1. Tổng quan về nhân viên ISO
1.1. Nhân viên ISO là gì?
Nhân viên ISO là nhân viên chịu trách nhiệm về những tiêu chuẩn ISO cho các sản phẩm trong doanh nghiệp. Họ dựa trên bộ tiêu chuẩn ISO và những tiểu chuẩn chung được áp dụng trên nhiều quốc gia mà xây dựng nên những hệ thống tiêu chuẩn riêng đối với ngành hàng của doanh nghiệp.
Vị trí nhân viên ISO rất quan trọng với vai trò nâng cao chất lượng sản phẩm khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn ISO. Khi đạt tiêu chuẩn ISO các sản phẩm sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn vì có đủ chất lượng phục vụ nhu cầu mọi người cũng như đã được quốc tế công nhận.
1.2. Tiêu chuẩn của một nhân viên ISO
1.2.1. Trình độ chuyên môn
Trước tiên, nhân viên ISO cần nắm rõ những kiến thức chuyên môn về quy trình đảm bảo chất lượng, chỉ số tiêu chuẩn, các hệ thống tiêu chuẩn khác trong và ngoài nước. Bạn phải có kiến thức mới có thể đảm nhiệm vị trí nhân viên ISO. Và khi có chuyên môn rồi thì công việc sẽ trở nên hiệu quả, đi đúng hướng hơn.
1.2.2. Khả năng phân tích và tổng hợp
Sau khi có những kiến thức chuyên môn bạn không thể gom hết tất cả vào văn bản hệ thống mà bạn đang xây dựng. Bạn cần tiếp thu có chọn lọc, phân tích những tiêu chuẩn đó rồi mới tổng hợp lại hoặc sáng tạo những vẫn giữ tính hợp lý vào một hệ thống bạn đang làm.
1.2.3. Khả năng làm việc nhóm hoặc một mình
Kỹ năng teamwork rất quan trọng vì bộ phận ISO gồm nhiều vị trí và liên quan đến các bộ phận khác trong công ty. Vì thế, mỗi kế hoạch bạn làm đều có sự hội ý và làm việc nhóm hiệu quả, đưa ra những tiêu chuẩn tốt nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời, hãy rèn cho mình kỹ năng làm việc độc lập khi không có ai giúp đỡ để tự mình có thể vận dụng trí não xử lý vấn đề và có những quan điểm cũng như kỹ năng riêng cho bản thân.
1.2.4. Kỹ năng trình bày vấn đề
Khi bạn đã xây dựng xong hệ thống tiêu chuẩn thì bạn cần có một buổi trình bày trước ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Bạn nên thuyết phục mọi người với những lý do tại sao cần đảm bảo những tiêu chuẩn đó và chúng có cần thiết cho công ty hay không. Sau khi được thuyết phục thì mọi người mới ghi nhớ lâu và làm việc hiệu quả hơn.
1.2.5. Có vốn ngoại ngữ
Bản thân nhân viên ISO là người tiếp xúc với những tư liệu là những tiêu chuẩn quốc tế. Và muốn đọc để hiểu hết những tiêu chuẩn ISO thì người nhân viên phải có vốn ngoại ngữ mạnh mẽ để làm công cụ học hỏi, tiếp thu những kiến thức đó. Các nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao ứng cử viên vị trí nhân viên ISO có khả năng ngoại ngữ từ tốt trở lên.
1.2.6. Kỹ năng tin học văn phòng
Kỹ năng tin học văn phòng là kỹ năng không thể thiếu đối với các nhân viên công sở tại các công ty, doanh nghiệp. Kỹ năng tin học tốt có thể giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống ISO, giúp bạn làm việc nhanh hơn, đạt mức hiệu quả mong muốn.
2. Các nhiệm vụ chính của một nhân viên ISO
2.1. Tổng hợp và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho công ty
Nhân viên ISO sẽ tổng hợp các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến có thể áp dụng cho sản phẩm trong công ty. Từ đó, xây dựng nên một hệ thống tiêu chuẩn ISO hoàn chỉnh đưa lên cấp trên xem xét và phê duyệt. Hệ thống này sẽ gồm những tiêu chuẩn cơ bản và một số tiêu chuẩn bổ sung sau một thời gian tìm hiểu thêm.
2.2. Lên kế hoạch triển khai những tiêu chuẩn ISO
Sau khi hệ thống tiêu chuẩn được ban lãnh đạo đồng ý thông qua thì nhân viên ISO sẽ tiến hành lên kế hoạch để triển khai các tiêu chuẩn ISO. Các kế hoạch sẽ xuyên suốt từ quá trình nhập liệu đến sản xuất rồi phân phối tới người tiêu dùng sao cho đạt tiêu chuẩn chất lượng như đã đề ra.
2.3. Hỗ trợ các phòng ban liên quan
Nhân viên ISO sẽ phối hợp với phòng ban QA/QC để yêu cầu bên đó chú tâm về những tiêu chuẩn này và giám sát quy trình nhân viên lao động thực hiện. Bên cạnh đó, nhân viên ISO cũng sẽ phối hợp với bên văn thư để hoàn thiện văn bản hệ thống tiêu chuẩn ISO cũng như khi bổ sung các tiêu chuẩn mới.
2.4. Giám sát và chỉnh sửa quy trình thực hiện
Nhân viên ISO sẽ trực tiếp giám sát quy trình thực hiện theo các tiêu chuẩn ISO. Nếu thấy vi phạm có thể nhắc nhở hoặc nhờ bên QA/QC xử lý. Mọi vi phạm đều cần chỉnh sửa ngay lập tức tránh ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của cả một doanh nghiệp, dẫn đến những sản phẩm không đủ chất lượng.
2.5. Lập báo cáo tình hình thực hiện tiêu chuẩn ISO
Sau thời gian xây dựng và theo dõi, nhân viên ISO sẽ lập báo cáo về tình trạng thực hiện tiêu chuẩn ISO tại công ty cho ban lãnh đạo. Cấp trên sẽ tiếp nhận và có những giải pháp hoặc đánh giá đối với những tiêu chuẩn chưa đạt được, phát triển sản phẩm hơn nữa rồi mới để khách hàng sử dụng.
3. Tiềm năng khi làm nhân viên ISO
3.1. Có cơ hội thăng tiến rõ ràng
Bộ phận ISO là bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp. Người làm nhân viên ISO sẽ có cơ hội thăng tiến cao hơn vì có trình độ chuyên môn và những kỹ năng đã được trau dồi bài bản.
Nhân viên ISO có thể phấn đấu trở thành quản lý mảng ISO rồi đến vị trí trưởng phòng chất lượng sản phẩm hoặc thậm chí lên trưởng bộ phận. Cơ hội thăng tiến đối với nhân viên ISO luôn rộng mở và dễ dàng đạt được nếu bạn không ngừng cố gắng trau chuốt bản thân và biết nắm bắt cơ hội.
3.2. Được đi công tác xa học hỏi
Tính chất công việc cần phải tổng hợp phân tích những tiêu chuẩn mang tính quốc tế. Vì thế công ty sẽ thường xuyên cử bạn ra nước ngoài để có thể quan sát và nắm bắt những tiêu chuẩn mà công ty có ý định xuất khẩu qua đó. Đây vừa là cơ hội học hỏi, vừa là cơ hội được khám phá những miền đất xinh đẹp trên thế giới, giúp bạn vừa làm việc vừa thư giãn như một kỳ nghỉ dưỡng.
3.3. Có một mức lương đáng mơ ước
Bên cạnh đó, nhân viên ISO cũng có một mức lương khiến nhiều người mơ ước có được. Bởi lẽ đây là công việc quan trọng xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh cho đến khi khách hàng nhận được sản phẩm. Không những thế bộ phận này còn giúp cho sản phẩm doanh nghiệp đạt những tiêu chuẩn về chất lượng tuyệt đối.
Các doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng đó mà trả nhân viên ISO với mức lương hợp lý từ 9-12 triệu thậm chí lên tới 20 triệu với những dự án lớn và hoạt động tốt. Đây quả là công việc đáng để chúng ta suy nghĩ để theo đuổi với nhiều cơ hội lớn đến vậy.
Như vậy, với lượng kiến thức trên của topcvai.com chắc hẳn bạn đã hiểu nhân viên ISO là gì đúng không nào? Hy vọng bạn không những hiểu được khái niệm mà còn nắm được một số kiến thức quan trọng khác đối với một nhân viên ISO. Nhìn vào những tiêu chuẩn yêu cầu đối với một nhân viên ISO bạn có thể từ từ rèn luyện tích lũy để trở thành một ứng cử viên sáng giá cho vị trí nhân viên ISO bạn nhé.
Tham gia bình luận ngay!