Quản lý kinh doanh là gì? Các công việc của quản lý kinh doanh

Icon Author Trương Thanh Hằng

Ngày đăng: 2021-06-17 09:30:39

Thuật ngữ quản lý kinh doanh chắc hẳn đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Vậy bạn có thực sự hiểu rõ quản lý kinh doanh là gì? Vai trò của quản lý kinh doanh như thế nào? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để cùng mình tìm hiểu thật chi tiết về quản lý kinh doanh nhé.

1. Quản lý kinh doanh là gì?

Quản lý kinh doanh là sự điều chỉnh của một chủ thể quản lý lên các đối tượng được quản lý một cách có kế hoạch, có tổ chức. Ở đây các đối tượng quản lý chính là các nhân viên kinh doanh trong doanh nghiệp. Sự tác động từ chủ thể quản lý giúp cho các hoạt động kinh doanh đạt được theo mục tiêu của doanh nghiệp cũng như phát triển được trên thị trường kinh doanh có nhiều biến động.

Quản lý kinh doanh là gì?
Quản lý kinh doanh là gì?

Quản lý kinh doanh sẽ thực hiện lần lượt các chiến lược kinh doanh để đảm bảo được năng suất cũng như hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Ở một số doanh nghiệp, quản lý kinh doanh sẽ là người quyết định cho doanh số kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy vị trí quản lý kinh doanh là một trong những vị trí then chốt của mỗi doanh nghiệp.

Vị trí quản lý kinh doanh sẽ là người trực tiếp làm việc với giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc điều hành. Vị trí này yêu cầu các ứng viên đều phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, kinh doanh,…

Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành

2. Quản lý kinh doanh phụ trách những công việc gì?

Tùy vào quy mô và hình thức của từng doanh nghiệp, vị trí quản lý kinh doanh cũng sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng về cơ bản bạn vẫn sẽ là người quản lý đội nhóm kinh doanh và đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp.

Thế nào là quản lý kinh doanh?
Thế nào là quản lý kinh doanh?

- Công việc trước tiên của quản lý kinh doanh là xác định các kế hoạch kinh doanh và đặt ra các mục tiêu kinh doanh cho doanh ngiệp. Công việc này đòi hỏi nhà quản lý phải là người có khả năng thâu tóm tình hình doanh nghiệp, khả năng bao quát để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.

- Đánh giá thị trường và xác định các cơ hội phát triển trong thị trường để thúc đẩy các tỉ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp. Việc đánh giá đúng thị đúng thị trường giúp cho nhà quản lý đề ra được những kế hoạch đúng đắn, tiết kiệm được các chi phí, tăng hiệu quả cho công việc kinh doanh.

- Hoàn các chỉ tiêu về nhiệm vụ, doanh số kinh doanh mà cấp trên hoặc công ty đã đề ra. Tất cả các công việc trong một tập thể thì đều cần phải áp một doanh số nhất định. Và với quản lý kinh doanh cũng không phải ngoại lệ. Quản lý kinh doanh sẽ người chịu trách nhiệm về doanh số của cả phòng kinh doanh.

- Làm việc trực tiếp với các lãnh đạo để xác định được định hướng cho sản phẩm của công ty, các sản phẩm nào cần được tiêu thụ và chiến lược của mỗi sản phẩm đó ra sao. Công việc của một quản lý đòi hỏi phải luôn theo sát với tình hình thực tế từng sản phẩm và liên tục đề xuất cấp trên để các kế hoạch có thể triển khai nhanh chóng nhất.

Công việc của quản lý kinh doanh
Công việc của quản lý kinh doanh

- Quản lý, đào tạo đội ngũ nhân viên dưới quyền, sắp xếp công việc và chia kpi cụ thể cho từng nhân viên hoặc từng nhóm phụ trách. Quản lý kinh doanh không chỉ là quản lý các con số mà còn phải quản lý, sát sao với cả đội ngũ nhân lực thì mới có được hiệu quả công việc như mong muốn.

- Tuyển dụng và hướng dẫn khi có nhân viên kinh doanh mới để giúp nhân viên bắt nhịp được với công việc một cách nhanh chóng nhất.

- Tổ chức thực hiện đánh giá kết quả cũng như năng lực của đội ngũ nhân viên kinh doanh thường xuyên, định kỳ để đảm bảo khắc phục kịp thời những yếu kém còn tồn đọng ở đội ngũ nhân viên.

- Sát sao với tình hình kinh doanh chung bằng cách đảm bảo bộ phận kinh doanh luôn có đủ nhân lực, trang thiết bị, phương tiện làm việc hỗ trợ cho kinh doanh để đáp ứng được tiến độ làm việc cũng như hiệu quả công việc.

- Quản lý kinh doanh phải đảm bảo các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn thực hiện đúng nguyên tắc và tuân thủ các quy định về pháp luật.

Đọc thêm: Phần mềm quản lý nhân viên kinh doanh tốt nhất

3. Sự khác nhau giữa quản lý kinh doanh và quản trị kinh doanh

Phân biệt quản lý kinh doanh và quản trị kinh doanh
Phân biệt quản lý kinh doanh và quản trị kinh doanh

Mặc dù ở các công ty, doanh nghiệp nhỏ vẫn có xu hướng gộp chung quản lý kinh doanh với quản trị kinh doanh là một. Song, trên thực tế đây là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau và đảm nhận những vai trò khác nhau trong một doanh nghiệp. Một vài điểm cần phân biệt giữa quản lý kinh doanh và quản trị kinh doanh cần lưu ý như sau:

Trong khi quản trị kinh doanh là công việc đòi hỏi tính chất chuyên ngành hơn, quản lý chuyên sâu về một lĩnh vực hay một mảng nào đó trong doanh nghiệp, quan tâm đến các chi tiết kinh doanh thì quản lý kinh doanh sẽ là một công việc mang tính vĩ mô hơn, nhìn vào bức tranh lớn về kinh doanh của cả công ty để đưa ra các quyết định kinh doanh.

Quản lý sẽ được nhìn nhận về tầm nhìn, khả năng lập kế hoạch và giao tiếp xã hội thì quản trị sẽ chỉ quan tâm đến việc phải đảm bảo các hoạt động cơ bản nhất định của một doanh nghiệp nhằm đảm bảo chúng được vận hành một cách trơn chu nhất. Vì vậy quản lý kinh doanh là những người được đào tạo để có thể nhìn xa trông rộng những xu hướng kinh doanh mới nhất trên thị trường hiện nay và không nhất thiết phải tập trung vào một chi tiết cụ thể nào. Còn nhà quản trị kinh doanh sẽ được đào tạo theo cách tập trung tối ưu vào những mảng, lĩnh vực, ngành nghề riêng biệt.

Nhiệm vụ của nhà quản lý kinh doanh
Nhiệm vụ của nhà quản lý kinh doanh

Công việc chính trong doanh nghiệp của nhà quản trị sẽ là người điều tiết bộ phận mà mình quản lý hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả. Trong khi trong doanh nghiệp, quản lý kinh doanh sẽ làm những công việc như xây dựng các chiến lược kinh doanh cho sản phẩm, mở rộng hình thức kinh doanh, lựa chọn kênh phân phối,...

Đọc thêm: Tiết lộ thông tin quan trọng về ngành quản lý công nghiệp ra làm gì 

4. Có những yêu cầu gì đối với vị trí quản lý kinh doanh?

Ngoài các yếu tố liên quan đến bằng cấp, chuyên ngành theo học và kinh nghiệm làm việc trên 3 năm với các vị trí quản lý, trưởng phòng kinh doanh ra thì một nhà quản lý kinh doanh còn phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực chuyên môn như:

- Khả năng truyền đạt tốt giúp cho người quản lý không chỉ là một nhà phát ngôn của các lãnh đạo mà phải là người truyền đạt được đúng, có hiệu quả các nội dung đến với toàn bộ nhân viên cấp dưới, tạo được động lực làm việc cho cấp dưới.

- Khả năng sắp xếp, lên kế hoạch công việc cũng là một điều cần ở các nhà quản lý kinh doanh để có thể giải quyết được khối lượng công việc lớn của mình. Một nhà quản lý giỏi phải là người biết phân công, sắp xếp các nhiệm vụ tới từng nhân viên để đảm bảo tiến độ cũng như hiệu quả cho công việc.

Yêu cầu đối với vị trí quản lý kinh doanh
Yêu cầu đối với vị trí quản lý kinh doanh

- Năng lực đánh giá, điều phối sản phẩm trên thị trường để giúp đưa ra những phương án, chiến lược tiêu thụ sản phẩm một cách trơn chu, hiệu quả nhất.

- Năng lực đào tạo và đánh giá nhân viên cũng là yếu tố nhà quản lý cần cân nhắc để đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực, tránh gây lãng phí nguồn nhân lực cho công ty.

- Kỹ năng báo cáo kịp thời tức là phải biết nắm bắt các tình hình kinh doanh chung của cả công ty để kịp thời phản ánh, báo cáo với cấp trên đưa ra những phương án giải quyết nhanh chóng nhất, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Chắc hẳn các thông tin trên đây đã giúp bạn hình dung được quản lý kinh doanh là gì cũng như công việc của nhà quản lý kinh doanh rồi chứ? Hy vọng các thông tin sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn ngành học cũng như công việc sau khi ra trường nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: