1. Bạn hiểu nhân viên kinh doanh là gì?
Trước hết chúng ta cần hiểu:” Kinh doanh là gì?”. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh doanh.
Stephenson cho rằng kinh doanh là “Việc sản xuất hoặc mua bán hàng hóa thường xuyên được thực hiện với mục tiêu kiếm lợi nhuận và có được sự giàu có thông qua sự thỏa mãn mong muốn của con người.”
Lewis Henry cho rằng kinh doanh là “Hoạt động của con người hướng tới sản xuất hoặc có được sự giàu có thông qua việc mua và bán hàng hóa.”
Như vậy, có thể nói kinh doanh là một hoạt động kinh tế phong phú nhất của loài người, liên quan trực tiếp đến sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ, thường xuyên nhằm cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Với mục tiêu thu về lợi nhuận trong bối cảnh thị trường không ổn định.
Trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như vậy thì nhân viên kinh doanh là gì? Nhân viên kinh doanh ám chỉ những người làm công việc liên quan tới quản lý, xây dựng thị trường, xây dựng chiến lược, tiếp thị. Mục đích của những người làm nghề kinh doanh này để giúp tăng lượng tiêu thụ hàng hoá, đẩy hàng đi nhanh chóng nhằm tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp, công ty.
Ngoài ra trong tiếng anh, bạn có thể tìm hiểu thêm các thuật ngữ về kinh doanh như Sales Supervisor hay Sales Executive.
Ở tiếng anh, người ta phân chia rất rõ giới tính của những người làm nghề kinh doanh: salesman ( đối với nam) hay saleswoman (đối với nữ).
Với tình hình kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay thì đây là ngành nghề đang cần rất nhiều nhân lực thu hút được đông đảo người lao động. Tuy nhiên do tính chất nghề nghiệp nên môi trường cạnh tranh khá khốc liệt.
Nhân viên kinh doanh không chỉ là một nghề để mang lại thu nhập cho người lao động mà nó còn mang lại cho bạn các tri thức, kỹ năng khác như:
- Nhân viên kinh doanh là nghề bắt buộc bạn phải giao tiếp nhiều, tiếp xúc với khách hàng, điều này khiến bạn trở nên hoạt ngôn, cải thiện khả năng giao tiếp của bản thân mình. Khi tiếp xúc với người khác bạn sẽ dễ dàng gây được thiện cảm từ đó tạo ra được nhiều cơ hội giúp bạn thành công trong cuộc sống.
- Đặc biệt đối với nhân viên kinh doanh, bạn phải có kiến thức sâu rộng, hiểu biết về nền kinh tế, về sản phẩm và những nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Bởi vậy, luôn luôn phải trang bị cho mình những kiến thức, không chỉ là lý thuyết mà còn ngoài thực tế đời sống để dễ dàng thuyết phục khách hàng, tạo thiện cảm, niềm tin của họ. Như vậy, bạn sẽ vượt qua những giới hạn của bản thân, ngày càng hoàn thiện nhân cách, phẩm chất để trở thành một người tài giỏi.
- Là một nhân viên kinh doanh, chắc chắn rằng bạn sẽ có thu nhập cao, nhanh chóng trở nên giàu có. Số tiền bạn được hưởng sẽ tương ứng với số công sức bạn bỏ ra.
Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh
2. Là một nhân viên kinh doanh, nhiệm vụ của bạn làm gì?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Kinh doanh có phải chỉ là bán hàng hay không? Để hiểu rõ hơn điều này, hãy để topcvai.com giải đáp cho bạn qua bài viết bên dưới.
Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là:
- Duy trì tốt những mối quan hệ kinh doanh hiện có đồng thời tích cực tìm các mối kinh doanh tiềm năng khác, nhận đơn đặt hàng.
- Phác thảo kế hoạch làm việc hàng tuần và hàng tháng, sau đó đưa lên cấp trên phê duyệt.
- Thực hiện theo đúng chỉ thị, kế hoạch của cấp trên giao phó.
- Hiểu rõ sản phẩm mình đang bán: giá thành, công dụng, mẫu mã,…
- Nhân viên kinh doanh là người hiểu rõ quy trình tiếp xúc khách hàng, xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu mẫu của các quy trình này nhằm mang lại cho khách hàng một sự hài lòng nhất. Đồng thời giải quyết các khiếu nại, thắc mắc, khó khăn của khách hàng rồi báo cáo cho cấp trên.
- Trong quá trình ký kết hợp đồng, cần lên dự thảo hợp đồng mà khách hàng đã cơ bản đồng ý rồi chuyển lên cho cấp trên xét duyệt.
- Trực tiếp là người tham gia thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng của cả 2 bên, đồng thời theo dõi xử lý những lỗi của sản phẩm giao.
- Trong quá trình thanh lý hợp đồng cần đốc thúc phòng kế toán trả lương cho công nhân, nhân viên kinh doanh chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.
- Thường xuyên trao đổi, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để biết khách hàng muốn gì và cần gì.
- Không chỉ quan tâm đến các khách hàng sẵn có mà còn tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
- Thường xuyên trau dồi kiến thức kinh doanh, tiếp thị, tâm lý khách hàng qua sách báo hay thực tiễn đời sống.
- Phát triển tốt công việc kinh doanh được bên trên giao phó.
- Chăm sóc khách hàng theo lịch trình đã đề ra.
Những điểm nêu trên là nhiệm vụ mà một nhân viên kinh doanh phải làm. Trên thực tế thì nó còn phức tạp hơn nhiều chứ không dễ dàng như một số người nhầm tưởng.
3. Những kỹ năng cần thiết giúp bạn trở thành nhân viên kinh doanh.
Để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh bạn bắt buộc phải có những yếu tố sau đây:
3.1. Phải có kỹ năng giao tiếp tốt.
Nếu đặt địa vị của bạn vào vị trí khách hàng, chắc hẳn bạn sẽ không muốn hợp tác với một người ăn nói ấp úng, không biết cách xử lý tình huống,... Bởi vì thông qua kỹ năng giao tiếp bạn mới có thể thuyết phục các khách hàng, đại lý, doanh nghiệp. Kỹ năng giao tiếp được biểu hiện qua nhiều hình thức như: gặp mặt trực tiếp, gọi điện hay gửi tin nhắn. Cách ứng xử của bạn sẽ thể hiện một phần con người bạn, giúp tạo niềm tin với khách hàng, thiết lập mối quan hệ với khách. Vì vậy bạn cần phải cải thiện kỹ năng giao tiếp thường xuyên, có thể qua thực tế đời sống hay một vài khóa học. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống, mở ra cơ hội rộng mở cho bạn.
3.2. Tính linh hoạt và nhạy bén trong công việc.
Muốn bán được hàng thì trước hết cần phải hiểu khách hàng cần gì, muốn gì. Bạn cần phải năng động hơn, đây chính là cách để dẫn dắt khách hàng 1 cách hiệu quả nhất. Trong quá trình tìm kiếm khách hàng, bạn phải luôn ghi nhớ rằng, khách hàng là trên hết, và đặc biệt nhanh nhạy với nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những sản phẩm hợp lý. Không chỉ đối với khách hàng mà đối với các đồng nghiệp trong công ty, cần phải kết hợp chặt chẽ với mọi người, tìm hướng đi mới, sáng tạo, không đi theo lối mòn, thì công việc kinh doanh mới phát triển.
3.3. Có hiểu biết sâu rộng
Một nhân viên kinh doanh muốn bán được sản phẩm cho khách hàng thì cần phải giới thiệu cho khách hiểu được về sản phẩm của mình. Như vậy đòi hỏi bạn phải có một sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm. Phải luôn đảm bảo rằng sản phẩm của bạn luôn luôn tốt hơn các sản phẩm khác trên thị trường.
3.4. Là người có bản lĩnh.
Do yêu cầu công việc phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên nhân viên kinh doanh nhiều lúc phải đối mặt với sự khó chịu của khách, thậm chí là bị mắng chửi. Để có thể thuyết phục khách hàng, bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian gặp mặt, nói chuyện, đàm phán,. những nụ cười với khách mà đôi khi không được đáp lại. Có lẽ những điều này đối với nhân viên kinh doanh là khá quen thuộc. Trong 100 khách hàng mà bạn giới thiệu sản phẩm, chỉ có 10 người thực sự quan tâm đến nó, thậm chí là ít hơn. Bởi vậy đòi hỏi bạn phải có lòng kiên trì, không ngại khó, ngại khổ. Bản thân là nhân viên kinh doanh thì thường xuyên phải chịu áp lực về doanh số, họ phải chứng minh khả năng của mình thông qua thành quả. Như vậy, bạn phải luôn giữ cho mình một cái đầu lạnh, một tâm lý vững vàng thì mới có thể vững bước trên con đường này.
Xem thêm: Trang vàng doanh nghiệp
3.5. Bạn phải luôn giữ nụ cười trên môi và ngoại hình chỉnh chu
Để gây thiện cảm với khách hàng, trước hết bạn phải quan tâm đến ngoại hình của mình, Luôn giữ được khuôn mặt vui vẻ , nụ cười tươi trên môi. Cho dù hôm đấy tâm trạng bạn không tốt hay gặp phải vấn đề nào đi chăng nữa thì khi gặp khách hàng vẫn phải tươi cười, niềm nở, quần áo sạch sẽ, gọn gàng, chỉn chu. Như vậy mới tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng và tăng cơ hội cho mình.
Với những điều topcvai.com chia se ở trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được “nhân viên kinh doanh là gì?” để từ đó đưa ra những hướng đi đúng cho tương lai của bạn.
Tham gia bình luận ngay!