Quy trình điều dưỡng chuẩn 5 bước được quy định tại Việt Nam

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-01-21 18:51:04

Quy trình điều dưỡng là kiến thức cần nắm vững và được tuân thủ cũng như thực hiện thành thạo của những điều dưỡng viên chuyên nghiệp. Làm việc theo quy trình điều dưỡng, quá trình chăm sóc người bệnh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Điều dưỡng có chức năng chính là thực hành chăm sóc bệnh nhân. Trong đó người điều dưỡng nói chung phải hiểu và nắm rõ quy trình chăm sóc bao gồm các bước để đạt được kết quả mong muốn. Điều dưỡng hướng đến việc chăm sóc các đối tượng là con người, những người đang chịu tổn thương về mặt sức khỏe. Chính bởi vậy, mọi hành vi, quyết định phải thật chính xác, nhiệm vụ nào nên thực hiện trước, thực hiện sau,... Để làm được điều này, người điều dưỡng cần am hiểu chuyên môn, nắm được kiến thức khoa học cơ sở như Bệnh học, Dược lý học, Sinh lý học,...

1. Mục đích và ý nghĩa của quy trình điều dưỡng

Quy trình điều dưỡng là tập hợp các bước chăm sóc, điều dưỡng bệnh nhân kế tiếp nhau tạo thành một vòng tròn khép kín. Quy trình điều dưỡng hướng đến một kết quả chăm sóc chuyên biệt một cách trực tiếp.

 Mục đích và ý nghĩa của quy trình điều dưỡng
 Mục đích và ý nghĩa của quy trình điều dưỡng

Vậy quy trình điều dưỡng dùng để làm gì? Dưới đây là hệ thống các mục đích mà quy trình điều dưỡng hướng đến:

- Thứ nhất, là những công đoạn cụ thể mà người điều dưỡng phải thực hiện để đạt được hiệu quả cũng như mục tiêu chăm sóc người bệnh tốt nhất.

- Thứ hai, quy trình điều dưỡng để đảm bảo cho việc không bỏ sót công đoạn hoặc nhiệm vụ chăm sóc cho bệnh nhân.

- Thứ ba, quy trình điều dưỡng đảm bảo hoạt động chăm sóc bệnh nhân không bị gián đoạn.

- Thứ tư, mang lại kiến thức và kinh nghiệm cải tiến nghiệp vụ điều dưỡng.

- Thứ năm, là cơ sở hình thành, rèn luyện ý thức trách nhiệm của người điều dưỡng trong công việc.

- Thứ sáu, là thông tin giữa nhân viên, điều dưỡng với bệnh nhân.

- Thứ bảy, là cơ sở và căn cứ đảm bảo quá trình quản lý điều dưỡng hiệu quả. Hỗ trợ điều dưỡng trưởng dễ dàng đánh giá năng lực, trình độ của nhân viên điều dưỡng.

- Thứ tám, quy trình điều dưỡng quy trách nhiệm cho điều dưỡng viên.

- Thứ chín, hỗ trợ thống kê hoạt động nghiên cứu của khoa điều dưỡng nói chung.

- Thứ mười, trong hoạt động đào tạo, quy trình điều dưỡng giúp truyền đạt kinh nghiệm lâm sàng để xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình chăm sóc. Cũng như là cơ sở hướng dẫn công tác chăm sóc bệnh.

- Cuối cùng, quy trình điều dưỡng giúp các bệnh nhân có niềm tin, an tâm hơn đối với hoạt động chăm sóc của điều dưỡng.

Tham khảo: tìm việc làm Y tế - Dược

2. Quy trình điều dưỡng 5 bước chuẩn hiện nay

Quy trình điều dưỡng bao gồm mấy bước?
Quy trình điều dưỡng bao gồm mấy bước?

Ở nước ta, trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng đa khoa, theo WHO, các nhiệm vụ và chức năng của người điều dưỡng được xác định bao gồm: chức năng phối hợp, chức năng phụ thuộc và chức năng chủ động. Theo quy định của Bộ Y tế, có tổng cộng 5 bước được đề cập trong nội dung của quy trình điều dưỡng gồm:

A - Assessing - Nhận định.
D - Diagnosing - Chẩn đoán điều dưỡng.
P - Planing - Lập kế hoạch điều dưỡng.
I - Implementing - Thực hiện kế hoạch.
E - Evaluating - Đánh giá

2.1. Bước 1: Nhận định bệnh nhân

Trong bước đầu tiên, nhân viên điều dưỡng phải nhận định người bệnh. Bước này thực hiện những công đoạn như sau:

- Thu thập các thông tin liên quan đến bệnh nhân: Tiếp xúc với gia đình bệnh nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh để tìm hiểu, khai thác các thông tin, dữ liệu liên quan đến việc nhận diện bệnh nhân, tiền sử thăm khám bệnh, tiền sử bệnh,...

- Quá trình nhận định phải đảm bảo nhận định đầy đủ về cảm xúc, tinh thần, thực thể của bệnh nhân. Ngoài ra, còn phải nhận định về tình trạng văn hóa, xã hội, kinh tế và môi trường của bệnh nhân.

Nhận định bệnh nhân
Nhận định bệnh nhân

- Thu thập thông tin của bệnh nhân có thể được thực hiện qua các phương pháp như: Thăm khám thực thể, nhận định trên cơ sở kết quả xét nghiệm, hỏi han và phỏng vấn người nhà bệnh nhân, cũng như bệnh nhân.

2.2. Bước 2: Chẩn đoán điều dưỡng

Sau bước nhận định bệnh nhân, các điều dưỡng viên phải đưa ra được những chẩn đoán điều dưỡng. Làm rõ được những vấn đề hiện tại, hay những vấn đề tiềm ẩn của bệnh nhân mà chúng cần giải quyết bằng sự can thiệp của điều dưỡng. Đó chính là chẩn đoán điều dưỡng.

Chẩn đoán điều dưỡng được tính theo công thức lấy nguyên nhân (nếu biết) cộng với vấn đề của bệnh nhân cần chăm sóc.

Xem thêm: Nghề y tá là gì? Muốn làm y tá thì học gì?

2.3. Bước 3: Xây dựng kế hoạch điều dưỡng

Điều dưỡng viên cần nhận định lại bệnh nhân trong quá trình thực hiện kế hoạch, để tùy chỉnh linh hoạt kế hoạch chăm sóc. Cụ thể nên thực hiện tuần tự các công đoạn như sau:

- Thứ nhất, xác định rõ ràng mục tiêu chăm sóc

Xây dựng kế hoạch chăm sóc
Xây dựng kế hoạch chăm sóc

- Thứ hai, xác định mức độ ưu tiên trong quá trình chăm sóc. Ưu tiên những vấn đề ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Hoặc những vấn đề có thể để lại biến chứng cho bệnh nhân nếu không thực hiện. Dựa trên 14 yêu cầu cơ bản để xác định sự ưu tiên.

- Thứ ba, xác định vấn đề trước mắt. Vấn đề trước mắt là những vấn đề xảy ra trong thời gian ngắn, trong hiện tại và cần phải có sự can thiệp lập tức.

- Thứ ba, xác định vấn đề lâu dài. Vấn đề lâu dài là những vấn đề có thể xảy ra trong hiện tại, sau đó chúng kéo dài đến tận tương lai. Hay những vấn đề đó là những vấn đề được nhận định có thể mang lại biến chứng lâu dài cho người bệnh.

- Thứ tư, các kế hoạch được xây dựng nên đề cập đến những hành động chăm sóc đơn giản, sau đó tăng dần đến các hành động chăm sóc phức tạp. Kế hoạch chăm sóc đạt được hiệu quả khi dự trù trên bệnh nhân.

2.4. Bước 4: Thực hiện kế hoạch điều dưỡng

Thực hiện chăm sóc
Thực hiện chăm sóc

Sự can thiệp mà điều dưỡng đã đặt ra trước đó chỉ có thể hoàn thành khi các điều dưỡng chủ động lên kế hoạch thực hiện. Việc thực hiện kế hoạch chăm sóc về mặt lý thuyết thường phải tuân thủ theo các bộ phận cấu thành nên quy trình điều dưỡng. Tuy nhiên, nó có thể được triển khai ngay từ phần nhận định đối với những trường hợp cấp cứu. Cụ thể:

- Các kế hoạch nên được xác định về mức độ thực thi.

- Trên cơ sở các vấn đề được ưu tiên xác định mà thực hiện kế hoạch trước mắt.

- Thực hiện ngay các kế hoạch giải quyết và xử lý những vấn đề trước mắt.

- Đề ra kế hoạch ưu tiên.

- Kế hoạch đặt ra cần thực hiện cho đến khi chúng có kết quả, chứ không nên thực hiện hết kế hoạch.

2.5. Bước 5: Triển khai đánh giá

Triển khai đánh giá
Triển khai đánh giá

Mục tiêu chính là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá từng vấn đề, không nên hỏi bệnh nhân để kết luận cũng như kết luận đánh giá một cách chung chung.

- Đánh giá để kết thúc công việc thì việc chăm sóc đang ở mức độ nào, có cần thay đổi hay cập nhật gì không?

- Đánh giá kết quả chính xác, ghi chép cụ thể các dữ liệu, số liệu và tình trạng hiện tại.

- Thực hiện lượng giá trong và sau khi thực hiện kế hoạch, sau đó thực hiện tái thẩm định.

- Lưu ý, phải ghi rõ số liệu về tình trạng bệnh nhân trong quá trình thăm khám bệnh và đánh giá sau chăm sóc. Điều này là để có cơ sở đánh giá, đối chiếu, so sánh việc thực hiện cho bệnh nhân. Chẳng hạn như bệnh nhân đang sốt bao nhiêu?

Như vậy, topcvai.com vừa thông tin đến bạn quy trình điều dưỡng theo chuẩn 5 bước của Bộ Y tế quy định. Các điều dưỡng viên cần nghiêm túc tuân thủ quy trình này để mang lại hiệu quả chăm sóc cho bệnh nhân.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: