1. Hiểu là quy trình kế toán trong doanh nghiệp là gì?
Kế toán được biết đến là một công việc rất quan trọng với doanh nghiệp bổ trợ cho việc thu thập thông tin, xử lý vấn đề về các hoạt động kèm theo tình hình tài chính. Do sự ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp vậy nên sẽ luôn cần đến một quy trình kế toán cụ thể kèm theo việc bổ trợ các dịch vụ kế toán từ nhà cung cấp chuyên nghiệp, uy tín.
Cách nhìn nhận đơn giản nhất thì quy trình kế toán đó là việc tổng hợp về các bước thực hiện, nhiệm vụ công việc của kế toán liền kề nhau. Áp dụng tuân thủ đúng theo một trật tự nhất định, tạo mối liên hệ phòng ban và tổ chức. Đáng chú ý là còn quy đổi về mức độ quan trọng, trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Đôi khi nhiều người nghĩ rằng đó là những nhiệm vụ cơ bản mà kế toán cần thực hiện tuy nhiên quy trình kế toán đã được pháp luật quy định chung và cố định còn về nhiệm vụ có thể linh hoạt thay đổi.
Bên cạnh đó tại doanh nghiệp từ khi phát sinh về bất kể nghiệp vụ nào chăng nữa thì sẽ luôn cần có quy trình kế toán đi cùng. Dù là mua bán, kinh tế trao đổi hoặc biếu tặng đơn giản,...Có lẽ hầu hết từ vị trí kế toán trưởng, kế toán viên, vị trí kế toán tổng hợp sẽ luôn cần trải qua thực tế, làm việc tích lũy kinh nghiệm lâu dài. Vì qua đó mới xử lý nhanh các phát sinh xảy ra tại chính quá trình làm việc.
Xem thêm: Việc làm kế toán
2. Ý nghĩa quy trình kế toán đem lại là gì?
Trước khi tìm hiểu về các bước và tuần tự thực hiện của một quy trình kế toán thì bạn cũng sẽ cần tìm hiểu về ý nghĩa được thể hiện. Thông qua đó nắm bắt được mục đích cấn hướng đến là gì và điều kiện chuẩn bị giúp ích cho việc hoàn tất thủ tục ra sao.
- Thứ nhất, quy trình kế toán sẽ giúp cho các nhà quản lý có một cái nhìn toàn diện hơn về quy trình hoạt động của từng nhân viên. Thông qua đó mà quyết định chính xác nhất cho việc tái cơ cấu bộ phận, các hoạt động kế toán với hiệu quả cao nhất.
- Thứ hai, quy trình kế toán luôn áp dụng về những quy định chặt chẽ nhất hỗ trợ cho việc quản lý thu chi tài chính (tiền và tài sản). Tạo sự hiệu quả, tránh trường hợp về thất thoát cũng như là việc gây lãng phí khi sử dụng.
3. Quy trình kế toán doanh nghiệp sẽ được thể hiện ra sao?
Nếu đã được áp dụng thành một quy trình cụ thể thì tất nhiên sẽ không chỉ có một bước hoặc 1 vài thao tác đơn giản. Quy trình sẽ là cả 1 giai đoạn liên tiếp kéo dài với các nhiệm vụ kết nối với nhau hướng đến mục đích cuối cùng là đảm bảo tối ưu hiệu cho về tài chính doanh nghiệp, gia tăng hoạt động kinh doanh theo chiều hướng tích cực hơn.
Quy trình kế toán doanh nghiệp sẽ bao gồm cụ thể bước như sau:
* Bước tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh
Đối với bước này sẽ thường bao gồm các công việc cùng với quan hệ mua bán kinh tế hoặc vấn đề phát sinh hàng ngày từ chính đơn vị, công ty thông qua kế toán tổng hợp lại. Sự tổng hợp từ chính các phòng ban khác nhau để tiến tới việc lập chứng từ gốc, ví dụ đó là thực hiện chi tiền ứng văn phòng phẩm, tiền lương nhân viên tháng, tiền bảo hiểm,...
* Bước lập các chứng từ gốc theo căn cứ tổng hợp
Chứng từ gốc được coi là bằng chứng giá trị tốt nhất hay như cạnh đó còn là căn cứ pháp lý giúp kế toán có thể tiến hành ghi nhận về những giao dịch chính xác hơn. Sau đó tổng hợp tại các phương tiện khi kiểm tra chứng từ, phân tích giao dịch và xử lý giao dịch. File tổng hợp này sẽ được kế toán viên lập ra, đối soát khi có phát sinh liên quan về nghiệp vụ kinh tế.
* Bước xử lý kiểm tra các chứng từ gốc đó
Các chứng từ gốc khi được lập ra hoàn tất sẽ chuyển tiếp tới phòng kế toán. Vì việc chuyển đổi sẽ bổ trợ thuận tiện hơn cho việc kiểm tra tính chính xác, sự chân thực của các bảng chứng từ để trình lên kế toán trưởng xin xét duyệt. Hay như việc kiểm tra này sẽ còn giúp ích phát hiện các sai lầm cơ bản đầu tiên để hạn chế cho những sai sót tại dây chuyền tiếp theo đó của quy trình.
* Bước về tiến hành ghi sổ sách kế toán
Ngay sau khi chứng từ gốc được lập một cách hoàn chỉnh thì sẽ dựa theo căn cứ chứng từ gốc đó mà kế toán sẽ bắt đầu nhập liệu chứng từ hay như làm sổ sách kế toán. Đặc biệt là còn kèm theo về ghi sổ nhật ký chung, ghi đúng về sổ cái, hay như ghi sổ chi tiết,...
* Bước về sắp xếp chứng từ kế toán
Hoàn tất lập chứng từ, ghi sổ ghi chép thì quy trình kế toán cần thực hiện tiếp theo đó là sắp xếp đúng theo thứ tự của từng chứng từ một. Ưu tiên về thứ tự từ trước đến sau, các chứng từ do kế toán lập rồi mới đến các chứng từ của phòng ban khác lập.
* Bước bút toán cuối kỳ cùng bút toán kết chuyển
Công việc liên quan về bút toán cuối kỳ cùng bút toán kết chuyển hay như khóa sổ kế toán sẽ là công việc cuối tháng thuộc về nghiệp vụ của kế toán cần hoàn tất. Vì mục đích chính là tổng hợp các dữ liệu tháng nắm bắt tình hình, xác định cụ thể về số dư của tài khoản, các khoản nguồn vốn ra sao, mức độ lãi lỗ kỳ như thế nào,...
* Bước khóa sổ kế toán xem số dư
Bút toán cuối kỳ được hoàn tất thì cũng chứng tỏ rằng các chứng từ đã được kế toán thực hiện kiểm tra cũng như tổng hợp đầy đủ trên số sách. Sổ cái sẽ được khóa lại và không thể sửa đổi đó là căn cứ xác minh cho việc lập các báo cáo tài chính cuối cùng của doanh nghiệp.
Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn ngành kế toán
* Bước lập về bảng cân đối số phát sinh
Nhắc đến bảng cân đối phát sinh thì đây là mục được lập dựa theo chính sổ cái và sổ chi tiết trước đó và khóa sổ theo quy định. Đối với bảng cân đối này thì các số phát sinh sẽ được lập ra từ đó giúp kế toán đánh giá một cách tổng quan nhất sổ cái phát sinh gì. Tức là việc sổ cái đó bao gồm những sổ gì và mọi thông tin đã đúng hay chưa.
Khi hoàn thiện tất cả mà không cần đến việc sửa đổi thay thế nào thì kế toán sẽ tiến hành thực hiện bút toán mở sổ cái cùng với sổ chi tiết. Cùng đó là kết hợp với bảng cân đối phát sinh tiền hành báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định.
* Bước lập báo cáo tài chính và quyết toán về thuế
Trong quy trình kế toán việc bút toán lập báo cáo tài chính kèm theo quyết toán thuế là bước quan trọng nhất mà kế toán cần đảm bảo. Bởi bước này sẽ cần tới rất nhiều nghiệp vụ đi kèm, cá nhân có kỹ năng xử lý tình huống để cân đối linh hoạt.
Hơn nữa không phải bất kỳ kế toán nào cũng có thể tiến hành thực hiện tốt nước này mà còn dựa theo chính sổ cái và số chi tiết. Cụ thể hơn là lập về 4 biểu mẫu chính bao gồm từ bảng cân đối kế toán, mẫu báo cáo kết quả kinh doanh, mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cuối cùng là thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài ra ngay sau tổng hợp về báo cáo tài chính thì kế toán sẽ cần lập thêm về báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cùng thuế thu nhập cá nhân. Kết hợp là việc nộp hồ sơ đối với các cơ quan thuế chủ quản tại chính địa phận đơn vị đã đăng ký hoạt động kinh doanh.
Mức thời gian nộp của báo cáo tài chính 2 bút toán kèm quyết toán thuế là 90 ngày tính từ khi kết thúc năm tài chính theo quy định. Riêng các trường hợp nộp muộn sẽ bị phạt hành vi chậm với mức lãi suất là 0.05%/ 1 ngày.
Trên bài viết với phần thông tin đề cập chính là quy trình kế toán chuẩn dành cho một kế toán doanh nghiệp mà bạn cần nắm. Mong rằng gợi ý đó sẽ thực sự có ích cho bạn, bổ trợ hoàn thành công việc trong tương lai khi được giao phó.
Tham gia bình luận ngay!