1. Công việc của nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử
Nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử thực hiện công việc nâng cao và đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách hàng khi hoạt động trên các sàn điện tử thương mại, hoàn tất các đơn hàng cho khách, thực hiện duy trì về cơ sở hạ tầng công nghệ của website.
Đồng thời các nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử cũng có nhiệm vụ thực hiện công tác phân tích về dữ liệu người dùng để phục vụ cho mục đích tạo được những ấn tượng với đúng đối tượng khách hàng.
Họ có thể làm những công việc có tiến độ nhanh và liên quan nhiều tới kỹ thuật số. Những người nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử thường là những người năng động, hoạt bát, cẩn thận và tỉ mỉ, họ có khả năng hiểu biết về công nghệ, có kết cấu riêng và có thể làm việc dưới áp lực cao một cách bình thường.
Một số công việc của vị trí nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử như sau:
- Thực hiện quản lý và vận hành đối với các website của công ty: Duy trì và đảm bảo tính ổn định cùng với chất lượng của thông tin được đăng tải trên website bằng việc thường xuyên cập nhật bài đăng, đảm bảo các công cụ trao đổi mua bán diễn ra trơn tru. Thực hiện tối ưu hóa đối với website đó qua việc thống kế, phân tích và đưa ra những đánh giá đối với thị trường từ những từ khóa có sẵn. Một số hình thức hoạt động như tối ưu hóa SEO và Google Adwords.
- Thực hiện xây dựng những kênh truyền thông thật phù hợp để có thể tìm kiếm ảnh.
- Đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh với đa kênh trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, Zing, Twitter,...
- Đẩy mạnh sự tìm kiếm của người dùng hướng đến trang web của bạn qua việc lên kế hoạch, tìm hiểu và đồng thời đưa ra những đánh giá về trang web của bạn
Đọc thêm: Học ngành thương mại điện tử ra làm gì ?
2. Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử
2.1. Thúc đẩy việc phát triển thương mại điện tử
Thực hiện đẩy mạnh các chiến dịch thương mại điện tử, góp phần làm gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty dựa trên những nền tảng kỹ thuật số.
Thiết lập các mối quan hệ với những bên đối tác chiến lược. Sáng tạo ra nhiều những ý tưởng kinh doanh mới trên trang thương mại điện tử.
Theo dõi và quản lý các hoạt động mua bán, chương trình khuyến mãi, các chương trình truyền thông xã hội trên nền tảng kỹ thuật số.
Nắm bắt được xu hướng thị trường mới, cá cơ hội kinh doanh cùng với những ngách thị trường để đẩy mạnh nhằm chiếm lĩnh thị trường.
2.2. Phát triển về cơ sở hạ tầng và công nghệ
Xây dựng các kế hoạch chiến lược nhờ việc vận dụng các kiến thức chuyên môn cùng với sự hiểu biết rộng về kỹ thuật số.
Đưa ra những giải pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro thực hiện các công tác quản lý về mối quan hệ đối với nhà cung cấp. Đưa ra những phương hướng để vận hành và đảm bảo các hoạt động cùng với cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin được vận hành một cách trơn tru đúng theo những gì đã đề ra.
Theo dõi, kiểm soát các hoạt động về công nghệ mới thiết lập, triển khai hệ thống các công nghệ kỹ thuật số.
Đọc thêm: Khái niệm mô hình B2C và những thông tin thú vị xoay quanh
2.3. Nâng cao chất lượng và trải nghiệm của người dùng
Thực hiện công tác quản lý các hoạt động và chất lượng dịch vụ khi trải nghiệm trên website. Đảm bảo về chất lượng và độ an toàn để xây dựng lòng tin đối với khách hàng.
Thực hiện và đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi để nhằm giữ chân người dùng và xây dựng những tệp khách hàng thân thiết.
2.4. Thực hiện theo yêu cầu đơn đặt hàng của khách
Theo dõi, nắm bắt được các yêu cầu của khách hàng về đơn đặt hàng để thực hiện những điều đó qua dịch vụ giao nhận hàng. Tham gia phối hợp tiếp nhận, xử lý những đơn hàng hoặc việc hoàn trả lại đơn hàng của khách.
3. Những kỹ năng cần có của nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử
Bất cứ ngành nghề nào cũng đều cần phải có kiến thức và kỹ năng riêng, đặc biệt trong ngành thương mại điện tử năng động, luôn thay đổi này thì sẽ cần những kỹ năng sau:
3.1. Kỹ năng nắm bắt công việc một cách bao quát
Việc làm của ngành thương mại điện tử có khối lượng tương đối lớn. Đồng thời các bộ phận, phòng ban được gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Chính vì vậy nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử cần phải có khả năng quan sát, nắm bắt thông tin, vấn đề một cách bao quát. Có rất nhiều những mục công việc khác nhau, mỗi đầu việc đó sẽ cần những cách xử lý khác nhau thật linh hoạt. Nếu như không có khả năng nắm bắt bao quát vấn đề công việc thì sẽ dễ bị rối trí, khó tháo gỡ trong công việc, từ đó dẫn đến áp lực và giảm hiệu quả công việc.
Đọc thêm: Thương mại điện tử khác gì so với kinh doanh điện tử
3.2. Kỹ năng sử dụng công nghệ
Mọi vị trí công việc trong ngành thương mại điện tử này đều cần phải có sự am hiểu về công nghệ bởi đó là công cụ mà họ phải tiếp xúc thường xuyên. Dù cho có không chuyên sâu về ngành IT thế nhưng các nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử sẽ đều phải nắm bắt được cách sử dụng, vận hành của những hệ thống công nghệ trong công ty của mình. Người của công ty cần phải nắm rõ được thông tin và thuần thục về sản phẩm của mình trước đã thì mới có thể giới thiệu và cung cấp sản phẩm đó đến với khách hàng và các nhà đối tác được.
3.3. Có khả năng về quản trị kinh doanh, tài chính
Đối với ngành thương mại điện tử thì các bộ phận trong công ty đều sẽ tương tự như việc làm ngành quản trị kinh doanh. Trong công việc của nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử thì bạn cần có tư duy về quản lý, nhất là có kiến thức về quản trị kinh doanh. Những điều này cũng sẽ được thể hiện rõ qua bản mô tả công việc khi nhà tuyển dụng đăng tải.
3.4. Khả năng trao đổi làm việc nhóm tốt
Đặc thù của ngành thương mại điện tử đó là các bộ phận sẽ liên kết chặt chẽ với nhau chính vì vậy kỹ năng về giao tiếp và làm việc nhóm là không thể thiếu. Chỉ cần một bộ phận làm lệch khỏi quy trình, thực hiện công việc không tốt là sẽ dẫn đến lỗi trên cả hệ thống. Một số vấn đề có thể gặp phải khi thiếu sự liên kết trong các phòng ban đó là trường hợp truyền tải thông tin không đúng với nội dung đề ra trên web hoặc phía bên bán hàng không đảm bảo chất lượng tốt dẫn đến làm mất lòng người mua hàng,...
3.5. Có lối tư duy linh hoạt, nhạy bén
Làm việc trên một môi trường online bắt buộc bạn phải có lối tư duy tổng quan và linh hoạt bởi khi có một móc xích thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của nhiều móc xích khác nữa. Ngành thương mại điện tử được xem là ngành dịch vụ tương đối lớn bởi thường xuyên sẽ có những tình huống bất ngờ mà bạn khó có thể lường trước được.
3.6. Có kỹ năng làm việc với những con số
Ngành thương mại điện tử là ngành mà mọi hoạt động diễn ra đều sẽ đi kèm với những số liệu được thống kê từ các kết quả trong những chiến dịch quảng cáo, chiến dịch khuyến mãi,... Là một nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử yêu cầu bạn phải có kỹ năng nhạy bén với các con số, cần phải nhanh chóng đọc hiểu ra ý nghĩa của các con số đó để giúp việc đưa ra quyết định của bạn được nhanh chóng hơn, ngoài ra bạn cũng có thể nhanh chóng nắm bắt được tình hình hoạt động thương mại của công ty.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử dành cho các bạn đang quan tâm theo đuổi ngành này. Hy vọng qua đây bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để phát triển, thăng tiến trong ngành này.
Tham gia bình luận ngay!