Trên thực tế, không có một quy định nào cụ thể về phân chia bộ phận hay các chức danh trong phòng Marketing. Tùy vào quy mô của doanh nghiệp và sản phẩm và hình thức hoạt động của từng công ty sẽ được phân chia làm những bộ phận khác nhau. Dĩ nhiên, có cơ cấu phân chia bộ phận khác nhau trong những doanh nghiệp nhỏ và lớn. Để có thể giúp bạn dễ hình dung về tính đa dạng của các bộ phận trong phòng marketing trong những loại hình doanh nghiệp khác nhau. Hãy theo dõi để tìm kiếm để chắt lọc những thông tin hữu ích cho mình nhé.
1. Phòng Marketing trong doanh nghiệp Client gồm những bộ phận nào?
Để trả lời cho câu hỏi phòng marketing gồm những bộ phận nào đầu tiên chúng ta sẽ phân tích theo cơ cấu tổ chức gồm Client, Agency và các doanh nghiệp nhỏ.
Client hay những đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ sản xuất, kinh doanh cụ thể. Theo kinh nghiệm hoạt động của mình lẫn những nghiên cứu rộng rãi tại các loại hình doanh nghiệp này topcvai.com thấy rằng, phòng Marketing tại đây gồm một số nhiệm vụ cụ thể bao gồm: Nắm rõ định hướng phát triển của doanh nghiệp sau đó lên kế hoạch marketing cụ thể rồi chuyển lại cho Agency kết hợp đưa ra những yêu cầu cho bộ phận này thực hiện.
Cùng với đó, là giám sát việc thực thi những yêu cầu này. Cùng với đó ra đưa những quyết định và chịu trách nhiệm về thương hiệu của doanh nghiệp. Để có thể thực hiện những nhiệm vụ này một cách trơn trụ, buộc phải có sự phối hợp hoàn hảo giữa các bộ phận sau đây:
Bộ phần đầu tiên chính là Brand team. Như cái tên của nó, bộ phận này chịu trách nhiệm cho việc phát triển thương hiệu của một doanh nghiệp cụ thể. Họ sẽ lên những phương án, ý tưởng để củng cố thêm hình ảnh của công ty trong lòng công chúng.
Bộ phận thứ hai trong những doanh nghiệp theo mô hình Client chính là Marketing Service. Thực chất đây là bộ phận hỗ trợ đặc biệt cho Brand Team. Họ bao gồm các thành phần như Research, Media, Digital. E-commerce, Event...chịu trách nhiệm cho mỗi mảng như nghiên cứu, tiếp cận khách hàng qua đa phương tiện hay tổ chức các sự kiện. Dĩ nhiên, còn phải căn cứ vào quy mô của những doanh nghiệp này để xác định rằng, doanh nghiệp có thể có đủ những bộ phận này hay không và tổng gộp các bộ phận còn lại làm một và phân công công việc trên từng cá nhân. Trong mỗi bộ phần thường sẽ có Manager, Assistant Manager và Executive.
Xem thêm; Chiến lược digiital marketing
2. Trong phòng Marketing của một Agency gồm những bộ phận nào?
Hoạt động với tư cách là một doanh nghiệp chuyên cung ứng dịch vụ Marketing chuyên nghiệp đến các Client mà cơ cấu tại các công ty này sẽ khác hoàn toàn với tại Client. Thường được gọi với cái tên doanh nghiệp “tiếp thị và quảng cáo” cho nên số lượng bộ phận tại các công ty, tổ chức này đa dạng hơn nhiều và có khả năng đảm đương được nhiều nhiệm vụ khác nhau hơn phòng marketing tại các Client. Hãy xem tại đây có các phòng ban nào nhé.
Thứ nhất là Account Management:. Đây chính là bộ phận chuyên tiếp cận khách hàng để thấu hiểu hơn về định hướng chạy chiến dịch marketing của họ, yêu cầu cụ thể về số lượng, đối tượng khách hàng tiếp cận, sau đó tư vấn những cách, phương án marketing của mình để doanh nghiệp tự đưa ra lựa chọn của mình,
Thứ hai chính là Account planning: Đây là bộ phận chuyên nghiên cứu về insight của khách hàng, những nhu cầu của khách hàng hiện nay sau đó hoàn thành báo cáo khảo sát và chuyển tiếp cho và định hướng các hoạt động của nhóm Creative.
Thứ ba chính là Creative: Bộ phận sáng tạo này chính là cốt cán của các Agency. Không ai khác, họ là người lên ý tưởng cho các dự án của khách hàng. Trong bộ phận này gồm hai mảng chính bao gồm: Copywriting và Design. Trong đó, Copywriting chính là bộ phận chịu trách nhiệm cho việc sáng tạo ra nội dung mới, hấp dẫn cho các sản phẩm và những chủ đề xoay quanh và liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của Client.
Trong khi đó, Design chính là mảng chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh cho dự án. Cách mà sản phẩm xuất hiện, màu sắc thương hiệu, hình ảnh bổ sung trên các nội dung đến các ấn phẩm. Đó chính là vai trò quan trọng của bộ phận Creative trong các doanh nghiệp Agency.
3. Cơ cấu của phòng Marketing trong một doanh nghiệp nhỏ hơn gồm những gì?
Một điều chắc chắn rằng, khi quy mô doanh nghiệp nhỏ đi, số lượng nhân viên đáp ứng cho chức năng tiếp thị và quảng cáo cũng giảm đi và không thể mở rộng như các Agency hay các client. Điều này đồng nghĩa với việc, những nhân viên Marketing tại đây sẽ phải đa di năng hơn để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí nhân sự.
Xem thêm: Việc làm content marketing
Sẽ khá là khó khăn để thấy sự phân cấp thành từng bộ phận và phòng ban trong những doanh nghiệp nhỏ. Họ có thể ngồi cùng nhau và thay nhau đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi tiếp cận với một dự án marketing cụ thể và đặc thù năng động của nghề, những nhiệm vụ ngay sau đây mà topcvai.com nêu ra, bạn đều phải cố gắng rèn luyện để làm thật tốt nếu muốn mở rộng khả năng thăng tiến của mình.
Thứ nhất, đó là Planing. Đây chính là bộ phận nhân sự luôn chịu trách nhiệm cho việc hoạch định những kế hoạch, hoạch định những chiến lược, sáng tạo ý tưởng, lập nên những kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp.
Thứ hai, đó là content. Đây chính là bộ phận chịu trách nhiệm cho toàn bộ những nội dung trên website và hệ thống mạng xã hội cũng như các kênh truyền thống để cung cấp thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp như các bài viết, các video,dựng và chỉnh sửa video, đăng tải…
Thứ ba, là bộ phận kỹ thuật. Không trực tiếp tiến hành các hoạt động Marketing thế những bộ phận kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc đưa hình ảnh, nội dung bài viết tiếp cận với khách hàng. Trong bối cảnh lên hướng của công nghệ và kinh doanh trực tuyến là chủ yếu thì bộ phận này càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Một số nhiệm vụ quan trọng của kỹ thuật bao gồm: Chạy quảng cáo, thiết kế website, tối ưu seo và quản lý CRM và các email, sửa các lỗi tiếp cận khách hàng trên web…
Thứ tư, có thể tạm gọi là bộ phận hay những người làm nhiệm vụ Booking. Xuất phát điểm là những doanh nghiệp nhỏ hay Startup, để có thể củng cố được danh tiếng mình trên thị trường và trong lòng người dùng, công ty cần đến tầm ảnh hưởng của báo chí, các trang tin tức, KOLs...Booking chính là bộ phận liên hệ trực tiếp đến các cơ quan báo chí, trang tin hay các KoLs để hợp tác trực tiếp để thực các chương trình dịch vụ quảng cáo này. Dĩ nhiên, họ không chỉ có trách nhiệm Booking mà còn phải trao đổi về mục tiêu, yêu cầu, chi phí, thời điểm triển khai, yêu cầu của doanh nghiệp để các đơn vị, cá nhân cung ứng dịch vụ nắm rõ.
Ngoài ra, đối với những đơn vị quá nhỏ hay vừa mới thành lập, chưa đủ tiềm lực tài chính để thuê một đơn vị Marketing riêng biệt cho mình, thì chủ yếu thường mua lại các gói tiếp thị, quảng bên ngoài tại các Agency.
Vậy câu hỏi phòng marketing gồm những bộ phận nào đã được topcvai.com giải đáp chi tiết. Các bộ phận trong phòng Marketing được phân chia theo loại hình doanh nghiệp mà topcvai.com đã nghiên cứu, tổng hợp và mang đến bạn. Mong rằng, những thông tin này thực sự hữu ích với bạn nhé.
Tham gia bình luận ngay!