10 bước trong quy trình gia công cơ khí kỹ sư cơ khí cần biết

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2021-04-07 08:01:52

Không phải 1, 2 hay 3 công đoạn, 1 sản phẩm cơ khí được hoàn thành sẽ phải trải qua rất nhiều bước khác nhau. Là một kỹ sư cơ khí, việc nắm rõ các bước trong quy trình gia công cơ khí là rất cần thiết. Nếu chưa hiểu rõ về chúng, hãy tham khảo bài viết bên dưới để cập nhật thông tin nhé.

1. Thiết kế bản vẽ - khâu đầu tiên trong quy trình gia công cơ khí

Một sản phẩm cơ khí hay bất kỳ sản phẩm nào khác nếu không có bản vẽ thiết kế thì đều vô nghĩa, bạn sẽ chẳng biết nó có hình thù ra sao và kích thước như thế nào để triển khai cả.

Vậy nên đây là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng trong quy trình gia công cơ khí mà bạn cần phải hiểu rõ và thực hiện nó. 

Thiết kế bản vẽ - khâu đầu tiên trong quy trình gia công cơ khí
Thiết kế bản vẽ - khâu đầu tiên trong quy trình gia công cơ khí

Thông thường một kỹ sư cơ khí sẽ phải biết thiết kế bản vẽ hoặc ít nhất là biết đọc bản vẽ thiết kế sản phẩm gia công. Trong trường hợp bạn là người có khả năng thiết kế thì không nói làm gì, tuy nhiên nếu bạn không thể tạo ra các bản vẽ thì cũng phải biết đọc nó để phục vụ cho công việc của mình.

Ở đây chúng ta sẽ bàn tới việc bạn là kỹ sư cơ khí thông thường. Để gia công được, bạn cần phải thực hiện nghiên cứu và tìm hiểu các thông số có trong bản vẽ thiết kế. Tìm hiểu rõ các chức năng của từng bộ phận sau đó tiến hành phân loại.

Với kỹ sư gia công cơ khí, mỗi sản phẩm khi được thực hiện thì cần phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật cũng như là công nghệ phù hợp với thời đại.

Xem thêm: Ngành kỹ thuật cơ khí

2. Cần xác định dạng sản xuất

Dạng sản xuất có nghĩa là gì? Những ai không có chuyên môn hoặc là người ngoài ngành thì có lẽ đây là thuật ngữ vô cùng khó hiểu, thế nhưng thực tế thì nó được hiểu theo các khá đơn giản.

Người ta thường nói dạng sản xuất trong gia công cơ khí chính là yếu tố cho biết các thông tin cụ thể về sản lượng gia công, tính chất ổn định,... Dựa vào dạng sản xuất, các kỹ sư hoặc các nhà quản lý sẽ xác định và đưa ra được đường lối, phương pháp công nghệ cùng với tổ chức sản xuất chế tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Tiếp tục bàn về dạng sản xuất, có thể bạn chưa biết nó được chia thành 3 loại đó là: Dạng sản xuất đơn, dạng sản xuất hàng loạt và dạng sản xuất hàng khối.

Gia công cơ khí cần xác định dạng sản xuất
Gia công cơ khí cần xác định dạng sản xuất

Trong đó:

- Dạng sản xuất đơn chính là hình thức sản xuất số lượng ít ỏi, thường được tính từ vài chiếc cho đến vài chục chiếc, loại sản phẩm gia công này thường không ổn định và không có chu kỳ sản xuất lại nhiều lần.

- Với dạng sản xuất hàng loạt: Các sản phẩm được sản xuất theo hình thức này có tính chất ổn định, có thể xác định được chu kỳ sản xuất, được sản xuất theo từng đợt và thường có sản lượng sản xuất lớn trong năm.

- Dạng sản xuất hàng khối: Những sản phẩm có tính ổn định, được sản xuất lâu dài và liên tục.

Việc xác định xem sản phẩm chuẩn bị gia công thuộc dạng nào rất quan trọng, kỹ sư gia công cơ khí có thể lựa chọn các kỹ thuật phù hợp và lựa chọn một số dụng cụ chuyên biệt để tiến hành sản xuất theo đúng quy định.

3. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi phù hợp

Phôi là thứ không thể thiếu trong quy trình gia công sản phẩm cơ khí và đương nhiên kỹ sư cơ khí cần phải lựa chọn phôi phù hợp nhất với yêu cầu của sản phẩm.

Bạn có biết kích thước phôi sẽ được xác định như thế nào? Trên thực tế, kích thước của phôi gia công sẽ được xác định theo lượng dư gia công, việc lựa chọn phôi gia công phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp không những tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu gia công và còn đảm bảo được cơ tính của các chi tiết trong sản phẩm gia công. Từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất đồng thời hạ giá thành tới mức cạnh tranh nhất.

Vậy phôi gia công này là từ đâu? Có sẵn hay do doanh nghiệp tự chế tạo?

Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi phù hợp
Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi phù hợp

Nhiều người cũng thắc mắc về vấn đề này và câu trả lời lại hết sức đơn giản, tuỳ vào từng doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có hình thù khác nhau, đặc tính khác nhau và độ phức tạp khác nhau, họ sẽ quyết định loại phôi có sẵn hay là tự gia công chế tạo để tiết kiệm chi phí.

Vậy nếu là tự chế tạo thì doanh nghiệp sẽ chế tạo phôi theo những phương pháp nào?

Có 3 phương pháp chế tạo phôi gia công đó là: Đúc, phôi từ hàn và gia công áp lực. Trong đó với phương pháp đầu tiên, kỹ sư có thể đúc trong khuôn kim loại, đúc trong khuôn cát, đúc ly tâm hoặc là đúc áp lực,... Với gia công áp lực, kỹ sư cơ khí có thể sử dụng biện pháp cán thép, dập thể tích hoặc là rèn tự do,... 

Trong khi chế tạo phôi gia công cơ khí, người ta thường sử dụng các vật liệu thông dụng và phổ biến như là gang, thép, nhựa, nhôm, đồng,...

Xem thêm: Việc làm cơ khí

4. Xác định thứ tự các nguyên công trong các bước thực hiện

Việc tuân thủ theo các bước trong quy trình gia công cơ khí là cần thiết, song bạn cũng cần phải đảm bảo rằng thứ tự các nguyên công trong mỗi bước cũng phải được đảm bảo thực hiện chính xác. 

Xác định thứ tự các nguyên công trong các bước thực hiện
Xác định thứ tự các nguyên công trong các bước thực hiện

Vốn dĩ đây là bước gây khó khăn cho nên kỹ sư cần phải hết sức lưu ý, ghi nhớ thứ tự của các nguyên công khi chúng xuất hiện trong từng bước thực hiện. Việc xác định rõ ràng thứ tự nguyên công cần phải đảm bảo được yếu tố thời gian thực thi là ngắn nhất, chất lượng phải được đảm bảo tốt nhất và chi phí phải là thấp nhất.

Thứ tự gia công sẽ được thực hiện dựa theo quá trình biến đổi của chi tiết máy, vì vậy kỹ sư cơ khí cần phải quan sát thật kỹ để xác định xem đâu là thứ tự cần thực hiện trước, đâu là thứ tự cần phải thực hiện sau.

5. Chọn thiết bị cho các nguyên công

Việc lựa chọn thiết bị cho các nguyên công không phù hợp có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm gia công. Chính vì vậy, kỹ sư cơ khí cần phải tiến hành đánh giá những thiết bị, dụng cụ, gá lắp nào phù hợp nhất với từng chi tiết gia công.

Chọn thiết bị cho các nguyên công
Chọn thiết bị cho các nguyên công

Lựa chọn các thiết bị, dụng cụ phù hợp còn khiến doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí cho quá trình gia công, hơn nữa còn đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

6. Kỹ sư cơ khí cần xác định lượng dư gia công cho các nguyên công

Những phương án công nghệ gia công đã được phổ biến một cách chi tiết, bạn sẽ phải so sánh chúng để lựa chọn ra 1 phương án tối ưu và phù hợp nhất, đương nhiên phương án đó sẽ phải được cân nhắc và xác định với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp.

Xác định lượng dư cho các nguyên công
Xác định lượng dư cho các nguyên công

Từ phương án công nghệ được lựa chọn, các kỹ sư cơ khí sẽ tiến hành đưa ra các tài liệu hướng dẫn sản xuất và có những tính toán cho phù hợp,...

7. Chế độ cắt trong các nguyên công cần được xác định rõ ràng

Một số chế độ cắt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực gia công cơ khí như là cắt chữ S, chữ V hoặc chữ T. Kỹ sư gia công khi thực hiện nhiệm vụ cần phải tính toán và lựa chọn 1 chế độ cắt phù hợp nhất, làm sao để đảm bảo cho từng nguyên công đạt được độ chính xác và chất lượng tối ưu nhất.

Chế độ cắt trong các nguyên công cần được xác định rõ ràng
Chế độ cắt trong các nguyên công cần được xác định rõ ràng

8. Với từng nguyên công hãy chọn đồ gá phù hợp

Đồ gá là công cụ quan trọng không thể thiếu có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm gia công. Do đó kỹ sư cơ khí khi gia công cần phải lựa chọn những đồ gá phù hợp nhất để giúp nguyên công được kẹp chặt khi gia công, đảm bảo về mặt kích thước cũng như chất lượng của sản phẩm.

Chọn đồ gá phù hợp cho nguyên công
Chọn đồ gá phù hợp cho nguyên công

Trang vàng việt nam

9. Gia công sản phẩm trên máy móc, thiết bị chuyên biệt

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển, việc sử dụng các máy móc tiên tiến vào quy trình sản xuất gia công cơ khí là điều hết sức cần thiết. Đó cũng được xem là lẽ thường tình bởi có như vậy thì sản phẩm cơ khí mới phù hợp với thời đại.

Gia công sản phẩm trên máy móc, thiết bị chuyên biệt
Gia công sản phẩm trên máy móc, thiết bị chuyên biệt

Toàn bộ các chi tiết khi gia công đều được thực hiện trên máy móc, thiết bị chuyên dụng, đảm bảo chính xác về kích thước cũng như hình dáng của từng chi tiết, đem đến 1 sản phẩm hoàn thiện.

10. Kiểm tra sản phẩm gia công sau hoàn thiện

Sản phẩm cơ khí sau khi được gia công hoàn thành, kỹ sư cơ khí cần phải kiểm tra lại toàn bộ để đánh giá về chất lượng. Trong đó các dụng cụ hỗ trợ công tác kiểm tra đắc lực gồm có Panme, máy đo 2D, 3D, thước cặp,...

Một số tiêu chí cần kiểm tra của sản phẩm cơ khí sau gia công là độ bóng của mặt sản phẩm, các thông số kỹ thuật có chính xác theo bản vẽ hay hình dáng của sản phẩm có đúng với thiết kế hay không,...

Kiểm tra sản phẩm gia công sau hoàn thiện
Kiểm tra sản phẩm gia công sau hoàn thiện

Một quy trình gia công cơ khí không thể thiếu một trong những bước nêu trên, hy vọng sau khi tham khảo bài viết của topcvai.com thì bạn đọc sẽ nhanh chóng nắm bắt được phần kiến thức này và áp dụng nó vào đời sống hiện tại. Là kỹ sư cơ khí chưa có kinh nghiệm, có lẽ đây sẽ là những thông tin hữu ích mà bạn không thể bỏ qua, hãy khám phá và ghi nhớ nó để công việc diễn ra thuận lợi bạn nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: