1. Đôi nét về tiểu sử doanh nhân Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng được sinh ra tại Hải Phòng, ông sinh ngày 5/8/1968 là một trong những doanh nhân thành đạt và tỷ phú nổi tiếng người Việt. Nhưng ông là người quê gốc ở Lộc Hà – Hà Tĩnh. Là con cả trong một gia đình có 3 anh chị em, trong đó 2 người em của ông là Phạm Nhật Vũ và Phạm Lan Anh.
Em trai của ông là Phạm Nhật Vũ cũng là chủ tịch của An Viên Group, em trai ông có niềm đam mê lớn với võ thuật vì thế mà mời khá nhiều võ sư nổi tiếng. Còn em gái của Phạm Nhật Vượng là Phạm Lan Anh, một người sống khá tín tiếng với giới truyền thông báo chí. Hiện bà đang là thành viên của Hội đồng quản trị, kiêm chức vụ lãnh đạo của tổ bảo hiểm tài sản tập đoàn Vingroup. Bên cạnh đó bà còn là tổng giám đốc của 3 công ty riêng. Bà hoạt động trong lĩnh vực truyền thông viễn thông, đầu tư và công nghệ dịch vụ. Trước đây bà có theo học tại trường THPT Kim Liên với thành tích vô cùng tốt. Sau đó bà đã tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ kinh tế.
Về gia đình Phạm Nhật Vượng có vợ là Phạm Thu Hương hiện đang giữ vị trí phó chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Vingroup. Ông cũng có 3 người con đó là: Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Quân Anh và Phạm Nhật Minh Anh.
Năm 1982 ông Phạm Nhật Vượng theo học tại trường THPT Kim Liên, Đống Đa, hà nội và tốt nghiệp năm 1985. Cho đến năm 1987, ông bước vào kỳ thi đại học và thi đậu trường Đại học mỏ địa chất hà Nội với thành tích xuất sắc ở môn Toán. Chính điều này đã giúp ông nhận được học bổng du học tại trường đại học thăm dò địa chất Liên Bang Nga. Có thể nhiều người chưa biết, doanh nhân Phạm Nhật Vượng đã tự kinh doanh từ khá sớm. Ông chính thức bước chân vào con đường từ năm 3 đại học khi ở tòa nhà Dom 5 Moskva. Đầu tiên ông đã thuê một phòng DOM 5 để bán hàng, sau đó ông bắt đầu mở rộng quy mô hơn là mở nhà hàng và nhập hàng từ Việt Nam sang bán tại đây. Ông tiếp tục buôn áo ấm mùa đông, ban đầu có vẻ kiếm được khá nhiều tiền, thế nhưng về sau do thiếu kinh nghiệm nên ông đã phá sản.
Năm 1993 ông đã tốt nghiệp trường đại học MGRI-RSGPU và kết hôn với bạn học chung là bà Phạm Thu Hương.
Trong những năm Đông Âu và Liên Xô sụp đổ khi đó hỗn loạn bắt đầu xảy ra và nền kinh tế của các nước này bắt đầu đi vào khủng hoảng, hàng hóa vô cùng khan hiếm. Nhận thấy tình hình đó việc buôn bán của người Việt Nam tại nơi đất khách quê người bắt đầu có nhiều thuận lợi. Đương nhiên một trong số nhiều người đã nổi lên trong hoàn cảnh đó không ai khác là Phạm Nhật Vượng.
Sớm nhận ra Moskva không phù hợp với chính bản thân mình bởi lúc đó tình hình vô cùng hỗn loạn cộng thêm sự cạnh tranh vô cùng gay gắt của rất nhiều đối thủ khác máu mặt trong xã hội. Sau đó Phạm Nhật Vượng đã cùng một vài người khác trở về Kharkov. Tại nơi mới này ông bắt đầu triển khai mô hình giống ở Moskva, dần dần với sự cố gắng của mình thì ông cũng mở ra được nhiều mối quan hệ cộng đồng và chính quyền tại đó.
Kharkov lúc đó thu hút được rất đông người đến sinh sống, khi đó Phạm Nhật Vượng mới chỉ có 25 tuổi, thế nhưng ông đã bộc lộ bản lĩnh của một người đứng đầu.
Có thể nói với tiểu sử dày đặc con đường làm ăn của Phạm Nhật Vượng ai cũng sẽ nghĩ rằng con đường thành công đến với người doanh nhân này khá dễ dàng. Thế nhưng, đó mới chỉ là bắt đầu cho sự nghiệp của tỷ phú gốc Việt này.
Xem thêm: Click để xem ngay việc làm quản trị kinh doanh mới nhất.
2. Con đường thành công của doanh nhân Phạm Nhật Vượng
Trong mắt chúng ta luôn nghĩ rằng con đường thành công đến với giàu có nổi tiếng rất đơn giản, nó trải đầy thảm đỏ hoa hồng. Thế nhưng liệu bạn có biết rằng để có được thành công đó họ đã đánh đổi những gì và đánh đổi như thế nào?
Con đường thành công của Phạm Nhật Vượng cũng chẳng dễ dàng gì khi ông khởi nghiệp trái với ngành học của mình, quyết định trở thành một ông vua thức ăn chế biến.
Vào năm 1993 ông đã không lựa chọn theo con đường mỏ mà bắt đầu với sự nghiệp kinh doanh buôn bán như một duyên tiền định. Ông bắt đầu thành lập công ty mang tên Technocom tại Kharkov. Vào ngày 8/8/1993 khi nhận thấy tầm quan trọng của thức ăn nhanh ông đã bắt đầu sản xuất mì ăn liền mang thương hiệu Mivina. Thành công không nằm ngoài dự đoán, đến năm 2004 thương hiệu mì của Phạm Nhật Vượng đã chiếm lĩnh 97% thị phần ở Ukraine. Cho đến năm 2007 thì ông bắt đầu sản xuất thêm thức ăn nhanh và các loại đồ súp đóng hộp. Với con mắt nhìn xa trông rộng, cái tên Phạm Nhật Vượng chính thức xứng danh tại thị trường Ukraina.
Cứ ngỡ thành công sẽ nối tiếp thành công ở mảng chế biến thức ăn nhanh, thế nhưng đến năm 2010 thì ông bắt đầu có sự chuyển hướng kinh ngạc khi Nestle mua lại công ty Technocom của ông. Lúc này ông quay về mảnh đất Việt và nảy ra út tưởng biến hoang đảo tại Nha Trang thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ý tưởng đó của công đã được thực hiện với kết quả Vinpearl Resort Nha Trang với 225 phòng đã chính thức ra mắt.
Một thời gian sau đó thì Phạm Nhật Vượng tiếp tục cho khai trương Vincom Bà Triệu là một tổ hợp trung tâm thương mại đầu tiên tại Hà Nội.
Tháng 1/2012 Công ty CP Vinpearl được sáp nhập vào Công ty CP Vincom, chính thức được hoạt động với tên gọi Tập đoàn Vingroup, Phạm Nhật Vượng cũng được bầu vào vị trí chủ tịch của tập đoàn này. Ngay sau đó vào tháng 2, cổ phiếu của Vingroup chính thức phát hành trên sàn giao dịch, điều này đã chứng minh được thế lực của tập đoàn không hề nhỏ chút nào.
Không chỉ dừng lại ở những thành công đó, đến tháng 10 năm 2018 Phạm Nhật Vượng chính thức có bước đi mới được đánh giá là táo bạo hơn, liều lĩnh hơn. Ông cho ra mắt dòng xe ôtô mang thương hiệu Vinfast. Cùng với đó vào cuối năm 2018 thì ông cũng đã công bố thị trường 4 mẫu điện thoại thông minh của thương hiệu V smart. Theo đúng như báo cáo thị trường tháng 3/2020 do GFK thực hiện thì dòng điện thoại này đã đạt con số 16,7% thị phần, gia nhập vào nhóm 3 thương hiệu có thị phần trên 15% cùng với thương hiệu Samsung, Oppo.
Bên cạnh đó mảng bất động sản và bán lẻ thì Vingroup cũng đã đưa Vincom retail lên niêm yết vào cuối năm 2017. Vincom retail cũng đang sở hữu cho mình 4 dòng thương hiệu chính: Vincom Center, Vincom Plaza, Vincom Mega Mall, Vincom+.
Có thể thấy con đường đi đến thành công của Phạm Nhật Vượng không hề đơn giản và thuận lợi chút nào. Ông biết nắm cơ hội, thời cơ và bằng sự quyết đoán của mình để có được thành công như ngày hôm nay.
Đọc ngay: [Góc Review] Chia sẻ kinh nghiệm làm việc tại Vingroup!
3. Những vất vả cố gắng của Phạm Nhật Vượng được đền đáp xứng đáng
Mỗi khi nhắc đến Phạm Nhật Vượng chắc hẳn ai cũng biết đây là một doanh nhân thành công, không những thế mà ông còn là một tỷ phú người Việt. Điều này chứng tỏ những cố gắng của ông đều được đền đáp một cách xứng đáng nhất.
Vào năm 2010 doanh nhân Phạm Nhật Vượng được biết là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với tài sản khoảng 15.800 tỷ đồng, giàu thứ hai Việt Nam nếu xếp hạng theo sàn giao dịch chứng khoán.
Ông cũng được tạp chí Forbes nên tên vào năm 2013 với vị trí 974 người giàu trên thế giới với tổng tài sản lên đến 1,5 tỷ đô la mỹ, năm 2016 thì lên khoảng 2,1 tỷ đô la mỹ. Vào cuối tháng 7 năm 2019 tài sản của ông đã có giá trị 8,3 tỷ USD, con số này đã giúp ông vươn lên đứng thứ 239 trong số tỷ phú trên thế giới.
Không chỉ trở thành tỷ phú mà con đường kinh doanh, sự nghiệp của ông cũng đã đi vào hoạt động ổn định hơn rất nhiều.
4. Phạm Nhật Vượng với những cố gắng, nỗ lực cho Việt Nam
Không chỉ là một doanh nhân giàu có, Phạm Nhật Vượng còn được biết đến với rất nhiều đóng góp cho Việt Nam trong nền kinh tế, giáo dục và cả việc chống dịch.
Được biết Phạm Nhật Vượng đã đầu tư khoảng 6.500 tỷ đồng để mở trường đại học VinUni ông chấp nhận bù lỗ trong 10 năm. Vào ngày 15/1/2020 trường đại học do ông mở được chính thức khánh thành tại Gia Lâm, Hà Nội, trở thành trường đại học tư thục phi lợi nhuận đầu tiên tại nước ta. Với hơn 6 tỷ đồng đầu tư trong đó có 3.500 tỷ đồng đầu tư cho cơ sở vật chất và 3000 tỷ còn lại để cấp học bổng tài năng, hỗ trợ về tài chính cho sinh viên và bù lỗ cho việc vận hành trường trong 10 năm.
VinUni được xây dựng theo mô hình chuẩn quốc tế, trường tích hợp rất nhiều mô hình tinh hoa trong nền giáo dục thế giới. Với khát vọng đột phá trong nền giáo dục và hướng đến đẳng cấp thế giới.
Nếu như nói đến những đóng góp của Phạm Nhật Vượng cho nền kinh tế Việt Nam nói chung quả thật rất nhiều. Dường như ông cũng đã và đang dần trở thành một tấm gương cho thế hệ người Việt học tập, noi theo bởi sự cố gắng, nỗ lực không buông bỏ của mình.
Với những thông tin về doanh nhân Phạm Nhật Vượng trong bài viết này, rất mong rằng sẽ hữu ích với bạn và trở thành động lực để bạn cố gắng hơn.
Tham gia bình luận ngay!