1. Quy trình bán hàng là gì?
Quy trình bán hàng là những trình tự, hoạt động bán hàng đã được quy định sẵn của mỗi doanh nghiệp. Nó mang tính chất bắt buộc nhằm đáp ứng mọi mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị bán hàng trong một tổ chức.
Mỗi doanh nghiệp thường xây dựng cho mình quy trình bán hàng riêng biệt tùy vào điều kiện phát triển thực tế. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng dựa trên một quy trình tiêu chuẩn chung. Quy trình này sẽ được trình bày cụ thể ở ngay trong phần sau của bài viết.
2. Quy trình bán hàng chuyên nghiệp được thực hiện những bước nào?
Nếu bạn đang cần tìm kiếm cách để xây dựng được một quy trình bán hàng chuẩn cho mình thì đừng bỏ qua các bước xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp dưới đây:
2.1. Chuẩn bị và xác định mục tiêu
Chuẩn bị là một bước đầu tiên sẽ được thực hiện trong quy trình bán hàng tại doanh nghiệp. Để bán hàng hiệu quả, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ mọi thông tin liên quan tới dịch vụ, sản phẩm bao gồm cả các phương diện như ưu điểm, nhược điểm cũng như dịch vụ sản phẩm để có thể đạt tới mục tiêu, cuối cùng đó chính là cung cấp cho khách hàng những lợi ích thiết thực nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải xây dựng được một kế hoạch chi tiết và cụ thể trong việc xác định các đối tượng khách hàng, khoanh vùng họ để tìm ra các phương án tiếp cận hiệu quả nhất. Khi đã có được kế hoạch hoàn hảo thì bạn cũng cần phải thực hiện công tác tìm kiếm danh sách của những người khách hàng tiềm năng thông qua internet, bạn bè, đối thủ,…
Tiếp đến, bạn hãy chuẩn bị một vài công cụ cần thiết để đưa vào quá trình bán hàng như giấy giới thiệu, bảng báo giá, card visit,… Để bất cứ lúc nào, bạn cũng có thể tạo ra được sự kết nối với khách hàng bằng mọi cách, mọi phương diện.
Ứng tuyển ngay: việc làm bán hàng
2.2. Tìm nguồn khách hàng tiềm năng
Ngay sau khâu chuẩn bị sẽ là khâu tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Để giải quyết được khâu này, bạn cần lời 2 câu hỏi: nên tiếp cận thị trường như thế nào? Tiếp cận những đối tượng nào?
Không phải bất cứ ai là khách hàng cũng được xác định vào diện tiềm năng. Theo các chuyên gia bán hàng, bạn nên chia ra làm rất nhiều kiểu khách hàng khác nhau như khách hàng đầu mối, khách hàng tiềm năng, khách hàng tiềm năng có đủ mọi điều kiện tiếp cận,…
Khách hàng tiềm năng có thể sẽ được tìm kiếm thông qua rất nhiều phương tiện truyền thông đại chúng, điển hình như website bán hàng, báo chí, sự kiện xã hội,… Bạn có thể tìm thấy họ ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào nên hãy luôn duy trì tinh thần tìm kiếm liên tục, trong bất kể tình huống nào vì đó là một trong những yêu cầu bắt buộc của quy trình và cũng là một trong những bí quyết vàng để thành công.
Tham khảo: Những điều cần biết về kỹ năng bán hàng
2.3. Tiếp cận với tập khách hàng
Nếu đã có trong tay những tập khách hàng tiềm năng thì bạn hãy nhanh chóng đưa ra các chiến lược để tiếp cận họ sao cho hiệu quả nhất. Lúc này, các biện pháp xây dựng mối quan hệ cần phải được phát huy triệt để tạo ra cho khách hàng được thiện cảm với người bán hàng rồi họ mới đủ kiên nhẫn để lắng nghe bạn nói về sản phẩm.
Mọi điều mà bạn sẽ đem ra để tiếp cận họ chính là thái độ chân thành, sự tận tâm, một tác phong chuyên nghiệp đáng tin cậy kèm theo những thông tin có căn cứ, được diễn tả rõ ràng. Chính bạn sẽ là người giúp khách hàng có thể tự trả lời câu hỏi: sản phẩm có đáng mua hay không.
Thông thường, việc tiếp cận khách hàng chính là đem cái tâm của người bán hàng ra mà đối đãi. Chất lượng của sản phẩm nhiều khi sẽ được nhìn nhận qua cái độ chân thành bởi vì đa số khách hàng sẽ không có thời gian để trải nghiệm sản phẩm trước khi họ quyết định mua hàng.
2.4. Trình bày và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
Giới thiệu sản phẩm sẽ đưa khách hàng đến gần với mục tiêu bán hàng hơn nữa. Vì thế, bạn càng phải cố gắng và thật sự cẩn trọng để có thể giới thiệu thành công sản phẩm của mình.
Một nguyên tắc vàng khi giới thiệu sản phẩm chính là luôn đặt vấn đề lợi ích khách hàng lên hàng đầu trước mọi yếu tố khác thuộc về đặc điểm hay tính năng sản phẩm. Bạn cần nói cho khách biết những lợi ích này có trong nhu cầu của họ hay không, có làm lợi nhiều cho họ không. Nhìn chung, đi thẳng vào vấn đề lợi ích là cách tốt nhất để bạn có một bước giới thiệu sản phẩm hiệu quả.
2.5. Báo giá sản phẩm, dịch vụ và thuyết phục khách mua hàng
Nếu như bạn có một cuộc nói chuyện thành công với khách thì lúc này khách đã tiếp nhận được sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và muốn bạn báo giá. Bước này quả thực rất quan trọng, thậm chí có vai trò quyết định nhiều việc bạn có bán được sản phẩm hay không. Vậy nên, bạn hãy thật khéo léo để đưa ra lời thông báo về giá cả cho sản phẩm, dịch vụ trong khi bạn chưa thực sự hiểu rõ hết về con người khách hàng.
Muốn báo giá thành công, bạn cần dựa trên những nội dung đã thảo luận cùng với họ, nói tập trung vào nhu cầu mà khách đang muốn quan tâm. Bạn nên dùng những ngôn từ phổ thông dễ hiểu nhất. Dù bạn có chuyên môn nghiệp vụ ngành nghề tốt nhưng đừng đưa những thuật ngữ chuyên ngành ra báo giá hay thuyết phục khách hàng bởi họ sẽ chẳng hiểu được bao nhiêu phần trăm mà ngược lại, thấy những điều bạn nói quá xa vời.
2.6. Thống nhất với khách và chốt đơn hàng
Báo giá thành công, khách hàng đã bày tỏ ý muốn sẽ mua sản phẩm của bạn, vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không nhanh chóng chuyển qua việc thống nhất và lên đơn hàng? Dù khách đã thuận theo sự thuyết phục của bạn nhưng thực chất họ chưa hoàn toàn tự tin về việc mua hàng. Do đó, bạn cần nhanh chóng tiến hành bước chốt sales để có thể thúc đẩy sự quyết định của họ.
Chỉ có chốt sales thì khách hàng mới nhanh chóng đưa ra được quyết định mua hàng. Khi đó, bạn cần phải càng trau chuốt hơn trong từng lời nói, cử chỉ, hành động và mang đến cho họ một viễn cảnh đẹp nếu như mua hàng của bạn.
2.7. Chăm sóc khách hàng
Việc bán thành công những đơn hàng không phải là bước cuối cùng của quy trình bán hàng. Ngay cả sau khi đã bán được hàng thì bạn vẫn còn phải chăm sóc khách hàng ngay sau đó.
Nếu như những bước trên chúng ta đang tìm kiếm cho đến việc tiếp cận và bán hàng thì đến bước này, chúng ta sẽ chăm sóc họ để nhằm mục đích giữ chân họ ở lại với doanh nghiệp, tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp lâu dài. Điều này rất khó thực hiện nhưng lại là bước cuối cùng và quan trọng nhất để giữ trọn vẹn niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm.
Nhìn chung, Topcvai đã cho chúng ta thấy được quy trình bán hàng chuyên nghiệp của một doanh nghiệp. Nếu bạn đang gặp bế tắc trong công việc bán hàng thì hãy mau chóng sốc lại tinh thần và thực hiện tuần tự các bước vừa được chia sẻ phía trên, đảm bảo bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy sự hiệu quả cho công việc bán hàng của mình.
Tham gia bình luận ngay!