Nơi cư trú là gì? Những vấn đề xung quanh nơi cư trú

Icon Author Trương Nhật Hạ

Ngày đăng: 2024-03-28 09:24:52

Nơi cư trú là gì? Sự khác biệt giữa tạm trú và thường trú như thế nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Để có thể hiểu hơn về vấn đề này, bạn hãy cùng topcvai.com theo dõi bài viết dưới đây.

1. Định nghĩa về nơi cư trú

cư trú là gì

1.1. Nơi cư trú, nơi cư trú của công dân là gì?

  Nơi cư trú tức là địa điểm mà một cá nhân nào đó thường hay sinh sống và có hộ khẩu thường trú hoặc chính là nơi mà các cá nhân tạm trú mà có đăng ký tạm trú.

  Đối với những người ở độ tuổi thành niên thì nơi cư trú chính là nơi cư trú của chia mẹ hoặc là người giám hộ. Còn đối với những cặp vợ chồng thì nơi cư trú thường là nơi hai người sống chung,… 

Công dân có thể đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký các thủ tục liên quan đến vấn đề cư trú. 

Xem thêm: Việc làm công chức viên chức

1.2. Nơi công dân cư trú

  Trong các công ước quốc tế, một người chỉ có thể có một nơi cư trú, là nơi mà cá nhân thường trú và thường xuyên quay trở lại sau khi đến những nơi khác trong một khoảng thời gian hợp lý. Nó được sử dụng để xác định luật cần được áp dụng để xác định tranh chấp pháp lý nhất định.

  Nơi cư trú là nơi ở hợp pháp của công dân, hoặc các cơ, quan, tổ chức đang sinh sống tại đây. Hoặc nơi các cá nhân đó cho thuê, mượn nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của họ

  Đối với những nơi mà công dân thuê, mượn để sử dụng làm nơi cư trú thì phải đảm bảo về điều kiện diện tích bình quân theo quy định của hội đồng nhân dân thành phố

  Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân, thì có thể xem nơi họ đang sống chính là nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 của điều này

1.3. Nơi cư trú hợp pháp theo quy định của pháp luật

  Chỗ ở hợp pháp được nhà nước quy định bao gồm:

  - Nhà ở

  - Tàu, thuyền hay các phương tiện khác nhằm mục đích phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của các cá nhân, hộ gia đình

  - Nhà dùng để ở, phục vụ đời sống, sinh hoạt cho các cá nhân hay hộ gia đình

  Thông thường khi chuyển đến một chỗ ở mới, công dân phải đăng ký hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên có những trường hợp mà công dân không được phép đăng ký như:

  - Chỗ ở nằm trong khu vực bị cấm

  - Nơi ở mà toàn bộ diện tích của ngôi nhà nằm trên mảnh đất trái phép, không thuộc quyền sở hữu của công dân đó

  - Chỗ ở mà nhà nước đã có phương án tịch thu, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân. Chỗ ở mà hiện tại đang xảy ra tranh chấp hay khiếu nại liên quan đến quyền sử dụng  nhưng chưa được pháp luật xử lý( trừ trường hợp những người có quan hệ: vợ, chồng, con cái, ông bà nội, ông bà ngoại)

  - Chỗ ở mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tịch thu, trưng thu, trưng mua 

  - Chỗ ở là nơi mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra quyết định tháo dỡ

Trang vàng

2. Sự khác biệt giữa cư trú, thường trú, tạm trú và lưu trú

quy định của nhà nước về cư trú là gì

  Có rất nhiều người hay nhầm lẫn các hình thức cư trú này với nhau. Vậy, sự khác biệt giữa chúng là gì?

  - Khái niệm:

  Tạm trú chính là nơi mà công dân sinh sống ngoài nơi họ đã đăng ký thường trú và tạm trú

  Thường trú: Đây là nơi mà công dân sinh sống thường xuyên, liên tục, ổn định, lâu dài và đã đăng ký tại các cơ quan địa phương

  Lưu trú: Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú

  - Nơi đăng ký :

  Tạm trú, các công dân đăng ký ở công an, xã, phường nơi mình đang ở hiện nay

Thường trú: Nếu công dân ở thành phố trực thuộc trung ương, họ sẽ nộp hồ sơ tại công an quận, huyện, thị xã. Còn những công dân ở các tỉnh thì nộp hồ sơ về công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh

  Lưu trú: Công an xã, phường, thị trấn

  - Điều kiện đăng ký:

  Tạm trú: Những người đang sinh sống, học tập, làm việc ở một nơi khác không thuộc trường hợp đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày từ ngày đến phải tiến hành đăng ký tạm trú

  Thường trú: Đối với những trường hợp đăng ký tại tỉnh thì công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì có thể đăng ký thường trú ở tỉnh đáy luôn, Đối với những trường hợp ở nhờ, thuê nhà người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản rõ ràng. Còn đối với những người đăng ký hộ khẩu thường trú ở các thành phố trực thuộc trung ương thì người đăng ký phải có những điều kiện như sau: 

  • Công dân là người có chỗ ở hợp pháp, phải có thời gian tạm trú từ một năm trở lên đối với những trường hợp đăng ký ở các huyện, thị xã,thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Và Phải có thời gian thường trú từ hai năm trở lên đối với những công dân đăng ký ở  các quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

  • Được người khác đồng ý cho mình nhập vào sổ hộ khẩu với các trường hợp sau: Hai vợ chồng vì lý do nào đó thời gian xa cách quay trở về ở với nhau, con cái trở về ở với cha mẹ, cha mẹ về ở với các con. Những người nghỉ hưu, hết tuổi lao động hay mất sức về ở với anh chị em ruột của mình. Người mất khả năng lao động, khuyết tật, bị bệnh tâm thần hay mất khả năng nhận thức, hành vi về ở với anh chị em, cô chú ruột hay người giám hộ. Người chưa thành niên nhưng bố mẹ không có khả năng nuôi dưỡng hoặc đã mất về ở với ông bà nội ngoại, cô chú, anh chị em ruột

  • Được nhận vào làm tại cơ quan, tổ chức nhà nước theo hợp đồng không thời hạn và được cung cấp chỗ ở đúng quy định.

  • Trước đây công dân đã từng đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, sau đó trở về sinh sống trên chỗ ở hợp pháp của mình

  Lưu trú: Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần

  - Kết quả thủ tục

  Tạm trú: Được nhà nước cấp sổ tạm trú

  Thường trú: Được cấp sổ hộ khẩu cho những người đã nộp đơn đăng ký thường trú

  Lưu trú: Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.

Xem thêm: Địa chỉ tạm chú là gì

3. Các nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú của nước ta hiện nay

Bạn hiểu cư trú là gì

  - Tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VIệt Nam

  - Đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của các công dân cùng với lợi ích của nhà nước, công đồng và xã hội

  - Trình tự đăng ký tạm trú, thường trú phải nhanh gọn, đơn giản,thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, rõ ràng.

  - Tất cả các thay đổi về cư trú phải được đăng ký với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Xem thêm: Công chức loại a1 là gì

4. Trách nhiệm của nhà nước về vấn đề cư trú

  -  Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cư trú trong phạm vi cả nước.

  -  Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cư trú.

  - Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cư trú tại địa phương theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ.

  Mong rằng bài viết của topcvai.com trên đây sẽ giúp bạn hiểu:” Nơi cư trú là gì?” Từ đó thực hiện theo đúng những yêu cầu pháp luật đề ra.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: