1. Khái niệm quản lý dự án phần mềm
Đó là một thuật ngữ, một khái niệm được sử dụng để phản ánh công đoạn quản lý dự án dành riêng cho hoạt động thiết lập lịch, xây dựng kế hoạch, phân bổ tài nguyên, triển khai, giám sát và phân phối các dự án website và ứng dụng phần mềm.
Quản lý dự án phần mềm có nhiều điểm khác biệt so với mô hình quản lý truyền thống về dự án. Cụ thể, dự án phần mềm được gắn liền với một quy trình bao gồm các bước cụ thể. Chúng yêu cầu nhiều công đoạn giám sát, kiểm tra, làm mới và lấy ý kiến từ phía người dùng. Đa phân, các dự án liên quan đến công nghệ thông tin đều được quản lý theo phương thức linh hoạt, ngắn gọn nhằm kịp thời đáp ứng được những mong muốn của người dùng và hoạt động kinh doanh.
Song song với sự bứt phá của CNTT, cuộc sống sinh hoạt cả trong đời thường và công việc của con người đã bị tác động mạnh mẽ bởi những xu hướng mới. Dễ dàng nhìn thấy điều này nhất thông qua việc thay đối thói quen mua sắm, giờ đây, mua sắm đa phần được diễn ra trên các nền tảng online, đó cũng chính là động lực để các ứng dụng bán hàng ra đời.
Bước tiếp theo ngay sau khi hợp đồng kinh tế đã được thỏa thuận, là việc hai bên liên quan (mua - bán) quản lý dự án sao cho hiệu quả nhất có thể. Để đáp ứng mong muốn của các công ty, công tác quản lý dự án phần mềm bán hàng đang ngày càng được đầu tư và phát triển hơn.
Xem thêm: Việc làm kỹ sư phần mềm
2. Báo cáo chi tiết quản lý dự án phần mềm
Báo cáo chi tiết là một tài liệu ngắn gọn, phản ánh tổng quan hiện trạng của dự án phần mềm. Báo cáo quản lý dự án phần mềm là một biểu mẫu chính thức, được trình bày để thể hiện tình hình đa khía cạnh liên quan đến dự án trong một khoảng thời gian cụ thể. Báo cáo quản lý dự án phần mềm có thể được phân công thực hiện định kỳ theo tháng, hoặc thậm chí là theo tuần. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp cũng như quy mô lớn hay nhỏ của dự án.
Bản báo cáo quản lý dự án phần mềm cần phải thể hiện những nội dung quan trọng bao gồm: Tên gọi dự án, tên gọi cá nhân quản lý, thông tin đơn vị tài trợ dự án, thông tin thời gian dự án bắt đầu, thông tin thời gian dự án kết thúc, thông tin về người dùng, thông tin về thời gian phát hành báo cáo, các dữ liệu liên quan đến dự án. Ngoài ra, bản báo cáo còn thể hiện thông tin xây dựng kế hoạch đối chiếu với tiến độ thực hiện dự án cụ thể, thực trạng ngân sách hiện tại so với dự thảo trước đó, phạm vi hiện tại,.... Cuối cùng là thông tin khái quát về rủi ro, kết quả hiện tại ra sao?
3. Quản lý dự án phần mềm theo quy trình 5 bước
Quản lý dự án phần mềm theo quy trình là việc áp dụng những kỹ năng, sự am hiểu và công nghệ kỹ thuật vào hoạt động của dự án. Làm việc theo quy trình nhằm mang lại hiệu quả cao cũng như đạt được mục tiêu chủ chốt mà dự án ban đầu đã đề ra. Tất cả đều được đưa vào phần mềm theo hệ thống tiêu chuẩn PMI. Một dự án thành công cần phải đáp ứng được những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, cần chọn lựa quy trình thích hợp để dự án đạt đúng mục tiêu đề ra.
- Thứ hai, trên cơ sở thỏa mãn mong muốn của kỳ vọng của các bên liên quan đến dự án, cần chấp hành đúng như yêu cầu của họ.
- Thứ ba, các nhân tố cạnh tranh cần được cân bằng, bao gồm: Tiến độ, chi phí, quy mô, rủi ro, chất lượng, điều chỉnh. Mỗi công đoạn lớn lại có thể phát triển thành những công đoạn đó, điều này phụ thuộc vào quy mô của dự án.
- Thứ tư, bên cạnh các giá trị mang tính chiến lược như đã nói, phần mềm còn cung ứng một cách đầy đủ nhất các chức năng của hệ thống. Đặc biệt, an toàn về tính bảo mật, những người liên quan và có trách nhiệm đều được tham gia phân quyền.
Quy trình quản lý dự án phần mềm được triển khai qua các công đoạn như sau:
- Công đoạn 1: Khởi tạo dự án. Đây là bước cần xác định những gì liên quan đến dự án bao gồm những phát sinh mới như yêu cầu của dự án, yêu cầu đầu tư, độ ưu tiên, trách nhiệm cần phân công cho các bên liên quan.
- Công đoạn 2: Xây dựng kế hoạch. Tại bước này, dự án cần được xây dựng về phạm vi công việc, mục tiêu cần được tùy chỉnh lại và hoạch định hướng đi chính xác nhằm đạt được mục tiêu đó.
- Công đoạn 3: Triển khai. Ở giai đoạn triển khai, các công việc và nhiệm vụ trong kế hoạch cần được thực hiện hoàn thành để đáp ứng tiến độ cũng như yêu cầu của dự án.
- Công đoạn 4: Giám sát và theo dõi. Bước này đòi hỏi việc kiểm tra, rà soát, kịp thời làm mới khả năng và tiến độ thực hiện của dự án. Bên cạnh đó, cũng phải thực hiện nhiệm vụ giám sát, quản lý, nhằm phát hiện những rủi ro, hoặc những phát sinh mới đưa ra những quyết định điều chỉnh.
- Công đoạn 5: Kết thúc. Bước cuối cùng trong quy trình quản lý dự án phần mềm, khép lại chính thức dự án.
Xem thêm: Phần mềm quản lý dự án xây dựng
4. Khám phá các mô hình quản lý dự án phần mềm
Có thể kể tên một số mô hình quản lý dự án phần mềm bao gồm:
- Mô hình RUP (Rational Unified Process): RUP là một mô hình được phát triển bởi Rational - một doanh nghiệp chuyên về phần mềm và công nghệ, đến năm 2003 đã được IBM mua lại. Mô hình này có ưu điểm là dễ dàng tùy chỉnh bởi chúng sử dụng UML - một ngôn ngữ đồng nhất. RUP còn có những đặc trưng có thể giúp phân biệt với những mô hình khác, bởi RUP không triển khai cách thức tiếp cận Waterfall.
- Mô hình SSADM: Đó là mô hình được ứng dụng khả thi và rất thông tin đối với hoạt động phát triển dự án phần mềm. Mô hình này được phát triển vào thời điểm năm 1981, đến năm 1990 chúng được cung ứng trên thị trường với phiên bản cập nhật bền vững và tiên tiến hơn. Mô hình này khác mô hình RUP ở chỗ, bạn có thể sử dụng chúng hoàn toàn FREE!
- Mô hình XP: Được phát triển bởi Kent Beck, XP là một mô hình được khai sinh vào năm 1996. Trong hoạt động quản lý dự án phần mềm, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng mô hình XP trong quá trình thiết kế dự án phần mềm. XP có thể hạn chế những sai sót trong việc phát triển và quản lý phần mềm.
Trên thực tế, quản lý dự án CNTT cũng quan trọng không kém đối với các tổ chức công ty. Đó là một hoạt động phản ánh quan trình quản lý, triển khai kế hoạch và những trách nhiệm riêng biệt để thực hiện hóa những mục tiêu về CNTT. Vì ngày nay, hầu hết mọi doanh nghiệp đều ứng dụng mạnh mẽ CNTT, do đó quy mô của các dự án CNTT thường có độ lớn hơn rất nhiều.
Quản lý dự án phần mềm là một hoạt động quan trọng diễn ra trong các doanh nghiệp. Hiểu đúng về chúng để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình quản lý bạn nhé.
Tham gia bình luận ngay!