1. Khái niệm chung về nợ công là gì?
Trọng quá hình vận hành một quốc gia nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế - xã hội, sẽ có những điểm cần đến sự hỗ trợ từ các nguồn lực trong nước và quốc tế. Trường hợp ngay cả khi các khoản thu từ các khoản bắt buộc mà người dân đóng cho Nhà nước như đóng thuế, đóng phí vẫn không đảm bảo vận hành được các hoạt động cần thiết thì Nhà nước phải đứng ra vay nợ để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đó. Khi đó khoản vay đó được gọi là công nợ.
Công nợ là một số tiền mà Chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương đi vay để chi trả vào các khoản thâm hụt ngân sách. Mọi người hay gọi đó là nợ Nhà nước hoặc nợ Chính phủ. Nợ Chính phủ hay còn gọi là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó.
Nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm nợ công và nợ quốc gia, đây là hai thuật ngữ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nợ quốc gia là bao gồm toàn bộ khoản vay nợ của quốc gia đó tính cả nợ công và nợ tư nhân (khoản nợ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp). Từ đó ta hiểu được rằng nợ công chỉ là một trong các khoản nợ của Quốc gia đó.
Xem thêm: Ngành giáo dục chính trị
2. Các đối tượng chịu trách nhiệm về khoản nợ công
Để có thể đứng ra vay và coi đó là khoản nợ công thì chỉ có những nhóm chủ thể sau có nghĩa vụ nợ đó là:
- Những khoản vay từ Chính Phủ và các phòng ban, bộ ngành chịu sự quản lý của Chính phủ.
- Các cấp chính quyền địa phương cũng có thể đứng ra vay.
- Khi Ngân hàng trung ương đứng ra vay cũng tính là khoản nợ công.
- Đối với những tổ chức độc lập nhưng được Chính Phủ góp trên 50% tổng số vốn thì khi vay cũng được coi là nợ công, nếu trong trường hợp tổ chức đó phá sản thì Chính phụ phải chịu trách nhiệm trả nợ cho khoản đã vay.
Khoản nợ công được chia làm 3 nhóm chính theo như quy định của pháp luật Việt Nam đó là: nợ của địa phương, nợ Chính phủ và nợ được Chính phủ đứng ra bảo lãnh.
- Đối với nợ Chính phủ là khoản tiền vay từ trong nước quốc tế phát sinh ra nhưng được ủy quyền phát hành và ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các khoản nợ do Ngân hàng nhà nước đứng ra vay với mục đích thực hiện các chính sách tài chính của Quốc gia trong một thời kỳ nhất định thì không được tính nợ Chính phủ.
- Nợ được Chính phủ bảo lãnh hay còn gọi là nợ tư nhân là các khoản vay do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước hoặc quốc tế nhận sự bảo lãnh từ Chính phủ.
- Nợ của địa phương là khoản vay của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã được ủy quyền phát hành và ký kết.
Định nghĩa về khoản nợ công ở Việt Nam không được rộng mở như thông lệ của quốc tế, điều này đã được công nhận bởi những chuyên gia uy tín trong lĩnh vực chính sách.
3. Đặc điểm của khoản nợ công
Khi Nhà nước đứng ra vay và coi đó là khoản nợ công thì Chính phủ hoặc các cơ quan thuộc quyền quản lý của Nhà nước phải có trách nhiệm chi trả đầy đủ khoản vay nợ đó. Để chi trả cho khoản nợ này thì Nhà nước có thể áp dụng một trong hai hình thức gián tiếp và trực tiếp trả nợ.
- Đối với hình thức trực tiếp nghĩa là các cơ quan có thẩm quyền trong Nhà nước đứng ra vay và thực hiện trách nhiệm chi trả như chính quyền địa phương hay chính phủ Việt Nam.
- Đối với hình thức gián tiếp nghĩa các cơ quan có thẩm quyền trong Nhà nước chỉ đứng ra bảo lãnh cho việc vay nợ của một tổ chức trong nước. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức được bảo lãnh phá sản hoặc không đủ khả năng trả nợ thì cơ quan bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trả món nợ đó.
Để thực hiện khoản nợ công thì phải có sự tham gia của cơ quan có thẩm quyền trong Nhà nước và được quản lý chặt chẽ để đảm bảo thực hiện hai nghĩa vụ quan trọng sau đây:
- Hướng đến lợi ích chung của đất nước khi thực hiện những khoản vay nợ công nhằm phát triển nền kinh tế - xã hội để tiến hành các nhiệm vụ, chức năng cần thiết của Nhà nước. Khi thực hiện vay nợ công thì phải đặt lợi ích của quốc gia lên hàng đầu không sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc phục vụ lợi ích riêng của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân nào. Đây cũng chính là chức năng thiết yếu của Nhà nước tất cả là của của dân, vì dân và do dân nhằm hướng tới lợi ích chung phát triển xã hội.
- Mục đích của những khoản nợ công chính là để phát triển nền kinh tế - xã hội từ đó nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên kế toán
4. Phân loại các kiểu nợ công
Để phân loại nợ công thì phải dựa vào các tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng và quản lý khoản nợ công. Ta có thể phân loại nợ công theo nguồn gốc của khoản vay, trong đó gồm 2 loại nợ công chính đó là nợ nước ngoài và nợ trong nước.
- Đối với khoản nợ công trong nước khi mà bên cho vay là các cá nhân, doanh nghiệp tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam.
- Đối với nợ công nước ngoài nghĩa là đối tượng cho vay là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tài chính quốc tế hoặc Chính phủ nước ngoài. Tuy nhiên ta không thể quy chụp tất cả những khoản vay từ nước ngoài gọi là nợ nước ngoài mà nợ công bao gồm cả 2 loại nêu trên.
Bên cạnh đó, ta có thể phân theo thời hạn vay nợ công:
- Nợ ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn dưới 1 năm. Khoản vay này dùng để bồi đắp các khoản bội chi tạm thời của ngân sách Nhà nước.
- Nợ trung hạn và dài hạn: là khoản nợ có thời hạn vay từ 1 năm trở lên. Khoản vay này dùng để huy động vốn cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cần phải phân loại rõ ràng các khoản nợ công để thực hiện việc quản lý nhằm xác định tình hình của cán cân thanh toán quốc tế một cách chính xác nhất. Một trong những mục tiêu trong việc quản lý nợ nước ngoài đó chính là giữ an ninh tiền tệ của Nhà nước Việt Nam.
5. Tầm ảnh hưởng của nợ công đối với nền kinh tế Việt Nam
Tất nhiên đã là khoản nợ thì dù vay cho mục đích gì thì cũng có những mặt tích cực và tiêu cực riêng. Để thực hiện tốt công tác xây dựng và quản lý nợ công thì cần phải xác định được những khía cạnh tiêu cực và nhược điểm của công việc này. Mục đích của việc nợ công là hướng tới những lợi ích chung của xã hội tạo nên nhiều mặt tiêu cực lên thị trường kinh tế như sau:
- Việc vay những khoản nợ công không chỉ làm gia tăng nguồn lực Nhà nước mà còn phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. Tuy vào nền kinh tế của mỗi quốc gia nhưng riêng Việt nam để có thể phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thì điều cần thiết nhất chính là vốn. Đây cũng là mục đích khi huy động các khoản nợ công nhằm thực hiện các nhiệm vụ nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
- Người dẫn thường có những khoản tiết kiệm được gửi trong các ngân hàng hay còn gọi là nguồn tài chính “nhàn rỗi” nghĩa là những khoản tiền đó chưa có nhu cầu được lấy ra sử dụng vậy thì khi cần nợ công thì Nhà nước sẽ vay những khoản tiền đó để sử dụng cho mục đích cải thiện nền kinh tế công và tư trong khu vực.
- Việc nợ công nước ngoài là thực hiện vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể coi là hoạt động trao đổi nâng cao mối quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa các quốc gia chưa phát triển và đang phát triển thông qua việc tài trợ quốc tế.
Bên cạnh những mặt tiêu cực thì nợ công cũng có tác động tiêu cực tới nền kinh tế nước nhà trong đó phải kể đến các khoản nợ công tạo ra áp lực cho Nhà nước về chính sách tiền tệ đặc biệt khi vay vốn từ nước ngoài. Nếu như không thực hiện tốt việc quản lý nợ công có thể khiến khoản vay trở nên vô ích không có tác dụng và gây nên tình trạng tham nhũng và lãng phí.
Bên trên là những cơ sở thông tin về nợ công là gì, bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn cụ thể về nền kinh tế nước cũng như cách vận hành và chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước. Để tìm hiểu thêm những bài viết khác liên quan đến lĩnh vực tài chính - kinh tế truy cập website topcvai.com
Tham gia bình luận ngay!