trí giảng viên giảng dạy truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Hoặc là họ có thể làm việc tại các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán trong và ngoài nước, tại Đại sứ quán trong và ngoài nước,…
Hy vọng qua những thông tin đầy đủ trên của web topcvai.com, bạn đã hiểu rõ về định nghĩa nhà báo là gì cũng như biết về công việc chính của nhà báo!
Tham gia bình luận ngay!