1. Phụ cấp trách nhiệm có tính thuế TNCN
Trong tổng thu nhập theo kỳ của người lao động, khoản tiền tính thuế thu nhập cá nhân được lấy từ các khoản tiền lương trừ đi các khoản được giảm trừ thoe quy định của Nhà nước. Khoản tiền này được gọi là thu nhập chịu thuế.
Khoản tiền chịu thuế này sẽ được nhân với mức thuế suất quy định để tính ra được khoản thuế phải nộp. Như vậy, có thể thấy khoản tiền phải nộp thuế liên quan đến tiền thu nhập từ lương và các khoản được giảm trừ.
Các khoản giảm trừ là các khoản tiền cần chi ra cho nhu cầu thiết yếu của bản thân, hay cho người thân cần chăm sóc. Tiền phụ cấp chắc chắn không thể nằm trong khoản này.
Vậy phụ cấp trách nhiệm có tính thuế TNCN là do thuộc vào khoản tiền lương, tiền công nên mới tính thuế TNCN. Tại sao phụ cấp lại tính vào tiền công?
2. Phụ cấp trách nhiệm là khoản tiền được tính vào thu nhập từ tiền công, tiền lương
Thu nhập từ tiền công ngoài bằng tiền lương được trả theo hợp đồng còn có các tiền phụ cấp khác trong đó có bao gồm tiền phụ cấp trách nhiệm.
Phục cấp trách nhiệm là gì? Tại sao lại xếp vào khoản thu nhập tính thuế.
Phụ cấp trách nhiệm được cấp cho người lao động do năng lực chuyên môn, có kết quả tốt trong quá trình lao động. Giống như là tiền thưởng khi vượt chỉ tiêu, khoản thưởng định mức chung trong thời gian dài. Khoản hỗ trợ này được cấp theo tháng cùng với tiền lương.
Theo quy định của pháp luật các khoản tiền trợ cấp, phụ cấp không tính vào lương có giá trị cấp 1 lần hoặc đặc biệt và được quy định cụ thể trong phụ cấp cho người lao động.
Các phần phụ cấp không được tính vào lương như: trợ cấp về ưu đãi cho người lao động theo quy định. Phụ cấp cho các đối tượng tham gia kháng chiến, làm nhiệm vụ cho Nhà nước. Phụ cấp về an ninh quốc phòng hay đối tượng tham gia lực lượng vũ trang. Các phụ cấp liên quan đế Nhà nước, các đơn vị trực thuộc, hoạt động cho đất nước như trên không cần tính vào thu nhập chịu thuế.
Các phụ cấp theo đặc thù ngành nghề cũng không cần chịu thuế. Các ngành nghề đặc thù này là các nghề trợ giúp trực tiếp đến vấn đề cộng đồng, làm việc vì mục đích bảo vệ sức khỏe cho người khác. Ví dụ như ngành môi trường phải chịu các vấn đề về sức khỏe cho bản thân, phải làm các công việc nguy hại trực tiếp đến tính mạnh sẽ có những phụ cấp thường xuyên và những phụ cấp này không tính vào thu nhập chịu thuế.
Phụ cấp cho ngành y tế, hay các khu vực có vị trí đi lại khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt. Đối với các khu vực vùng sâu vùng xa, các ngành cần bổ sung nguồn lực lao động chủ yếu là y tế và giáo dục. Các y bác sĩ hay các giáo viên ở đây không được hưởng nhu cầu sống như ở các thành phố, được hỗ trợ nhiều về mặt kinh tế từ Nhà nước, không bị tính thuế thu nhập trên các trợ cấp.
Phụ cấp cho các lãnh đạo cấp cao trong cơ quan Nhà nước. Phục vụ chung cho mục đích của Đảng, Nhà nước các phần phụ cấp này không nhiều và không phải chịu thuế TNCN.
Và toàn bộ các khoản trợ cấp không xét vào thu nhập chịu thuế khác đều phải có văn bảo, quy định của Nhà nước mới được công nhận.
Chính về thế, khoản tiền phụ cấp trách nhiệm thông thường không mang tính đặc thù riêng được đưa vào khoản thu nhập như tiền lương hay tiền công.
Xem thêm: Việc làm kế toán thuế
3. Đối tượng phải nộp thuế TNCN
Tuy có nhiều ngành nghề và khoản thu nhập hỗ trợ thêm không cần tính thuế, nhưng vẫn cần đóng thuế đầy đủ theo chuẩn mực sau:
Là đối tượng thường trú hay được coi là đối tượng không cư trú trong đúng ngôn ngữ trong luật. Và các đối tượng cư trú có hộ khẩu ở Việt Nam, sinh sống và làm việc trên 6 tháng tại Việt Nam. Tất cả những người này khi làm việc và có phát sinh thu nhập, có hợp đồng đồng lao động rõ ràng thì cần phải tính thuế.
Trên thực tế, những người có thu nhập trên 9 triệu đồng mới suy nghĩ đến việc nộp thuế. Nhưng trên pháp luật, tất cả mọi nhân viên khi làm việc ở đâu có ký hợp đồng đều cần tính thuế. Đây là phần việc của kế toán, do mức giảm trừ cho bản thân là 9 triệu đồng cho nên ai có thu nhập trên 9 triệu mới bắt đầu tính.
Khoản giảm trừ ngoài cho có nhân còn có giảm trừ cho người phụ thuộc và người nộp thuế. Người phụ thuộc là người không có khả năng kiếm ra tiền và theo quy định của pháp luật. Người phụ thuộc đăng ký đa phần là con cái chưa đủ 18 tuổi, cha mẹ già không có lương hưu. Còn có những người phụ thuộc lứa tuổi khác thì bị thiếu khả năng lao động kiếm tiền, chỉ có mức thu nhập dưới 1 triệu đồng.
Cho nên những người có thu nhập cao hơn 11 triệu cũng chưa chắc phải nộp thuế do còn phải nuôi người thân trong gia đình. Tuy nhiên, vẫn phải có mã số thuế, vẫn cần khai báo thuế thu nhập cá nhân do kế toán của công ty trực tiếp kê khai.
Có nhiều người có mức lương cơ bản dưới 11 triệu, nhưng có nhiều nguồn thu nhập khác đem lại lượng tiền lớn thì vẫn phải đóng thuế. Ví dụ như có các nguồn đầu tư ở nơi khác phát sinh lợi nhuận theo kỳ, nếu không tự kê khai lên cơ quan thuế có thể nhờ kế toán của công ty kê khai cùng nguồn thu nhập khác.
Xem thêm: Chính sách thuế là gì? Các yếu tố chi phối chính sách thuế
4. Thuế thu nhập cá nhân có phải nộp nhiều không?
Sau khi xác định đúng đối tượng cần nộp thuế có đầy đủ các yếu tố như đối tượng không cư trú, có hợp đồng làm việc từ 3 tháng trở lên. Kế toán sẽ tính thuế như thế nào, bạn cần hiểu biết để đảm bảo quyền lợi tiền thu nhập của mình cũng như được tham gia nộp thuế cống hiến cho đất nước.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính dựa trên thuế suất quy định hiện nay nhân với thu nhập chịu thuế đã nói ở trên sau khi trừ đi các khoản được giảm cũng như khoản được miễn thuế. Các khoản được miễn thuế không bao gồm phụ cấp trách nhiệm, là các khoản cần chi cơ bản phụ giúp trong quá trình làm việc.
Các khoản này gồm có các khoản tiền ăn, tiền đi lại xăng xe, hay tiền cước điện thoại đã được Nhà nước đạt ra mức quy định. Và các khoản bảo hiểm được pháp luật công nhận đem lại lợi ích tích cực cho người lao động.
Thuế suất hiện hành được chia theo bậc theo thu nhập chịu thuế ở các mức nhất định cao nhất là trên 80 triệu. Được chia tương đương phần trăm thuế 5, 10, 15, đến 35% cho thu nhập trên 80 triệu.
Mức thuế này cho thấy nếu người có thu nhập càng cao thì mức thuế phải nộp càng nhiều. So với các năm trước mức thuế suất vẫn giữ ở mức cố định không có gì thay đổi. Nhưng Nhà nước đã nâng mức giảm trừ cho bản thân lên 11 triệu đồng.
Cho nên xết về mặt bằng chung, chất lượng cuộc sống đã lên nhiều, thuế phải nộp ít đi. Các khoản phụ cấp thêm vào thu nhập không xuất phát từ lương chính thức của bạn, cũng không phải tính thuế riêng mà vẫn trừ mức giảm cần thiết rồi mới tính thuế, nên thuế phải nộp không nhiều.
Nói tóm lại câu trả lời cho câu hỏi: Phụ cấp trách nhiệm có tính thuế tncn không? Là Có. Nhưng nó không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập thật sự về tay của bạn.
Tham gia bình luận ngay!