1. Định nghĩa nhân viên Sales là gì?
Trong doanh nghiệp nhân viên Sales thường là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tư vấn và giới thiệu sản phẩm phù hợp cho khách hàng, thuyết phụ khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Có thể hiểu một cách đơn giản thì nhân viên sales là chỉ vị trí nhân viên kinh doanh bán hàng cho các doanh nghiệp. Nhờ có sales mà sản phẩm của doanh nghiệp được bán nhiều hơn và đem lại doanh thu lớn hơn.
Sales là một bộ phận quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vì sản xuất sản phẩm không chưa đủ, cần có những nhân viên Sales để họ thúc đẩy số lượng sản phẩm được bán ra. Bởi lẽ, Sales sẽ là người trao đổi với khách hàng, giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng, nhằm mục đích bán sản phẩm của mình, thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng.
Vì có chức năng cũng như nhiệm vụ quan trọng nên Nhân viên Sales là công việc không phải ai cũng làm được. Có thể bắt đầu với nó rất nhanh nhưng để gắn bó lâu dài thì nó còn phụ thuộc vào tài năng cũng như các kĩ năng của bạn.
Ngày nay, với sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như các mô hình kinh doanh khác nhau thì nhân viên Sales đang được tuyển dụng rất nhiều. Do đó, những ưu đãi và phúc lợi của công việc này cũng được nâng cao hơn. Tuy nhiên, để làm được Sales thì bạn cũng cần phải có nhiều yếu tố.
2. Nhân viên Sales thường làm những công việc gì?
Mặc dù đã biết nhân viên Sales là chỉ những người ở vị trí kinh doanh bán hàng. Những bạn có biết rõ ràng một nhân viên Sales ngoài bán hàng thì còn phải làm những công việc cụ thể gì không?
Khi trở thành một nhân viên Sales, thì bạn sẽ phải thực hiện các công việc gần giống như một nhân viên hành chính văn phòng. Tuy nhiên, độ khó của công việc Sales lại có phần nhỉnh hơn.
Các nhân viên Sales thường làm các công việc như:
- Đầu tiên, khi làm Sales bạn phải học thuộc tất cả các mẫu mã, mã hàng, màu sắc, kiểu dáng cũng như cách sử dụng của sản phẩm. Nói chung là tất cả mọi thông tin về sản phẩm bạn đều phải nắm chắc. Bởi chính bạn sẽ là người trực tiếp truyền đạt thông tin đó tới khách hàng.
- Phải có mặt trực tiếp tại khu vực bán hàng của doanh nghiệp mình. Bạn có nhiệm vụ hỗ trợ kịp thời các yêu cầu cũng như thắc mắc của khách hàng, tư vấn sản phẩm giúp khách hàng mua được sản phẩm ưng ý. Thêm vào đó, nhân viên Sales phải luôn luôn quan sát và nắm bắt được tốc độ tiêu thụ hàng hóa, sau đó tổng hợp để báo cáo sau này.
- Nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách hàng ngày nay. Qua đó tìm được khách hàng tiềm năng và vạch ra chiến lược cụ thể để phát triển thương hiệu cũng như đem lại hiệu quả kinh doanh.
- Họ cũng chính là những người sẽ gọi điện, gửi email và trao đổi với các khách hàng tiềm năng. Qua đó, tìm hiểu được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng.
- Nhân viên Sales còn phải báo giá sản phẩm cũng như thương thảo, đàm phán hợp đồng giá cả, thỏa thuận mua bán cũng như thời hạn thanh toán và cách thức giao hàng cho khách hàng.
- Kết thúc mỗi ngày, nhân viên Sales còn phải kiểm kê lại hàng hóa, thống kê số sản phẩm bán được, bổ sung những sản phẩm còn thiếu và nộp hóa đơn bán hàng. Bên cạnh đó, đôi khi họ còn phải kết hợp cùng các bộ phận khác như chăm sóc khách hàng để hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm. Và nhân viên Sales sẽ phải gửi báo cáo kinh doanh cho cấp trên của mình.
Đây thường là những công việc mà nhân viên Sales làm. Có thể nói nhân viên Sales chính là bộ mặt của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do đó, mỗi nhân viên Sales cần có thái độ, hành vi phù hợp với môi trường làm việc, bởi nó sẽ quyết định việc khác hàng có tin dùng cũng như yêu thích sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp đó hay không.
Chính vì sự quan trọng của nhân viên Sales mà hiện nay các công ty, doanh nghiệp thường rất chú trọng trong việc đào tạo. Và phải trải qua một quá trình đào tạo và rèn luyện khắt khe thì bạn mới có thể trở thành một nhân viên Sales chính thức và có chuyên môn. Bên cạnh đó, một nhân viên Sales cũng phải có những phẩm chất đạo đức như sự trung thực trong công việc, tính kỉ luật cao và có trách nhiệm với công việc của mình.
Đọc thêm: Chốt sale là gì? Cách chốt sale hiệu quả cho dân kinh doanh
3. Các vị trí của nhân viên Sales
Ở các công ty, doanh nghiệp có tổ chức khác nhau thì vị trí của nhân viên Sales cũng có sự phân chia chức vụ rõ ràng. Vậy, bạn có biết có những vị trí nào của nhân viên Sales không? Thông thường sẽ có những vị trí sales như Salesman, Sales Representative, Sales Executive, Sales Supervisor, Sales Manager. Các vị trí sales này đảm nhiệm những công việc gì? Và tại sao lại phải phân chia như vậy?
Có sự phân chia chức vụ như vậy vì một doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì đều sẽ có những nhân viên sales. Tuy nhiên những nhân viên sales cũng sẽ có những công việc khác nhau tùy theo năng lực của nhân viên đó để hoàn thành được nhiệm vụ của phòng Sales.
3.1. Salesman là ai? Salesman làm những gì?
Salesman cũng giống như nhân viên sales và nhân viên kinh doanh. Họ sẽ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn về sản phẩm cũng như giải đáp các thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ của công ty tới khách hàng. Khiến khách hàng hài lòng và sẵn sàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp mình. Nói cách khác thì Salesman có vai trò thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng và làm tăng doanh thu cho công ty, doanh nghiệp, mang tới lợi nhuận cao.
Salesman cũng sẽ làm những công việc bình thương như một nhân viên Sales. Tức là họ sẽ làm các công việc đã được nêu ở trên. Tuy nhiên họ thường sẽ không phải nghiên cứu thị trường cũng như vạch ra phương hướng phát triển và hướng đi sau này.
Mức lương của các Salesman thường dao động trong khoảng từ 5-10 triệu/tháng. Mức lương sẽ phụ thuộc vào kỹ năng bán hàng của bạn và số lượng sản phẩm mà bạn bán được. Nếu bạn bán được càng nhiều sản phẩm thì lương của bạn cũng sẽ tăng lên.
3.2. Sales Representative
Sales Representative là vị trí cao hơn 1 bậc so với Salesman.
Các công việc của Sales Representative cũng giống như Salesman nhưng thiên về giấy tờ nhiều hơn. Họ sẽ nghiên cứu thị trường, cũng như đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Sau đó đề xuất những phương án và hướng đi mới để tăng khả năng cạnh tranh cũng như tiêu thụ sản phẩm của công ty, doanh nghiệp mình.
Bên cạnh đó, Sales Representative cũng sẽ nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng tiềm năng, sau đó tổng kết lại. Những báo cáo, thu hoạch sau này của Sales Representative sẽ đưa cho Salesman để Salesman nắm bắt được tâm lý khách hàng từ đó đưa ra cách thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình. Lương của Sales Representative cũng sẽ cao hơn so với Salesman một chút.
3.3. Sales Executive
Sales Executive có nghĩa là chỉ vị trí điều hành kinh doanh. Người đảm nhận chức vị này sẽ được quản lý kinh doanh tại một khu vực hay một vùng nào đó, tùy thuộc vào năng lực cũng như sự sắp xếp của công ty.
Công việc của Sales Executive thường là:
- Triển khai, điều hành thực hiện các kế hoạch, dự án kinh doanh mà công ty chỉ đạo
-Trực tiếp chỉ đạo các công việc cho cấp dưới như Sale Representative và Salesman
-Theo dõi, quản lý tiến độ công việc và nhân viên
- Lập kế hoạch kinh doanh theo từng thời điểm, thời kỳ tại vùng mà mình quản lý
Do là người đứng đầu quản lý một vùng nên Sales Executive thường có trách nhiệm lớn hơn. Bên cạnh đó, để trở thành Sales Ex bạn cũng cần phải có những tố chất như sự thông minh, nhạy bén và cách quản lý thông minh. Nếu làm Sales Ex bạn sẽ có mức lương trong khoảng 6 – 15 triệu đồng, tùy thuộc vào năng lực bản thân.
3.4. Sales Supervisor
Vị trí Sales Supervisor chính là vị trí giám sát kinh doanh. Người đảm nhận vị trí này sẽ có trách nhiệm chính là giám sát và theo dõi salesman hay nói cách khác là những nhân viên ở vị trí bán hàng. Nếu thấy ai mắc lỗi hoặc có những hành động chưa phù thì Sales Supervisor có trách nhiệm đào tạo và dạy lại nhân viên đó. Ngoài ra nếu hoạt động bán hàng không hiệu quả thì Sales Supervisor cũng có trách nhiệm hướng dẫn và đào tạo cách bán hàng hiệu quả.
Công việc của Sales Supervisor thường là như sau:
- Giám sát tất cả công việc của nhân viên bán hàng (salesman và sales representative)
- Giám sát nguồn hàng
- Giám sát tiến độ cũng như hoạt động kinh doanh
- Lập phương án hành động và kinh doanh
Đây cũng là một vị trí khá hấp dẫn và mức lương của vị trí này trong khoảng từ 7 – 18 triệu đồng.
3.5. Sales Manager
Vị trí Sales Manager chính là chỉ vị trí trưởng phòng kinh doanh. Đây sẽ là vị trí đứng đầu và quản lý các nhân viên còn lại trong phòng kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó.
Công việc chính của Sales Manager chính là:
- Quản lý nhân viên và thiết lập nên hệ thống đánh giá kết quả chất lượng công việc
- Đảm bảo được các mục tiêu về kinh doanh cũng như doanh thu của công ty
-Thực hiện các công việc về quản lý hành chính
- Đưa ra đề xuất những hướng đi mới, định hướng phát triển cũng như chiến lược kinh doanh.
Là vị trí đứng đầu, trách nhiệm của Sales Manager rất cao, lượng công việc cũng rất lớn. Do đó đòi hỏi người là manager phải có trình độ về năng lực cũng như trình độ quản lý về nguồn nhân lực, công việc. Mức lương của Sales Manager cũng rất hậu hĩnh, thường khoảng từ 10 – 30 triệu đồng.
Tìm hiểu thêm: [Tiết lộ] Bản mô tả công việc sales admin – Việc nhẹ lương cao
4. Trở thành nhân viên Sales cần có những kỹ năng gì?
Trở thành một nhân viên Sales không khó. Nhưng để tồn tại, gắn bó và phát triển với nó thì lại không dễ dàng. Có rất nhiều người trở thành nhân viên Sales nhưng không phải ai cũng có thể làm Sales được. Vậy, cần có các kỹ năng gì để trở thành một nhân viên Sales?
4.1. Có khả năng giao tiếp và đàm phán
Vì là người trực tiếp bán hàng nên nhân viên Sales cần phải có khả năng giao tiếp tốt, biết lựa lời và sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh. Bên cạnh đó khả năng đàm phán cũng là yếu tố cần thiết của nhân viên sales vì phải đàm phán, thương lượng giá cả phù hợp với khách hàng. Hơn hết, giao tiếp tốt cũng giúp nhân viên sales tạo dựng được mối quan hệ và tạo được niềm tin của khách hàng vào thương hiệu cũng như sản phẩm của công ty., doanh nghiệp.
4.2. Sự thông minh, hiểu biết và có bản lĩnh trong công việc
Nhân viên Sales nói đơn giản thì là bán hàng, nhưng bản chất của Sales lại rộng và đặc biệt khó hơn. Nếu chỉ là bán hàng thông thường thì lại quá dễ dàng, nhân viên Sales vừa phải bán hàng vừa phải xây dựng thương hiệu, niềm tin cho khách hàng. Thông qua đó có thể tạo nên sự tin dùng tuyệt đối của khách hàng vào sản phẩm và làm tăng nhu cầu mua hàng của khách. Do đó, nhân viên sales cần có sự thông minh trong cách xây dựng, tiếp xúc và trao đổi với khách hàng. Bên cạnh đó là sự hiểu biết về khách cũng như nhu cầu của khách. Đặc biệt là có bản lĩnh để có thể giải quyết, xử lý các tình huống có thể xảy ra mà vẫn khiến khách hàng hài lòng.
4.3. Sự nhạy bén và linh hoạt
Điều này có vẻ rất nhiều bạn sẽ bỏ qua nhưng nó cũng là một trong những kỹ năng cần có của nhân viên Sales. Tại sao phải linh hoạt và nhạy bén? Rất đơn giản, trực tiếp trao đổi với khách nên đôi khi cũng sẽ có những tình huống bất ngờ phát sinh. Vì vậy, nhân viên sale cần đủ nhạy bén để phát hiện vấn đề xảy ra và linh hoạt trong cách ứng xử. Để làm sao mà khách hàng vẫn hài lòng và không bị gây ra cảm giác khó chịu.
4.4. Thái độ cũng như phong thái trên gương mặt của nhân viên Sales là kỹ năng quan trọng
Nếu một nhân viên Sales luôn cau có, khó chịu, có thái độ gắt gỏng thì liệu có bán được hàng không? Chắc chắn câu trẻ lời sẽ là không. Khách hàng thường có nhu cầu tìm đến những người có thái độ ôn hòa, niềm nở, dịu dàng để đưa ra thắc mắc cũng như nhu cầu cần tư vấn thêm về sản phẩm. Tìm tới những nhân viên có thái độ niềm nở khiến bản thân khách hàng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, Làm tăng sự yêu thích mua hàng hơn rất nhiều. Vì thế, là một nhân viên sales, bạn phải luôn nở nụ cười trên mặt và có thái độ hòa nhã với tất cả các khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính. Việc mang cho mình gương mặt tươi tắn, sự chỉn chu trong trang phục và cách ăn nói khéo léo sẽ giúp bạn dễ dàng bán hàng cũng như chốt đơn hơn rất nhiều đấy.
Ngoài ra, các nhân viên Sales cũng cần có cho mình những kỹ năng cơ bản như ngoại ngữ, sử dụng word và excel,…để phục vụ cho công việc của mình. Bên cạnh đó là kỹ năng làm việc nhóm cũng rất cần thiết với nhân viên sales bởi họ không chỉ làm việc một mình mà còn có khả năng kết hợp với những phòng ban khác. Việc hiểu biết về internet cũng như quảng cáo trực tuyến cũng sẽ đem lại lợi thế cho bạn khi trở thành nhân viên Sales.
Nhân viên Sales hiện nay là công việc vô cùng hot và có nguồn nhân lực rất đông, tuy vậy vẫn có rất nhiều cơ hội cho những bạn có định hướng làm công việc này. Kinh tế ngày càng phát triển, nên nhu cầu tuyển dụng của nhân viên sales cũng rất nhiều. Đây cũng được coi là một trong những công việc khá ổn định.
Bài viết này đã giải đáp thắc mắc giúp bạn đọc hiểu được nhân viên Sales là gì? và những công việc thường ngày của một nhân viên Sales. Thông qua đó, các bạn sẽ có những định hướng, hướng đi về nghề nghiệp trong tương lai sao cho phù hợp với bản thân của mình sau này.
Tham gia bình luận ngay!