1. Nhân viên kế hoạch sản xuất là gì?
Nhân viên kế hoạch sản xuất (Production Planner) là người lập kế hoạch chi tiết và đảm bảo quá trình vận hành của dây chuyền sản xuất được tiến hành đúng theo kế hoạch. Công việc chính của nhân viên kế hoạch sản xuất là kiểm tra và giám sát hàng hóa, nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất đồng thời duy trì vận hành công việc theo đúng quy trình để đảm bảo chất lượng công việc.
Tùy vào từng quy mô của doanh nghiệp mà nhân viên kế hoạch sản xuất có thể giữ vai trò quan trọng như cấp bậc quản lý hay điều hành trong doanh nghiệp. Tóm lại đây là một vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất.
Xem thêm: Việc làm sản xuất
2. Bản mô tả công việc chi tiết của nhân viên kế hoạch sản xuất
Như đã đề cập ở bên trên thì công việc chính của nhân viên kế hoạch sản xuất kiểm tra và giám sát hàng hóa, nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất để đảm bảo công việc được diễn ra theo đúng tiến trình và quy chuẩn. Để làm được nhiệm vụ đó thì cần thực hiện cụ thể các nhiệm vụ sau:
- Trao đổi và làm việc trực tiếp với bộ phận bán hàng nhằm xác định được nhu cầu của thị trường để đưa ra những sự thay đổi hợp lý như nguyên vật liệu, đóng gói, sản xuất,.. phù hợp với ngân sách và quy mô doanh nghiệp để phát triển kinh doanh.
- Tiến hành kiểm tra và giám sát toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến dự án sản xuất như nguồn nhập nguyên vật liệu, thiết bị sử dụng, số lượng nguồn nhân lực và chi phí bỏ ra cho việc sản xuất.
- Lập kế hoạch sản xuất cụ thể và chi tiết tới từng công việc và phân chia thời gian thực hiện công việc và dự kiến về khoảng thời gian sẽ hoàn thành sản phẩm.
- Sau khi lên kế hoạch sản xuất cụ thể thì cần tiến hành kiểm tra các thiết bị, nguyên vật liệu, máy móc và nhân lực đã phù hợp hay chưa, liên lạc với các nguồn nhập, nhà cung cấp vật liệu, quản lý nhân sự để bổ sung những yếu tố còn thiếu để đảm bảo thực hiện được tốt công việc theo yêu cầu.
- Giám sát toàn bộ quá trình sản xuất để đảm bảo các nhiệm vụ đã đề ra được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng cao, năng suất tốt.
- Trong quá trình sản xuất nếu như xảy ra bất kỳ vấn đề gì thì cần phải đưa ra những biện pháp khắc phục, ví dụ như trong trường hợp thiếu nhân lực hay vật liệu cần thiết, hỏng máy móc,.. thì cần có các biện pháp dự phòng như tìm người thế, tìm nguồn cung cấp vật liệu khác hay sử dụng máy dự phòng,... để đảm bảo quá trình sản xuất vẫn được tiếp tục vận hành.
- Nhân viên kế hoạch sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến giấy tờ, hồ sơ như viết hóa đơn cho các khoản thu chi, đặt hàng nguyên vật liệu, máy móc,.. đều phải được lưu trữ trong hồ sơ để sau nghiệm thu và báo cáo.
- Ngoài ra, nhân viên kế hoạch sản xuất tại nhiều doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý cả về vấn đề thu chi trong sản xuất nghĩa là bất cứ khoản tiền được dùng để phục vụ công việc đều phải được thông qua họ.
- Theo sát tiến trình làm việc của nhân công từ đó xem xét và đánh giá một cá nhân hoặc tập thể dựa trên số liệu về hiệu suất công việc, thái độ làm việc cũng như phương thức thực hiện đã chuẩn quy trình hay chưa.
- Thực hiện các bản báo cáo lên cấp trên, ban lãnh đạo về quá trình sản xuất để tiện theo dõi và đưa ra những phương án thay đổi khi cần thiết.
- Trong quá trình sản xuất nếu như cần thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào để phù hợp với công việc hơn mà ngoài phạm vi thẩm quyền thì có thể trình lên cấp trên về đề xuất phương pháp cải thiện.
Khối lượng công việc trong lĩnh vực sản xuất ở mọi vị trí đã rất nhiều, đặc biệt là nhân viên kế hoạch sản xuất vừa phải giám sát vừa quản lý, điều hành dây chuyền nên lượng công việc khá dồn dập. Để làm được công việc này thì bạn cần phải đảm bảo những yêu cầu nhất định tùy thuộc vào từng doanh nghiệp.
Xem thêm: Kế hoạch phát triển bản thân trong CV
3. Yêu cầu công việc đối với nhân viên kế hoạch phát triển
Đối với một nhân viên kế hoạch phát triển thì không quá yêu cầu cao về trình độ học vấn mà quan trọng nhất chính là kinh nghiệm làm việc và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Vị trí này tương đương với mức quản lý nên yêu cầu cần phải có kinh nghiệm ít nhất 2-3 trong nghề mới có thể thực hiện tốt công việc, đồng thời phải đảm bảo có những kỹ năng cần thiết như là:
- Khả năng tư duy tốt, biết phân tích thị trường và lập kế hoạch: để đề ra những phương án thực hiện tối ưu nhất thì bắt buộc nhân viên phải biết phân tích nhu cầu thị trường của sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất từ đó đưa ra kế hoạch chi tiết và cụ thể về những hoạt động tổ chức, nhiệm vụ phù hợp cho từng giai đoạn.
Nhân viên kế hoạch sản xuất phải có tính tư duy tốt để biết định mức và sử dụng nguồn lao động trong doanh nghiệp hợp lý, tìm kiếm đúng người đúng việc có tính chuyên môn phù hợp với từng nhiệm vụ trong khâu sản xuất và tận dụng tối ưu tránh lãng phí nguồn nhân lực. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của quá trình sản xuất.
- Khả năng hoạch định quá trình sản xuất: để thực hiện công việc theo đúng quy chuẩn và thời hạn thì cần lập một kế hoạch về lịch trình làm việc cụ thể và phù hợp. Càng chi tiết càng tốt phân chia thành nhiều nhiệm vụ nhỏ lẻ và đảm bảo thực hiện theo đúng yêu cầu và thời hạn.
Việc tạo lịch trình sản xuất được dựa trên tính chất công việc cùng những yêu cầu từ bên lãnh đạo từ đó đưa ra thời gian hoan hoàn thành công việc dự kiến đã bao gồm cả thời gian dôi ra nếu có vấn đề xuất hiện trong quá trình sản xuất.
- Khả năng sử dụng các trang thiết bị được sử dụng trong dây chuyền sản xuất: thời đại công nghệ 4.0 phát triển ngày càng có nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại được phát minh hỗ trợ con người trong đời sống và công việc.
Việc biết tận dụng những công nghệ đó vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp hơn, tiết kiệm nguồn nhân lực mà hiệu suất công việc cao không bị phụ thuộc vào sức người nhiều như trước.
- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề tốt: đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng đặc biệt là trong ngành sản xuất khó có thể tránh khỏi các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất mà không để dự đoán trước được. Nên cần có nhân viên kế hoạch sản xuất có kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống một cách tinh tế, thông minh.
Khi xảy ra bất kỳ một vấn đề thì không nên mất bình tĩnh mà cần tìm hiểu kỹ tác nhân gây ra vấn đề rồi từ đó đưa ra những phương án giải quyết tốt nhất, hợp lý nhất hạn chế tối thiểu tổn thất cho doanh nghiệp và không gây ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng.
- Năng lực tốt, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đã lâu là một ưu thế. Quan trọng là bạn đã có kinh nghiệm, đã trải qua và xử lí các sự cố cũng như xây dựng được kế hoạch sản xuất. Với bất kì lĩnh vực nào, bạn có kinh nghiệm thì đó sẽ là lợi thế riêng của bạn.
Với việc đã có kinh nghiệm thì chuyện đảm nhiệm tốt vai trò sẽ giúp bạn có thể tiến lên các vị trí cao hơn.
Ngoài ra thì để làm được nhân viên kế hoạch sản xuất thì phải là người điềm tĩnh, có tính lãnh đạo tốt, nhiệt huyết, tuân thủ công việc, trung thực và quyết đoán. Mọi hành động của họ ảnh hưởng đến quy trình sản xuất nên cần phải có trách nhiệm khi thực hiện công việc.
4. Quyền lợi công việc nhân viên kế hoạch sản xuất
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà nhân viên kế hoạch sản xuất sẽ được nhận những quyền lợi khác nhau tuy nhiên vẫn sẽ được đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Mức lương trung bình cho vị trí sẽ rơi vào khoảng tầm 9 triệu/tháng, tùy thuộc vào quy mô cũng như nhiệm vụ công việc đối với từng doanh nghiệp, nếu như nhân viên kế hoạch sản xuất đóng cả vai trò người quản lý thì lương sẽ cao hơn mức trung bình.
Bên trên là những thông tin cơ bản về nhân viên kế hoạch sản xuất là gì cùng những yêu cầu và quyền lợi cơ bản, đối với các bạn đã - đang - sẽ làm trong lĩnh vực này thì có thể phấn đấu vào vị trí này bởi đãi ngộ tốt và ổn định. Để tìm thêm thông tin liên quan đến các ngành nghề thuộc lĩnh vực sản xuất truy cập website topcvai.com
Tham gia bình luận ngay!