Trách nhiệm và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm mẫu mực

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2021-06-02 09:55:34

Trong một lớp học, ngoài những người giảng dạy các em học sinh là giáo viên bộ môn ra, thì người có vai trò quan trọng trong việc giúp các em phát triển, hoàn thiện tri thức và nhân cách là giáo viên chủ nhiệm. Vậy để làm được điều đó thì các công việc, trách nhiệm và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là gì?

1. Các công việc và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm

1.1. Giảng bài

Bên cạnh việc đảm nhiệm vai trò của giáo viên chủ nhiệm, người đó còn phải dạy các em học sinh các kiến thức. Nếu như ở cấp một, giáo viên chủ nhiệm sẽ dạy các môn Toán, Văn cho học sinh, rèn rũa các kiến thức nền tảng cho các em. Thì ở cấp 2, cấp 3, GVCN có thể dạy các môn học khác như Văn, Lý, Hóa,...

Giáo viên chủ nhiệm sẽ cần giảng bài cho học sinh
Giáo viên chủ nhiệm sẽ cần giảng bài cho học sinh

Những lúc cần lên lớp giảng bài, giáo viên chủ nhiệm sẽ phải lập kế hoạch và chuẩn bị phù hợp các khóa học và bài giảng được giao. Họ cần tiến hành các lớp giảng dạy đúng theo thời khóa biểu, lịch giảng dạy, thực hiện các chương trình giảng dạy một cách đầy đủ và đúng thời hạn. Đồng thời sẽ giao các bài tập và bài tập về nhà hợp lý cho sinh viên theo nội quy của trường. 

Đọc thêm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và một số quy định bạn cần biết

1.2. Lập kế hoạch quản lý lớp

Một người giáo viên chủ nhiệm cần lập kế hoạch thực hiện các phương pháp quản lý lớp học hiệu quả. Việc đưa ra các kế hoạch trong một năm học không hề dễ dàng, mà phải dựa trên tính cách và khả năng của các em học sinh. 

Đưa ra các kế hoạch phục vụ công tác giảng dạy và quản lý
Đưa ra các kế hoạch phục vụ công tác giảng dạy và quản lý

Việc lập kế hoạch tại các lớp năng khiếu mỹ thuật sẽ khác các kế hoạch trong các lớp văn hóa bình thường. Các kế hoạch có thể thay đổi theo tuần, theo tháng, theo quý phụ thuộc vào thời điểm đó các em học sinh cần gì. 

1.3. Quản lý hồ sơ

GVCN cần nắm rõ về hồ sơ của các em bao gồm thành tích học tập trước đó, thành tích hiện tại và các yếu tố khác như hoàn cảnh gia đình. Bên cạnh đó, GVCN có thể giữ một số giấy tờ hồ sơ của các em như học bạ, sổ đoàn viên. 

Việc biết và quản lý hồ sơ của các em học sinh tốt sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm đó nắm bắt thông tin và lên kế hoạch giảng dạy, quản lý phù hợp. Giả sử, nếu GVCN biết về hồ sơ của một em có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì họ có thể đề xuất lên ban giám hiệu nhà trường về việc miễn giảm học phí và trao học bổng hỗ trợ cho em học sinh đó.

Đọc thêm: Tìm hiểu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học hiện nay

1.4. Đánh giá, xếp loại học sinh

Ghi chép lại các kết quả bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ của học sinh để đánh giá kết quả sinh một cách khách quan, công bằng và kịp thời. Ngoài kết quả học tập, giáo viên chủ nhiệm cần đánh giá về hạnh kiểm, đạo đức của học sinh lớp mình quản lý.

Có phương pháp đánh giá và xếp loại học sinh phù hợp
Có phương pháp đánh giá và xếp loại học sinh phù hợp

Giáo viên chủ nhiệm sẽ áp dụng nhiều công cụ và phương pháp thích hợp để đánh giá và thúc đẩy sự phát triển trí tuệ lẫn phẩm chất của học sinh. Sau đó, họ có thể dùng các dữ liệu đánh giá đó để có những thay đổi trong việc truyền đạt và hướng dẫn các em trở nên tốt hơn.

Khi đã có kết quả đánh giá và xếp loại học sinh, giáo viên chủ nhiệm sẽ đề nghị khen thưởng hoặc kỷ luật học sinh với ban giám hiệu nhà trường. Và dựa vào đó, họ cũng sẽ đưa lên danh sách những em được lên lớp hay phải học lại, học bổ túc hay rèn luyện lại hạnh kiểm. Theo kết quả đánh giá, giáo viên chủ nhiệm sẽ ghi kết quả học tập và rèn luyện của học sinh vào học bạ.

Xem thêm: Danh sách việc làm giáo viên mỹ thuật

1.5. Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp

Trong một lớp học sẽ có ban cán bộ lớp để hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm quản lý lớp học tốt hơn. Việc lựa chọn học sinh và tổ chức đội ngũ cán bộ lớp sẽ do giáo viên chủ nhiệm quyết định. Nếu thấy học sinh nào có tiềm năng, tư chất lãnh đạo tốt, GVCN sẽ bổ nhiệm người đó. Đồng thời GVCN cũng cần giúp cho đội ngũ cán bộ lớp hiểu rõ về trách nhiệm của mình để có thể thực hiện tốt vai trò của mình.

1.6. Tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh

Bên cạnh việc quản lý và giảng dạy các kiến thức văn hóa trên lớp, giáo viên chủ nhiệm sẽ là người góp phần tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh của mình. Các hoạt động đó có thể là hoạt động học tập như truy bài đầu giờ, giờ tự học buổi tối hoặc các hoạt động đoàn thể, hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ.

Lên kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể
Lên kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể

Các hoạt động đoàn thể có thể được tổ chức vào những ngày kỷ niệm đội, đoàn. Đó có thể là các hoạt động cắm trại, hội trại thi đua, tham quan,... Khi ở lứa tuổi học sinh, các em cũng cần được khai thác và phát triển các yếu tố năng khiếu. Vì vậy, việc giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ là rất cần thiết. Ví dụ như tổ chức các buổi ca hát, giao lưu nghệ thuật hay là tổ chức những trận đấu đá bóng cho các em. Những hoạt động này cần phù hợp và mang tính tích cực cho học sinh.

1.7. Phối hợp công tác giáo dục với các giáo viên khác

Trong quá trình giáo dục, giáo viên cần phối hợp với nhiều lực lượng giáo dục khác để có kết quả đào tạo học sinh tốt nhất. Các công tác này cần chặt chẽ và đồng đều giữa tất cả các bên.

Đầu tiên, giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp cùng với các giáo viên bộ môn. Việc này giúp cho GVCN nắm bắt được tình hình học tập của các em, qua đó có công tác xây dựng và lên kế hoạch giúp đỡ, kèm cặp các em có kết quả kém hay bồi dưỡng cho những em học giỏi để đi thi. 

Phối hợp với các giáo viên bộ môn
Phối hợp với các giáo viên bộ môn

Việc phối hợp này còn giúp giáo viên chủ nhiệm biết kết quả học tập, ghi điểm và nhận xét vào trong học bạ của học sinh. Đồng thời có thể đưa ra những biện pháp giáo dục và phương pháp giảng dạy kịp thời và hợp lý.

Giáo viên chủ nhiệm sẽ báo cáo và phối hợp với ban giám hiệu nhà trường kịp thời để có thể đưa ra các kế hoạch, hay biện pháp nâng cao kết quả học tập, đạo đức của học sinh.

Bên cạnh đó, phối hợp với đoàn thanh niên để thực hiện các các công tác thi đua, hoạt động hấp dẫn cho học sinh. Việc này giúp cho học sinh phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong môi trường tập thể nhưng vẫn đảm bảo các hoạt động này không chồng chéo lên hoạt động học tập.

Tất nhiên, một nhân tố quan trọng mà GVCN cần liên hệ đó là cha mẹ học sinh. Giáo viên chủ nhiệm sẽ trao đổi kết quả học tập, đánh giá học bổng với phụ huynh, có thể là trong các buổi họp phụ huynh định kỳ hoặc qua điện thoại, email, sổ điện tử nếu như gặp trường hợp gấp.

2. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm sẽ là phải là người quản lý, tổ chức, điều khiển và kiểm tra toàn diện các hoạt động trong và ngoài lớp học mình phụ trách dựa trên sự hỗ trợ của ban cán bộ lớp. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, nhà trường và các đoàn thể xã hội.

Họ cũng sẽ cần bổ nhiệm cho các nhiệm vụ khác nhau và kiểm soát sự có mặt của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm sẽ luôn cố gắng đôn đốc học sinh của mình tham gia các buổi giảng dạy đầy đủ và đúng giờ. Nếu trong thời gian học tập mà học sinh không có mặt trên lớp thì giáo viên chủ nhiệm cần biết em đó đi đâu để đề phòng trường hợp xấu xảy ra mà giáo viên chủ nhiệm không biết gì.

Giáo viên chủ nhiệm cần thúc đẩy động cơ học tập của các em học sinh
Giáo viên chủ nhiệm cần thúc đẩy động cơ học tập của các em học sinh

Một giáo viên chủ nhiệm cần phải thúc đẩy động cơ học tập của học sinh bằng cách cung cấp những trải nghiệm học tập có ý nghĩa và nâng dần sự thách thức lên để khám phá giới hạn của học sinh. Ví dụ như đưa ra các câu hỏi tự khám phá, đặt mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức, đặt câu hỏi, tự thực hiện và đánh giá bản thân. Đồng thời có những biện pháp thu hút học sinh chủ động tham gia học tập, thực hành, sáng tạo. Đó có thể là kể chuyện, tâm sự, truyền cảm hứng hay trang trí lớp học, 

GVCN cần có mặt đúng giờ theo thời khóa biểu, tuân thủ các quy định của trường học, trách nhiệm trong việc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng trường. Bên cạnh đó, một số trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là:

- Thể hiện kỹ năng khi quản lý hành vi của học sinh, can thiệp và giải quyết các vấn đề kỷ luật

- Tạo và duy trì một môi trường học tập tích cực và an toàn.

- Tham dự và tham gia các cuộc họp của bộ môn, nhà trường để nhận nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân.

Giáo viên chủ nhiệm vừa như một trái tim, vừa như một bộ não có nhiệm vụ kết nối các em học sinh và giúp các em có kết quả học tập và nhân cách tốt. Qua bài trên ta có thể thấy nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm rất nhiều nhưng ý nghĩa cũng rất to lớn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: