1. Giải đáp phụ cấp thu hút là gì?
Ở những nơi vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế mới, hải đảo có điều kiện kinh tế còn kém phát triển, cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện, khiến cho người lao động gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc.
Nhu cầu cấp thiết của những khu vực này là cần có đội ngũ nhân lực để phát triển các hoạt động sản xuất, y tế, giáo dục, văn hóa,... để hỗ trợ trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, với một điều kiện sống khó khăn như thế, có rất ít người có thể “dấn thân” để làm việc.
Do đó, chính phủ đã ban hành những chính sách dành riêng cho những cán bộ, công nhân viên chức đến làm việc tại những khu vực này một khoản phụ cấp thu hút tăng thêm để họ có thể sẵn sàng tham gia làm việc, hỗ trợ cho họ mức lương cao hơn để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt.
Mức lương phụ cấp thu hút không bao gồm mức lương cơ bản mà người lao động nhận được, phụ cấp thu hút chính là phần tăng thêm trong tổng lương nhận được của người lao động. Mỗi một vùng hoặc đối lượng lao động sẽ có một mức phụ cấp khác nhau, các bạn có thể xem chi tiết hơn ở phần 2 và 3.
2. Ai được hưởng phụ cấp thu hút?
Theo nghị định số 76 của chính phủ năm 2019, người được hưởng phụ cấp thu hút bao gồm 6 đối tượng sau đây:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc tổ chức chính trị từ trung ương tới cấp xã.
(2) Những người làm việc theo chế độ hợp đồng tại các cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc tổ chức chính trị theo quy định của pháp luật.
(3) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, những người lao động theo chế độ hợp đồng đang được hưởng lương nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
(4) Sĩ quan, hạ sĩ quan, công an và những người lao động theo chế độ hợp đồng đang hưởng lương nhà nước thuộc Công an Nhân dân.
(5) Người làm việc trong các tổ chức cơ yếu (tổ chức thuộc phạm trù bảo mật, an ninh quốc gia).
(6) Người làm việc biên chế trong các hội được hưởng lương từ nhà nước theo nghị định số chính phủ năm 2010.
3. Các thông tin liên quan đến việc tính trợ cấp thu hút
3.1. Cách tính thời gian hưởng trợ cấp thu hút cho người lao động
Những cán bộ công nhân viên chức được hưởng phụ cấp thu hút tại các vùng kinh tế đặc biệt sẽ được hưởng phụ cấp thu hút tối đa trong 5 năm. Thời gian tính phụ cấp thu hút như sau:
- Những người lao động đến làm việc tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn từ tháng 3/2021, cho tới hiện tại vẫn đang công tác ở vùng này thì sẽ được tính hưởng trợ cấp thu hút từ tháng 3/2021.
- Những người lao động đến làm việc tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn từ sau tháng 3/2021, cho tới hiện tại vẫn đang công tác ở vùng này thì sẽ được tính hưởng trợ cấp thu hút từ tháng được ban hành quyết định hưởng trợ cấp thu hút.
3.2. Cách tính thời được đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Thời gian để tính đóng bảo hiểm xã hội chính là thời gian thực tế mà người đó làm việc tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Trong trường hợp khoảng thời gian làm việc bị đứt quãng thì sẽ có hai cách tính như sau:
Nếu tính theo tháng thì những người lao động có hơn nửa tháng làm việc tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì sẽ được tính cả tháng. Còn nếu chỉ có dưới nửa tháng làm việc tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì sẽ không được tính bảo hiểm xã hội.
Nếu tính theo năm, những người lao động có từ 3 - 6 tháng làm việc tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì sẽ được tính 6 tháng bảo hiểm xã hội. Còn nếu có trên 6 tháng thì sẽ được tính 1 năm bảo hiểm xã hội. Những người lao động chỉ làm việc tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn dưới 3 tháng thì sẽ không được tính.
Ngoài ra, nếu như người lao động nghỉ việc không lương từ trên 1 tháng, thời gian bị đình chỉ hoặc tạm giam, tạm giữ; thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, thời gian chuyển công tác sang các vùng kinh tế không đặc biệt khó khăn thì sẽ không được tính vào thời gian thực tế làm việc trong vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
3.3. Cách tính phụ cấp thu hút
Phụ cấp thu hút = 70% mức lương + phụ cấp lãnh đạo + phụ cấp thâm niên
Mức lương sẽ được tính theo hệ số lương và mức lương cơ bản mà người lao động nhận được. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại các bài viết về hệ số lương của chúng tôi để biết được thông tin về mức lương cho cán bộ công nhân viên chức.
Ví dụ về phụ cấp thu hút: Một nhân viên thuế (nhóm C2) đang được hưởng mức lương bậc 1. Nhân viên này được cử đi làm việc tại một xã vùng núi đặc biệt khó khăn. Cho biết, nhân viên chưa được hưởng phụ cấp lãnh đạo và phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp của nhân viên đó sẽ là:
Phụ cấp thu hút = 70% x 2.350.000 x 1,5 = 2.467.500 đồng.
Muốn tính mức lương nhận được của nhân viên thuế này thì chỉ cần cộng thêm mức lương cơ bản, cách tính như sau:
Mức lương thực nhận = 2.350.000 x 1,5 + 2.467.500 = 5.992.500 đồng.
Ngoài ra, nếu công nhân viên chức này được xem xét phụ cấp thâm niên vượt khung thì sẽ được tính bằng 5% bậc lương cuối cùng của nhân viên đó. Từ năm thứ 4, nếu nhân viên đó có đủ 2 tiêu chuẩn trong các tiêu chuẩn được hưởng phụ cấp thâm niên thì sẽ được hưởng thêm 1%.
Trên đây là toàn bộ nội dung về phụ cấp thu hút là gì. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã có thêm hiểu biết về những đối tượng được hưởng và cách tính phụ cấp thu hút. Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết tiếp theo của chúng tôi.
Tham gia bình luận ngay!