1. Những thông tin cơ bản về Pre-sales
1.1. Tìm hiểu khái niệm Pre-sales là gì?
Hiểu đơn giản thì Pre-sales là quá trình hay một chuỗi hoạt động giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng trước khi họ quyết định chi tiền mua sản phẩm của mình (thường là sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp). Công việc này có thể diễn ra tới khi sản phẩm được trao tận tay khách hàng, và nếu khách hàng chấp nhận thanh toán sản phẩm thì Pre-sales có thể nhận được tiền hoa hồng từ đơn hàng đó. Mức hoa hồng được trích ra cũng khá cao nên tạo ra được sức thu hút đối với ngành này.
1.2. Nội dung chính của Pre-sales
Nội dung của chiến lược Pre-sales rất đa dạng, được khởi động do các doanh nghiệp đang muốn tung ra thị trường sản phẩm mới của mình. Những hoạt động chủ yếu là cung cấp thông tin, xử lý và phân loại sản phẩm, tư vấn về mặt hàng mà khách hàng đang có nhu cầu, hỗ trợ đặt hàng online chuyển phát nhanh và cung cấp các dịch vụ tiện ích khác.
1.3. Pre-sales có ý nghĩa như thế nào?
1.3.1. Tạo góc nhìn tổng quan cho doanh nghiệp
Chiến lược Pre-sales nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường, từ đó mang lại sự đảm bảo về thị trường, đưa ra những góc nhìn tổng quan cho doanh nghiệp. Nắm bắt được thông tin và tình hình nhu cầu của khách hàng để thiết kế sản phẩm phù hợp đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng và đưa ra các chính sách khuyến mãi hấp dẫn.
Việc thực hiện quy trình này đưa ra được lượng doanh số bán hàng và doanh thu của sản phẩm trong thời gian thực, từ đó đảm bảo số lượng sản phẩm sản xuất kỳ tới để tránh rơi vào trạng thái thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa. Điều này tránh gây tăng chi phí và gây ra sự thâm hụt doanh thu của doanh nghiệp.
1.3.2. Xây dựng được niềm tin đối với khách hàng
Dịch vụ trước bán hàng đem lại kết quả tốt và chất lượng cao là cơ sở để sản xuất sản phẩm, tạo điều kiện cho khách hàng mua sản phẩm của mình. Thông qua đó có thể hiểu được tình hình của người tiêu dùng để cung cấp sản phẩm phù hợp theo nhu cầu. Có được niềm tin của khách hàng và sự uy tín trên thị trường cũng góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Pre-sales có những nhiệm vụ cụ thể nào?
Nhân viên Pre-sales là người tư vấn và đưa ra những giải pháp thích hợp cho từng tệp khách hàng cụ thể, là một nhân tố mấu chốt không thể thiếu trong dịch vụ trước bán hàng của doanh nghiệp. Cụ thể công việc của một nhân viên Pre-sales phải làm bao gồm:
- Đảm nhận việc tư vấn thông tin sản phẩm tới các tệp khách hàng tiềm năng, đưa ra các giải pháp tốt nhất tới khách hàng. Kèm theo đó là nắm rõ thông tin và chất lượng của sản phẩm giới thiệu.
- Xây dựng các dự án bán hàng, lập kế hoạch công việc cá nhân, đưa ra lập luận về thời gian và quá trình hoàn thành kế hoạch.
- Kết hợp với bộ phận kinh doanh tiến hành gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ tư vấn để triển khai các dự án mới của doanh nghiệp.
- Có kỹ năng giao tiếp, giới thiệu, xử lý tình huống, tư vấn chăm sóc khách hàng và trình bày tốt. Thực hiện phân tích và lập báo cáo chi tiết về những giải pháp cụ thể cho khách hàng khi cần đến.
3. Kỹ năng cần có để trở thành một Presale-man chuyên nghiệp
3.1. Nắm chắc kiến thức về công nghệ
3.1.1. Kiến thức nền tảng
Như đã nói ở phần trước, các sản phẩm được doanh nghiệp đưa ra thực hiện chiến lược Pre-sales thường là những sản phẩm về công nghệ, nên việc nắm kiến thức cơ bản về lĩnh vực này là yếu tố cần phải có. Ngoài ra, các nhân viên Pre-sale cũng cần tích cực cập nhật xu hướng về nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ theo từng thời điểm.
3.1.2. Kiến thức chuyên sâu
Những kiến thức và hiểu biết chuyên sâu về công nghệ và dịch vụ là một lợi thế lớn đối với ngành này vì tính chất đặc thù của Pre-sales là tư vấn, giới thiệu sản phẩm công nghệ - kỹ thuật chất lượng cao đến với người tiêu dùng. Nếu bạn không nắm rõ được thông tin và chất lượng sản phẩm thì sẽ không thể tư vấn và thuyết phục được tới những khách hàng có nhu cầu để họ đưa ra quyết định mua sản phẩm của mình. Ngoài ra, nắm rõ được thông tin cơ bản về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cũng là một điểm cộng lớn.
3.2. Trình độ xử lý công việc
3.2.1. Kỹ năng làm việc độc lập là cần phải có!
Những Presale-man cần phải có kỹ năng giải quyết công việc độc lập khi có những vấn đề đột xuất phát sinh trong quá trình tư vấn khách hàng hay những vấn đề không ổn với sản phẩm của mình. Đây là khả năng không thể thiếu của công việc này vì những rủi ro luôn luôn có thể xảy đến bất cứ lúc nào, và nhân viên luôn phải sẵn sàng tinh thần để giải quyết nó một cách ổn thỏa nhất.
3.2.2. Các phương pháp giải quyết rủi ro đột xuất
Với những trường hợp như vậy, những Presale-man phải thật bình tĩnh tiếp thu phản ánh của khách hàng, phân tích và tìm ra nguyên nhân sự việc để từ đó tìm ra giải pháp xử lý ổn thỏa cho cả hai bên. Khi khách hàng không hiểu rõ về quy trình và chất lượng sản phẩm, đổ lỗi cho bên bán hàng thì nhiệm vụ của nhân viên là trực tiếp đứng ra giải đáp thắc mắc, tránh để có những hiểu lầm sai về doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp.
3.3. Kỹ năng giao tiếp và giới thiệu sản phẩm tới khách hàng
Kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng đối với một Pre-sales để tạo dựng quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp của mình cũng như khách hàng. Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt nội dung tốt sẽ đưa được tới người tiêu dùng những thông tin bổ ích và hữu dụng về sản phẩm của mình. Với những khả năng đó, một Presale-man có thể gây dựng được sự tin tưởng và thoải mái, khiến khách hàng hài lòng và có ý định quay lại vào lần sau khi có nhu cầu.
3.4. Trình độ ngoại ngữ ổn định
Trong thời đại 4.0 hiện nay, ngoại ngữ là một kỹ năng cực kỳ quan trọng và giúp ích rất nhiều trong công việc của mọi người. Để có thể hòa nhập với xu hướng xã hội hiện nay thì việc nắm được các kỹ năng cơ bản và chuyên môn về ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn. Các Presale-man cần phải học hỏi và cải thiện khả năng ngoại ngữ của mình, am hiểu các từ vựng chuyên môn để nắm rõ được thông tin sản phẩm và truyền đạt lại cho khách hàng một cách chính xác nhất.
3.5. Kỹ năng về tin học văn phòng và các app hỗ trợ
Tin học văn phòng cũng là một kỹ năng cần phải có để có thể tối ưu hóa thời gian nhất có thể. Các doanh nghiệp lớn luôn luôn có lượng thông tin và dữ liệu khổng lồ, nếu không được xử lý đúng cách và phù hợp thì sẽ rất mất thời gian và xảy ra sai sót. Sử dụng thành thạo các phần mềm phổ biến như Excel hay Word giúp chúng ta quản lý những cơ sở dữ liệu của khách hàng và của doanh nghiệp một cách khoa học nhất.
4. Cơ hội nghề nghiệp của Pre-sales trong tương lai
Internet bùng nổ đã mở ra cơ hội cho ngành Marketing phát triển vượt bậc cũng như xuất hiện những cách tiếp thị mới, ví dụ như Pre-sales. Với thị trường sôi động hiện nay, thời cơ việc làm đối với ngành nghề này là vô cùng rộng mở. Với một Presale-man, thường bắt đầu từ những nhân viên Sales, là tích lũy kinh nghiệm và cải thiện trình độ của mình để có thể được thăng tiến lên các vị trí cao hơn với mức lương hấp dẫn hơn.Với nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng tăng hiện nay thì những người có nền tảng kinh nghiệm và kiến thức tốt sẽ không quá lo ngại về vấn đề thiếu việc làm.
Trên đây là những thông tin cơ bản và hữu dụng nhất dành cho các bạn đang còn thắc mắc rằng Pre-sales là gì? Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, ý nghĩa, những kỹ năng cần thiết cũng như đem lại cho mọi người hành trang hữu ích để theo đuổi ngành nghề đang được nhiều người săn đón này.
Tham gia bình luận ngay!