1. Nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì trong cách hiểu của bạn?
Ngay trong thời đại mà mọi khái niệm ngành nghề có thể dễ dàng tìm kiếm bằng cú search Google thì không ít những thuật ngữ ngành đặc biệt trong ngôn ngữ nước ngoài vẫn hằng là rào cản cản trở không ít những giao dịch hợp tác. Trong nghề kinh doanh, những kỹ nghệ giao tiếp chiếm đến 90% khả năng quyết định sự thành bại đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra cho những ai đã đang và sẽ theo đuổi ngành này buộc phải tích cực trau dồi.
Một trong những thuật ngữ quan trọng mà hằng ngày, hằng giờ ta tiếp xúc, đó là nhân viên kinh doanh trong tiếng Anh chuẩn. Thực ra, đây là khái niệm không mới. Với câu hỏi thân viên kinh doanh là gì, đây không phải là xa lạ với những ai là dân ngành hay đã từng tìm hiểu cụ thể về nó để bắt đầu bước vào cuộc đua khái thác những thị trường quốc tế mới. Và người khác thì có lẽ đã gặp rất nhiều lần thuật ngữ này song sự phân chia cấp bậc và gọi bằng nhiều cái tên khác nhau nên khó khăn trong quá trình phân biệt lẫn đọc và dịch tài liệu. Sau đây, sẽ là kiến giải nổi bật nhất.
Theo Cambridge Dictionary, salesman là tên gọi chung nhất để chỉ những người làm trong ngành bán các sản phẩm tại các cửa hàng và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Những người anh em đồng nghĩa với salesman gồm có salesperson hay saleswoman. Thuật ngữ này được khởi nguồn từ động từ sales có nghĩa là bán và chuyển sang danh từ chỉ người bằng cách thêm hậu tố chỉ giới tính. Khác với cách hiểu chung chung nhân viên kinh doanh trong tiếng Việt, thông qua cách gọi nhân viên kinh doanh tiếng Anh, người đọc có thể dễ dàng phân biệt được giới tính của ứng viên doanh nghiệp cần tuyển cho từng ngành. Chắc các bạn đã gặp ở đâu đó trong thông báo tuyển dụng những ngành như : Car salesman, a travelling saleswomen…Họ là những chuyên viên kinh doanh trong mảng xe hơi và bán những tour du lịch. Nhân viên kinh doanh cũng được phân chia và có những tên gọi khác nhau phụ thuộc vào hình thức kinh doanh và cấp bậc, vị trí của từng nhân viên. Đối lực lượng nhân viên kinh doanh nằm trong tốp quản lý, điều hành, chúng ta có thể dùng thay thế bằng Sales Supervisor hay sale excutives và Sale manager.
Trong đó, Sales Supervisor được biết đến là những người giám sát. Họ có nhiệm vụ hỗ trợ người quản lý theo dõi, điều phối diện ra trong các bộ phận, khu vực cụ thể. Họ có thể là trưởng bộ phận marketing, trưởng bộ phận lễ tân, trưởng các bộ phận quảng cáo.
Việc làm Sales executive là vị trí điều hành kinh doanh tại một khu vực hay bộ phận theo phân công của giám đốc kinh doanh. Nhiệm vụ của họ là lên kế hoạch hằng tháng, hằng quý của cửa hàng, doanh nghiệp một cách chi tiết sau đó phân công cho bộ phân salesman thực thi các nhiệm vụ.
Cấp trên trực tiếp cho Sales Supervisor và sales executive là nhóm quản lý khu vực, trong tiếng Anh gọi là các Area Sales Manager.
Bên trên bộ phận Area Sales Manager chính là những chức danh Regional Sales Managers hay National Sales hay National Sales Manager. Nhưng trên thực tế, đây chỉ là những khái niệm nhân viên kinh doanh rất chung chung và được ứng dụng cho mọi linh vực ngành nghề.
Đối với những lĩnh vực riêng biệt chúng ta vẫn có những tên gọi đặc thù như: Sales Engineer để sử dụng cho nhân viên kinh doanh trong ngành máy móc, thiết bị hóa chất...Với các ngành dịch vụ, vị trí nhân viên kinh doanh sẽ có những tên gọi khác như Account Asistant, Account Executive và cao nhất là Account Director.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức chung nhất và những thuật ngữ liên quan vị trí nhân viên kinh doanh trong tiếng Anh chuẩn. Ngoài ra, sự phát triển của loại hình bán hàng qua điện thoại đến kinh doanh trực tuyến đồng thời cho ra đời những tên gọi khác cho thuật ngữ này bao gồm: Telesales, online selling, B2B selling. Bên cạnh tìm hiểu cụ thể một số vị trí này, để đảm bảo quá trình giao tiếp diễn ra thuận lợi và biên dịch những tài liệu kinh doanh cho chuẩn bạn cũng cần trau dồi thêm vốn từ vựng liên quan đến ngành, mảng cụ thể như nhà hàng khách sạn, kỹ thuật, hành chính văn phòng nhé.
Các bạn thân mến, nhân viên kinh doanh là lực lượng trực tiếp nuôi sống doanh nghiệp, đây là bộ đi tiếp xúc trực tiếp khách hàng, khai thác trực tiếp dữ liệu và khách hàng, thu thập thông tin về thị trường, thông tin sản phẩm, đối thủ sau đó tiến hành bán sản phẩm. Đây cũng đồng thời là bộ phận sở hữu mức lương tốt nhất đính kèm những chế độ đãi ngộ tốt nhất trong doanh nghiệp. Cùng với sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, sự ra đời của hàng loạt doanh nghiệp trên đa dạng sản phẩm, nhân viên kinh doanh đang đứng trước những cơ hội đổi đời lớn.
Xem thêm: Việc làm sale admin
2. Cách tính thu nhập của nhân viên kinh doanh có gì đặc biệt?
Một đặc điểm khác của nhân viên kinh doanh so với các khối ngành văn phòng chính là cách tính lương thưởng. Một nhân viên kinh doanh ở nhiều lĩnh vực thường được chia làm 3 khoản lương cơ bản bao gồm: Lương cứng, hoa hồng và thưởng. Trong đó, phần hoa hồng được xác định lương theo năng lực và phụ thuộc vào doanh số, sản lượng sản phẩm hay dự án mà cá nhân đó đạt được. Hoa hồng cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào mức chiết khấu của công ty hoặc trong lĩnh vực cụ thể. Thưởng của nhân viên kinh doanh cũng được quy định theo chính sách của công ty theo thời gian hay các dịp lễ tết. Mức lương cuối cùng sẽ được tính bằng tổng 3 khoản này cộng lại. Đây đồng thời cũng là cách tính chung cho các người anh em khác của kinh doanh bao gồm: Marketing, nhân viên phát triển thị trường.
Tìm hiểu thêm: Cập nhật thông tin chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh
3. Cơ hội nghệ nghiệp của nhân viên kinh doanh hiện nay như thế nào?
Cổ nhân thường nói “ phi thương bất phú” để nhấn mạnh về vai trò của kinh doanh. Muốn giàu mạnh, muốn có tiền, kinh doanh là con đường bạn đang tìm kiếm. Chắc rằng dễ dàng nhận thấy, các tỷ phú hàng đầu hành tinh, nhà điểu hành các tập đoàn công nghệ như Billgates, Mark Zuckerbug đến các CEO của những nhãn hàng đình đám như Amazon ( Jeff Bezos), Alibaba ( Jack ma), tất cả họ trước khi thu về thành quả đó, đều là những ông hoàng trong lĩnh vực bán hàng. Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu việc làm nhân viên kinh doanh...xuất hiện nhan nhãn trên mọi diễn đàn tìm việc trở thành động lực để nhiều người hiện thực hóa ước vọng làm giàu của mình.
Dạo qua một vòng các thông báo tuyển dụng trực tuyến, bên cạnh lực lượng nhân viên cốt cán như kỹ thuật, hành chính nhân sự, vị trí nhân viên kinh doanh đang được tuyển dụng của các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, chiếm đến 60% ở nhiều cấp bậc.
Theo hãng Palescale, mức lương cứng cho một vị trí nhân viên kinh doanh bình thường ( Salesperson) trung bình rơi vào khoảng 35.000 USD/năm chưa kể lương thưởng và hoa hồng. Trong khi đó, thống kê của Glassdoor, chuyên trang thu nhập của Mỹ đã công bố mức lương khởi điểm cho Salesman tại xứ sở cơ hoa khoảng 41.000 USD. Thế nhưng đây chỉ là con số rất chung. Đối với những lĩnh vực khác nhau, mức thu nhập này sẽ xê dịch đi ít nhiều. Tại Việt Nam, theo khảo sát của topcvai.com, hiện tại một salesman đang được trả với mức trung bình là 5- 7,6 triệu đồng. kết hợp với cách tính lương thưởng, chúng ta dễ thấy đấy chính là cơ hội lớn cho những tín đồ của kinh doanh bung nở tài năng của mình.
4. Những kỹ năng cần thiết nhất của nhân viên kinh doanh để thu được mức lương tốt
4.1. Khả năng chịu áp lực cao
Là bộ mặt của doanh nghiệp và cơ hội phát triển cao, song không phải ai cũng phù hợp và đủ năng lực để trở thành nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp. Trở ngại lớn nhất của nghề đầu tiên đó chính là áp lực về doanh số, deadline. Dĩ nhiên, để kinh doanh được chúng ta cần đam mê và động lực mạnh nhất để cháy hết mình với đam mê và chuyển sang hiệu quả thực tế chính là thời gian, là kế hoạch. Khác với coder, năng lực của nhân viên không dựa vào khả năng thông thạo các ngôn ngữ lập trình, khác với biên tập viên, khả năng không được biểu hiện qua chất lượng, độ sáng tạo của bài viết mà bằng những con số cụ thể.
Điều này, đạt nhân viên kinh doanh mới vào nghề áp lực cực cao. Đó là đáp án lớn nhất cho câu hỏi vì tại sao nhiều người dù đủ “máu chiến”, đủ các mối quan hệ và nắm rõ nhiều thuật ngữ kinh doanh trong ngôn ngữ phổ biến nhất vẫn không thể gắn bó với nghề đến giây phút cuối.
Việc chiến thắng những áp lực, deadline, phản hồi tiêu cực của khách hàng về sản phẩm hay chất lượng dịch vụ, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường mà số lượng đối thủ cứ qua từng phút, từng giây lại tăng theo cấp số nhân. Dân kinh doanh cần độ lì, khả năng chịu áp lực cao để có thể hoàn thành sứ mệnh mình.
4.2. Kỹ năng giao tiếp tốt
Không ai khác người mang lại thu nhập chính cho nhân viên kinh doanh là khách hàng. Công việc hằng ngày của bộ phân này tiếp xúc với “thượng đế” trên mọi phương diện từ diện từ điện thoại, mail, tin nhắn đến gặp gỡ trực tiếp. Do đó, giao tiếp là kỹ năng quan trọng, bắt buộc của bất kỳ ai có ý định dấn thân vào nghề. Kỹ năng giao tiếp, không chỉ thể hiện trong cách bạn ứng xử thông qua ngôn ngữ nói, cách nhấn nhá giọng điệu, phong thái điểm tĩnh, tự nhiên mà còn qua cách bạn sử dụng ngôn ngữ hình thể tự tin, linh hoạt.
4.3. Kỹ năng cười
Cười đúng lúc là nghệ thuật trong bán hàng mà không phải nhân viên kinh doanh nào cũng nắm được. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ khi nào bạn tạo ra được tâm lý thoải mái cho khách hàng thì khả năng họ đồng ý với những chia sẻ, tư vấn của người đối diện mới thực sự phát huy được hiệu quả. Đón tiếp khách hàng, giới thiệu sản phẩm một cách thân thiện niềm nở, tự nhiên...tạo ra nhiều ấn tượng tốt với sản phẩm và trở thành dấu hiệu để khách hàng nhớ đến cửa hàng, doanh nghiệp của bạn ở những lần tiếp theo đấy.
4.4. Khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng tốt
Khổng Minh có câu “ Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.Nắm bắt được tâm lý khách hàng muốn gì là một trong những lợi thế của nhân viên khi bán hàng. Khi hiểu được họ muốn gì, bạn sẽ biết được khách hàng cần gì ở sản phẩm của bạn từ đó điều chỉnh lời nói, thái độ cho phù hợp. Bên cạnh đó, cũng nắm được câu trả lời cho thời điểm nào là phù hợp nhất để chốt sales và phương án để đàm phán. Dĩ nhiên, để có thể trau dồi được kỹ năng này, bạn cần phải lắng nghe khách hàng tốt và hiểu biết tốt sản phẩm của mình.
4.5. Khả năng chốt sales
Đây là khả năng căn cốt làm nên “hồn” của nghề kinh doanh so với các nghề khác, đồng thời cũng là kỹ năng thể hiện được năng lực của nhân viên kinh doanh rõ nhất. Chốt sales là khả năng thắt nút cuộc hội thoại, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Chốt sales là cộng dồn của tư duy, khả năng thương lượng đàm phá và nắm bắt tâm lý đỉnh cao để cho khách hàng của họ thấy rằng : Không mua sản phẩm của anh ta là một sai lầm.
Đấy là những phẩm chất cần thiết nhất để bạn có thể tự tin theo đuổi nghiệp kinh doanh hiệu quả và bền vững nhất.
Hi vọng những thông tin trên đây của topcvai.com đi tìm câu trả lời cho nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì cùng những cơ hội và kỹ năng quan trọng để bạn chinh phục vị trí nhân viên kinh doanh hiệu quả nhất sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên, cập nhật thông tin thường xuyên trên topcvai.com sẽ tìm cho mình một vị trí nhân viên kinh doanh với mức lương và chế độ đại ngộ tốt nhất nhé. Thân ái!
Tham gia bình luận ngay!