Tìm hiểu quản trị truyền thông là gì và vai trò của nó

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2022-09-30 16:04:47

Mỗi ngày qua đi lại có thêm một doanh nghiệp ra đời, chính vì thế mà quản trị truyền thông được xem là một ngành nghề vô cùng nổi trội với giới trẻ. Tuy nhiên, quản trị truyền thông là gì và làm thế nào để trở thành một nhà quản trị truyền thông giỏi, mời bạn cùng theo dõi bài đọc dưới đây nhé.

1. Tổng quan về ngành quản trị truyền thông

Quản trị truyền thông (tên tiếng anh: Media Management) được hiểu là một công việc với nhiệm vụ quản trị và duy trì truyền thông hai chiều. Những người đảm nhận vị trí công việc này yêu cầu phải có lối tư duy sáng tạo, sự thấu hiểu xu hướng thị trường để có thể kết nối với công chúng một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ công việc của ngành quản trị truyền thông còn là giám sát những thông tin trong dự án, chiến dịch để truyền tải thông điệp đến công chúng. Họ còn phải khiến công chúng cảm thấy hài lòng, đồng cảm thì mới gọi là một nhà quản trị truyền thông thành công.

Ngành quản trị truyền thông
Ngành quản trị truyền thông

Sau đây là một số nhiệm vụ công việc chính mà các nhà quản trị truyền thông phải thực hiện bao gồm nắm bắt xu hướng truyền thông và cập nhật thông tin. 

Chính vì thế mà bản chất của truyền thông chính là xác định chính xác các vai trò của những hành động mà nhà quản trị truyền thông thực hiện nhằm nâng tầm góc nhìn của khách hàng, tạo sự thu hút để khách hàng quan tâm đến dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Thời buổi kinh tế ngày càng cạnh tranh dẫn đến các công tác quản trị truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nhà quản trị truyền thông sẽ là người đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Các hoạt động nền tảng để nhà quản trị truyền thông có thể kết nối tới khách hàng có thể là chiến dịch quảng cáo, chiến dịch xây dựng phát triển thương hiệu, … và các nền tảng xã hội thông dụng khác.

Hầu hết những phương án tiếp cận khách hàng này trong ngành quản trị truyền thông sẽ được gọi là mục đích truyền thông trên nền tảng truyền thông. Nếu doanh nghiệp muốn khắc sâu trí nhớ của khách hàng với thương hiệu của mình thì cần phải sử dụng đến truyền thông để tăng cường tính nhận biết thương hiệu.

Mục tiêu tiếp cận khách hàng tiềm năng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu của bất kỳ loại doanh nghiệp nào. Bởi đích đến của mỗi doanh nghiệp đều là khách hàng, cho nên việc quảng bá hình ảnh thương hiệu qua nền tảng truyền thông luôn là yếu tố vô cùng quan trọng.

2. Tìm hiểu vai trò ngành quản trị truyền thông tại doanh nghiệp?

Bằng cách quảng bá với nền tảng truyền thông doanh nghiệp sẽ có khả năng tiếp cận với người dùng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Do vậy để có thể giúp gia tăng doanh số bằng việc thúc đẩy mua hàng của người tiêu dùng thì vai trò của quản trị truyền thông luôn là yếu tố nòng cốt, cụ thể là những nhiệm vụ như sau:

2.1. Truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ thông thường sẽ được sử dụng vào những dự án mà doanh nghiệp thực hiện nhằm xây dựng thương hiệu thân thiện đến người tiêu dùng. Trong đó truyền thông nội bộ sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường đầy cạnh tranh này.

2.2. Truyền thông báo chí

Ngày nay báo chí là công cụ truyền thông truyền tải hữu hiệu nhất đến người dùng. Theo như nghiên cứu cho thấy mỗi ngày đều có rất nhiều người đọc báo mỗi sáng, việc tiếp cận khách hàng qua báo chí sẽ giúp khách hàng tiếp cận một cách nhanh chóng hơn với doanh nghiệp.

Truyền thông báo chí
Truyền thông báo chí

Không chỉ vậy, truyền thông qua báo chí còn mang lại hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong trí nhớ của người tiêu dùng, giúp tăng cường mối quan hệ ngoại giao với khách hàng một cách tối ưu nhất.

2.3. Truyền thông bằng sự kiện tài trợ

Việc quảng bá hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp thông qua các sự kiện được tổ chức miễn phí để khách hàng tiếp cận với doanh nghiệp là ý tưởng thông minh. Tuy nhiên doanh nghiệp cần bỏ ra số vốn nhất định để có thể tạo một sự kiện tài trợ xã hội này.

Bởi hầu hết người tiêu dùng sẽ ưa chuộng các mặt tiện lợi như giá cả và chất lượng, cho nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể mở một buổi tài trợ miễn phí để dành tặng phần quà đến khách hàng cũng như tạo sự quen thuộc của thương hiệu dành cho khách hàng mỗi khi nghĩ tới.

3. Các kỹ năng cần có để trở thành nhà quản trị truyền thông giỏi

3.1. Ứng xử nhạy bén và linh hoạt

Để trở thành một nhà quản trị truyền thông tài ba thì bạn phải là người có khả năng ứng xử tốt trong mọi tình huống với khách hàng. Là người vui vẻ, hoạt bát và luôn có tinh thần tích cực, đồng thời nếu bạn là người trầm tính và hay cáu gắt thì rất tiếc sẽ không phù hợp với ngành nghề này.

Ứng xử nhạy bén và linh hoạt
Ứng xử nhạy bén và linh hoạt

Mỗi một công việc sẽ có những yêu cầu riêng, tuy nhiên nếu bạn là người giỏi trong các tình huống ứng xử với khách hàng thì chắc chắn sẽ là một điểm cộng lớn đối với ngành quản trị truyền thông này. 

3.2. Khả năng giao tiếp tốt

Một nhà quản trị truyền thông chuyên nghiệp và giỏi giang thì họ cần phải sở hữu các kỹ năng mềm tốt như kỹ năng giao tiếp thuyết phục trước đám đông, hướng ngoại và thuyết trình truyền tải ý tưởng tốt. 

Đối với marketing thì đây chính là một kỹ năng giao tiếp cực kỳ quan trọng, tuy nhiên các kiến thức nghiệp vụ cũng như kỹ năng truyền tải thông tin cũng đóng một vai trò quan trọng hàng đầu để khách hàng bị thu hút bởi nội dung sáng tạo. 

3.3. Tư duy nhiệt huyết, sáng tạo

Trong công việc truyền thông thì tính sáng tạo và tinh thần nhiệt huyết luôn đóng vai trò hàng đầu. Bởi nếu các bạn muốn để lại hình ảnh thương hiệu ấn tượng trong mắt khách hàng thì các bạn cần phải là người nhiệt huyết, giàu năng lượng và truyền tải ý tưởng tốt.

Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo

Ngành quản trị truyền thông là ngành đòi hỏi tính tìm tòi, năng động và phải thật yêu nghề đặc biệt là với các công ty truyền thông. Bởi các công ty truyền thông sẽ có mật độ công việc dày đặc làm cho các bạn cảm thấy áp lực, căng thẳng. Thậm chí có những dự án bạn phải thực hiện nhiều ngày liên tục và hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn được giao.

Chính vì thế để có thể bước chân vào chuyên ngành quản trị truyền thông này thì các bạn phải xem bản thân có thực sự năng khiếu với nghề không, có thực sự yêu nghề không đã nhé.

Hạn chế rằng ngành quảng cáo gần đây đã trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều so với ngày xưa cho nên nếu bạn là ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì nên chấp nhận làm việc tại vị trí thấp và vươn lên theo thời gian.

3.4. Kỹ năng teamwork

Để có thể lên một chuỗi kế hoạch truyền thông một cách hoàn chỉnh thì không phải chỉ có một mình bạn là người thực hiện bởi bạn sẽ còn phải cùng cả nhóm góp sức để xây dựng chiến dịch. 

Kỹ năng teamwork
Kỹ năng teamwork

Chính vì thế với ngành quản trị truyền thông thì các bạn sẽ không chỉ phải làm tốt công việc độc lập mà phải còn kỹ năng làm việc đội nhóm tốt. Đồng thời hãy rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo độc đáo để mạnh dạn phát biểu trước tập thể nhóm và khách hàng của mình. 

3.5. Nắm bắt xu hướng tốt

Đây chính là ưu điểm mạnh của các bạn thế hệ Gen Z bởi ngành quản trị truyền thông là ngành truyền tải giá trị đến cộng đồng cho nên bạn phải là người có lối tư duy sáng tạo, hiện đại để cập nhật tốt các xu hướng mới để nắm bắt tâm lý người tiêu dùng một cách dễ dàng.

Nắm bắt xu hướng tốt
Nắm bắt xu hướng tốt

Trên đây là tổng hợp những thông tin cụ thể về ngành quản trị truyền thông cũng như các kỹ năng mà một nhà quản trị truyền thông giỏi phải có. Hy vọng mọi lý thuyết và bí quyết mà chúng tôi đã cung cấp trong bài tin này sẽ giúp các bạn đang theo ngành quản trị truyền thông những kinh nghiệm quý báu.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: