1. Qualification trong CV là gì?
Qualification trong CV có nghĩa là bằng cấp, chứng chỉ. Khi nói đến phần này thì có lẽ ai cũng hiểu được tầm quan trọng của “bằng cấp” ra sao trong quá trình xin việc của mình.
Thông thường, một bản CV sẽ bao gồm các mục như:
- Thông tin cá nhân
- Bằng cấp
- Mục tiêu nghề nghiệp
- Kinh nghiệm
- Kỹ năng
Với thứ tự các mục như trên thì bằng cấp bao giờ cũng là điều được trình bày ngay thứ hai sau phần thông tin cá nhân , đây là lời giới thiệu bản thân trong CV. Điều này lý do là tại sao?
Thực tế thì việc trình bày bằng cấp ở ngay phần thứ hai sau thông tin cá nhân đều là có lý do của nó. Bởi khi cầm bản CV trên tay, nhà tuyển dụng chỉ cần lướt mắt là có thể nhìn được bằng cấp của bạn ra sao và đánh giá được liệu bạn có thực sự phù hợp với yêu cầu công việc của vị trí tuyển dụng hay không.
Bằng cấp, không đơn giản chỉ là một tầm bằng. Mà ở đây, nó có ý nghĩa cho việc khẳng định bạn đã mất thời gian, công sức để học tập và có được tấm bằng này. Và chuyên ngành được thể hiện trong tấm bằng đó chính là chuyên ngành đáp ứng được và phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng cũng như bạn đang ứng tuyển. Đây là một sự khẳng định về tính chuyên môn cần thiết mà bạn cần có để đảm bảo khả năng đáp ứng công việc.
Ngoài việc thể hiện được bằng cấp chính thì qualification còn thể hiện bằng cấp ở các khóa học ngắn hạn hay dài hạn mà bạn có được. Ví dụ như “Bachelor of Hotel and Restaurant Management”,... cùng với đó là các loại bằng khen, chứng chỉ như chứng chỉ tin học, ngoại ngữ như IELTS, TOEIC,....
Có thể nhận thấy, hầu hết, các loại bằng cấp, chứng nhận, chứng chỉ,...bất kể những giấy từ gì thể hiện được trình độ, học vấn và chuyên môn của bạn thì đều có thể được liệt kê ra trong phần Qualification trong CV xin việc tiếng Anh.
Xem thêm: Designation trong CV là gì? Làm sao để không mắc sai lầm
2. Cách viết Qualification trong CV xin việc
Mục Qualification trong CV sẽ được viết khoảng 2 đến 5 dòng và liệt kê các bằng cấp của bạn ra một cách tóm lược nhất. Bạn chỉ nên ghi những trình độ bằng cấp cao nhất và cần thiết cho công việc của mình đang ứng tuyển.
Ví dụ:
Hanoi university of science and technology (2013 - 2018)
Specialization: Electrical Engineering
GPA: 4.0
3. Ý nghĩa của Qualification trong CV xin việc
Như đã nói ở trên, qualification có nghĩa là thể hiện bằng cấp của bạn trong quá trình ứng tuyển. Dựa vào bằng cấp, chứng chỉ, nhà tuyển dụng có biết được ứng viên đó nhận được quá trình đào tạo ở trường đại học hay trung tâm nào và chất lượng của ngôi trường cũng như trung tâm đó trên thị trường hiện nay ra sao, có danh tiếng gì và nổi bật về điều gì. Chỉ đơn giản như vậy thôi là nhà tuyển dụng đã có thể phần nào đánh giá được trình độ học vấn của ứng viên.
Lấy một ví dụ cụ thể trên thực tế như sau để bạn có thể hiểu được ý nghĩa của Qualification trong CV là gì.
Bạn đang ứng tuyển cho vị trí kế toán tại một công ty. Với vị trí này, điều đầu tiên mà bạn cần thể hiện và cho nhà tuyển dụng thấy được chính là bằng cấp chuyên môn của bạn ra sao. Tất nhiên có thể là Cử nhân Đại học Chuyên ngành Kế toán của Học viện Ngân hàng.
Ngoài bằng cấp chính thì chứng chỉ sẽ là những điểm cộng cộng lớn để bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng như: Chứng chỉ tin học, Chứng chỉ ngoại ngữ, đặc biệt là với kế toán thì chứng chỉ ACCA sẽ là lợi thế lớn.
Chỉ với vài thông tin cơ bản, thế nhưng phần nào nhà tuyển dụng có được những cơ sở để nhận định được năng lực của bạn. Đặc biệt là với những bằng cấp, chứng chỉ mang tính chuyên môn cao thì đây sẽ là yếu tố càng khẳng định được vị thế và sự phù hợp của bạn với vị trí kế toán.
Qua ví dụ trên, ta có thể nhận thấy được rằng qualification được xem là yếu tố đem lại sự tin tưởng khá cao cho nhà tuyển dụng, nhất là khi đã có cơ sở chứng nhận được điều này.
Việc đưa phần thông tin này ở vị trí thứ hai và ngay phần trên ngoài việc để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhận diện được bằng cấp, trình độ chuyên môn của bạn còn nhằm mục đích có thể khéo léo khoe luôn về sự thích hợp của bạn với vị trí tuyển dụng này ra sao. Đây như một lời khẳng định rằng bạn là một ứng viên, một sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp cho vị trí này.
Thế nhưng, thực tế, có một điều mà người ta vẫn thường hay nói đó chính là “học đi đôi với hành”. Có thể kiến thức của bạn thực sự tốt vậy những thực hành của bạn có tốt như lý thuyết của bạn hay không? Đôi khi, điều nhà tuyển dụng cần không phải là lý thuyết suông mà là cái mà bạn sẽ làm được. Tức là giá trị mà bạn có thể đem lại cho công ty là gì?
Điều này được nói đến không nhằm mục đích phủ nhận ý nghĩa và vai trò của Qualification trong CV mà mục đích chính là để nhấn mạnh một điều rằng, bằng cấp quan trọng, nhưng nó không phải là tiêu chí duy nhất và tiêu chí mang tính quyết định cho việc nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn bạn. Vì thế, bên cạnh yếu tố Qualification thì nhà tuyển dụng sẽ còn quan tâm nhiều hơn thế ở ứng viên để có thể đưa ra quyết định của mình là lựa chọn ứng viên ra sao cho vị trí này. Người có bằng cấp vượt trội, người có kỹ năng tuyệt vời hay người không quá nổi bật nhưng lại sở hữu được cả hai điều trên?
Việc lựa chọn ai ở nhà tuyển dụng đôi khi không phải quyết định thuộc về hoàn toàn chính họ mà ở cả chính bản thân bạn nữa. Đó chính là cách bạn thể hiện bản thân mình ra sao với bằng cấp ưu tú vượt trội mà bạn có. Một sự hỗ trợ đắc lực đến từ Designation - chức vụ. Chức vụ và bằng cáp, một sự hỗ trợ không hề nhỏ để có thể làm nổi bật bản thân thông qua bản cv của mình.
Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp trong CV tiếng Anh
4. Qualification và Designation trong CV
Các bạn đã tìm hiểu về Qualification quá rõ ở trên rồi, thì ở đây chúng ta sẽ nói sơ qua về Designation. Designation giải thích theo nghĩa tiếng Việt sẽ là chức vụ. Đây là một yếu tố bổ trợ lớn giúp bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí cấp cao.
Việc xuất hiện phần này trong CV nhằm giúp nhà tuyển dụng biết được bạn đã có kinh nghiệm làm việc với các vị trí ra sao, cùng với đó chính là những công việc và các thành tựu mà bạn đã làm được với vai trò, vị trí mà mình đã đảm nhận.
Đặc biệt, khi sử dụng các từ khóa là những con số và các từ ngữ chỉ sự thăng tiến, khen thưởng thì bạn sẽ càng tạo được ấn tượng mạnh hơn với nhà tuyển dụng.
Với ý nghĩa này thì sự bổ sung của Designation được coi như chiếc cánh giúp bạn có thể tạo ra được các cơ hội của mình với bản CV xin việc. Qualification hoàn hảo cộng với một Designation nổi bật sẽ giúp bản CV xin việc tiếng anh của bạn trở nên lợi hại hơn bao giờ hết. Vì thế, cơ hội để bạn đánh bại các đối thủ khác của mình là hoàn toàn có khả năng.
Một lưu ý khi viết CV của cả Qualification và Designation chính là tính cập nhật. Vì thế, để đảm bảo những thông tin đưa ra mới nhất thì các bạn cần viết các thông tin gần đây nhất, tính từ thời điểm các bạn chuẩn bị viết bản CV của mình trở về trước. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được những điều về bạn trong giai đoạn hiện tại một cách rõ ràng hơn thay vì nắm bắt quá khứ đã qua của bạn.
Nếu là một sinh viên mới ra trường thì các công việc partime, hay vị trí thực tập cũng sẽ là những cơ hội giúp bạn có những trải nghiệm, bài học công việc cho mình. Hãy thể hiện một thái độ cầu tiến, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao ý thức này của bạn. Vì một người sẵn sàng học hỏi cũng như tinh thần vươn lên bao giờ cũng sẽ tạo được những giá trị bất ngờ nhất.
Trên đây là những thông tin về Qualification. Mong rằng, qua bài viết này, các bạn đã hiểu được Qualification trong CV là gì và cách viết cũng như ý nghĩa của phần này trong CV ra sao. Qua đó, bạn sẽ có cho mình một bản CV hoàn hảo nhất với bằng cấp và chức vụ “siêu ngầu” nhé!
Tham gia bình luận ngay!