1. Khái niệm nhân viên quản lý sản xuất
Trong bất cứ ngành công nghiệp sản xuất nào thì việc phải quản lý sản xuất đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Quản lý sản xuất giúp đảm bảo tiến độ sản xuất cũng như hiệu quả, năng suất sản xuất của doanh nghiệp đó, đáp ứng đầy đủ về cả sản lượng lẫn chất lượng nguồn hàng cho công việc kinh doanh.
Nhân viên quản lý sản xuất là người sẽ tham gia trực tiếp vào công việc lên kế hoạch, kiểm tra, giám sát tất cả các quy trình trong hoạt động sản xuất. Nhân viên quản lý sản xuất phải chịu trách nhiệm chính về kết quả sản xuất, đảm bảo đáp ứng đầy đủ số lượng và chất lượng sản phẩm cho đầu ra của doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy rằng nhân viên quản lý kinh doanh là một mắt xích trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, thường làm việc tại các công xưởng, nhà máy sản xuất, xí nghiệp sản xuất.
Tùy vào từng quy mô, bộ máy của từng doanh nghiệp, các nhân viên quản lý sản xuất cũng sẽ có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng thường là sẽ bao quát các công việc ở nhà máy, xí nghiệp sản xuất và thực hiện một số công việc liên quan khác nếu có theo yêu cầu của cấp trên.
Xem thêm: Danh sách việc làm quản lý điều hành
2. Công việc của nhân viên quản lý sản xuất
Việc làm của nhân viên quản lý sẽ được chia thành nội dung nhiệm vụ công việc chính được liệt kê dưới đây:
- Lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất: thời gian dự kiến, chi phí cho hoạt động, các tiêu chí khách hàng đề ra cho sản phẩm, các thiết bị máy móc phục vụ công việc sản xuất. Ngoài ra còn điều chỉnh phân phối nguồn lực để tối ưu tạo hiệu quả nhất.
- Giám sát quá trình sản xuất, đảm bảo thời gian, chi phí cũng như tiêu chuẩn sản phẩm đã đề ra. Liên tục theo dõi thiết bị và bảo trì kịp thời tránh ảnh hưởng tới tiến độ công suất.
- Làm việc với nhà quản lý, nhà cung cấp để xác định và thực hiện đúng mục tiêu hướng tới.
- Trong quá trình làm việc phải để ý đến điều kiện, tuân thủ đảm bảo an toàn lao động cho công nhân viên
- Phối hợp phòng ban nhân sự để tìm kiếm nhân viên tiềm năng, triển khai kế hoạch đào tạo cũng như kế hoạch đánh giá hiệu quả làm việc để có chính sách lương thưởng hợp lý.
- Báo cáo kế hoạch, tiến độ công việc lên các cấp cao, ban lãnh đạo.
Đọc thêm: Các bước quản lý thời gian hiệu quả
3. Những yếu tố cần thiết của một nhân viên quản lý sản xuất
- Yêu cầu đầu tiên của một nhân viên quản lý sản xuất là phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, quản lý hay giám sát,…
- Có các kiến thức về các ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp cũng như am hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp.
- Có các kỹ lập kế hoạch và tổ chức sản xuất để áp dụng vào công việc lên kế hoạch, tổ chức sản xuất sao cho hợp lý nhất nhằm đáp ứng đúng tiến độ sản xuất cũng như đúng với nhu cầu của khách hàng.
- Kỹ năng tiếp theo là kỹ năng định mức và áp dụng định mức trong sản xuất nhằm phân bổ công việc hợp lý cho từng bộ phận chuyên trách.
- Người quản lý sản xuất còn cần có kỹ năng thúc đẩy và tạo động lực cho nhân viên để lên kế hoạch khen thưởng, nhắc nhở phù hợp nhằm đáp ứng hiệu quả công việc cao hơn.
- Khả năng đào tạo và hướng dẫn nhân viên mới, cách thức làm việc theo dây chuyền hiệu quả nhất.
- Người quản lý phải là người có tác phong chuyên nghiệp, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao.
Đọc thêm: Ngành quản lý dự án ra làm gì ? Bước đi táo bạo trong tương lai
4. Quyền lợi của một nhân viên quản lý sản xuất
Nhân viên quản lý sản xuất cũng sẽ được hưởng đầy đủ các phúc lợi cho người lao động ngay sau khi kí hợp đồng lao động với công ty. Các phúc lợi được hưởng bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp,... Bên cạnh đó nhân viên cũng được thưởng ngày lễ, Tết và nghỉ lễ, Tết theo đúng quy định của Bộ lao động.
Mức lương của việc làm nhân viên quản lý sản xuất dao động từ 9 đến 14 triệu đồng/ tháng tùy vào quy mô, hình thức sản xuất của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó nhân viên cũng sẽ được cộng thêm các khoản thưởng khác tùy vào hiệu quả hoạt động của nhà máy cũng như kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp.
So với các vị trí nhân viên khác thì lương của một nhân viên quản lý sản xuất cũng khá cao. Nhưng với tính chất công việc với rất nhiều nhiệm vụ khác nhau của nhân viên quản lý sản xuất thì mức lương đó hoàn toàn là xứng đáng. Để cải thiện hơn nữa mức lương của bản thân, bạn cần nâng cao hơn về chuyên môn cũng như các kỹ năng làm việc để giúp mang lại hiểu quả cao hơn nữa trong việc sản xuất của nhà máy nhé.
Trên đây là tất cả các thông tin nhằm giúp bạn hiểu được nhân viên quản lý sản xuất nhà máy là gì và xác định được các nhiệm vụ cần làm của một nhân viên quản lý sản xuất rồi.
Tham gia bình luận ngay!