1. Tại sao cần phải có quy trình quản lý máy móc thiết bị?
Mục đích cụ thể mà những doanh nghiệp. các nhà máy, phân xưởng… tạo ra quy trình quản lý máy móc và các trang thiết bị là để có thể tận dụng được tối đa về mặt công suất hay các trang thiết bị.
Hiện nay việc quản lý các trang thiết bị, máy móc cũng trở nên đơn giản hơn nhiều với sự hỗ trợ của nhiều phương tiện máy móc đặc biệt là những phần mềm giúp các bạn quản lý máy móc và các trang thiết bị hiệu quả.
Khi có quy trình quản lý các trang thiết bị máy móc thì doanh nghiệp có thể sẽ nắm được tình hình hoạt động của các trang thiết bị, có những căn cứ để có thể đưa ra những kế hoạch quản lý phù hợp đối với từng loại trang thiết bị máy móc.
Quy trình quản lý máy móc thiết bị sẽ đóng vai trò như một chiếc kim chỉ nam để giúp cho doanh nghiệp lập được các kế hoạch quản lý các trang thiết bị máy móc đúng chuẩn, bảo vệ các trang thiết bị máy móc để kéo dài tuổi thọ của chúng.
Để biết được quy trình quản lý máy móc như thế nào thì chúng ta tìm hiểu các thông tin ở phần tiếp theo.
Xem thêm: Việc làm vật tư thiết bị
2. Quy trình quản lý máy móc thiết bị chi tiết
Quy trình quản lý máy móc thiết bị trong từng doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt ở một vài bước, thế nhưng mục đích chung của chúng cũng chính là đảm bảo có thể giữ gìn được chất lượng sử dụng của các thiết bị máy móc, đồng thời để khai thác triệt để các tính năng, ứng dụng của các trang thiết bị máy móc.
2.1. Tiến hành mua máy móc thiết bị
Khi mua các thiết bị, máy móc cho doanh nghiệp thì các bạn sẽ cần phải tuân thủ theo đúng với quy trình mua sắm, quản lý các vật tư trang thiết bị,
Khi mua sắm, các thiết bị, máy móc cần được đảm bảo về mặt chất lượng, mua các sản phẩm hàng hóa thiết bị phục vụ cho doanh nghiệp cần phải là những đồ chính hãng có chất lượng tốt cho tuổi thọ lâu bền.
Tiếp theo, danh sách các máy móc thiết bị cũng cần phải được trình lên ban lãnh đạo của doanh nghiệp đó và được phê duyệt của lãnh đạo.
2.2. Tiến hành lắp đặt máy móc thiết bị
Khi đã mua thiết bị, máy móc về để phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp thì bên mua cần phải lên kế hoạch lắp đặt thiết bị máy móc khi đã được mua về. Những yêu cầu trong quá trình lắp đặt đối với các trang thiết bị như sau:
- Yêu cầu cụ thể về các vị trí lắp đặt thiết bị máy móc: Trang thiết bị máy móc cần phải phù hợp đối với tính chất hoạt động của doanh nghiệp, tính chất của công việc. Đồng thời các trang thiết bị sẽ không gây ra những ảnh hưởng nhiều đến những hoạt động của các loại máy móc thiết bị được lắp đặt cạnh đó.
- Yêu cầu về điều kiện cần có của môi trường: Những yếu tố cần phải đảm bảo như là: nhiệt độ môi trường, độ ẩm của không khí. Tất cả những điều kiện này đều cần phải tuân thủ theo những quy định được đề ra bởi nhà sản xuất.
- Yêu cầu về nguồn điện: Nguồn điện của các trang thiết bị được lắp đặt cần phải được kết nối với nguồn phù hợp, đủ đáp ứng điện năng cho thiết bị.
Những người được doanh nghiệp phân công cho việc phụ trách quản lý các trang thiết bị thì cần phải thực hiện việc lưu lại những hồ sơ chi tiết của các trang thiết bị.
Trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị cho tới khi kết thúc thì các doanh nghiệp cần phải thể hiện được những tiêu chí sau:
- Thực hiện việc bàn giao các thiết bị, máy móc gồm: phụ kiện, máy chính, tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị máy móc kèm theo.
- Xác nhận về những thông số cụ thể của chúng.
- Thực hiện trực tiếp đối với việc lắp đặt những thiết bị.
- Xác nhận việc kết nối những trang thiết bị đến với hệ thống điện đã hoạt động ổn.
Xem thêm: Mô tả công việc kế toán vật tư
2.3. Hướng dẫn nhân viên sử dụng hiệu quả các trang thiết bị
Những người nhân viên làm việc thường xuyên hay không thường xuyên đối với những thiết bị máy móc đó thì cần phải được đào tạo đối với việc sử dụng đúng cách những thiết bị đã được lắp đặt.
Với những loại thiết bị khác nhau thì sẽ có cách dùng khác nhau, chẳng hạn như với các thiết bị dùng cho xét nghiệm thì các nhân viên sử dụng cần phải được đào tạo trực tiếp từ nhà cung cấp, từ chuyên gia của công ty cung cấp sản xuất các thiết bị đó.
Những vấn đề mà các nhân viên của doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nắm được gồm:
- Cách vận hành.
- Quy trình để bảo dưỡng thiết bị, máy móc.
- Nắm được các yêu cầu đối với việc hiệu chuẩn.
- Học cách sao lưu các dữ liệu.
- Tìm hiểu, nắm rõ về những lỗi thường gặp, đồng thời nắm được cách để khắc phục những lỗi đó.
2.4. Nắm được vòng đời của các thiết bị
Ý nghĩa của việc theo dõi vòng đời của thiết bị, máy móc sẽ giúp cho những bạn sử dụng chúng biết được thời điểm nào thì cần phải bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy móc đó.
Để có thể tiến hành việc quản lý các trang thiết bị máy móc thì các bạn sẽ bắt đầu tiến hành để nhập vào những thông tin cơ bản của các loại thiết bị đó: ngày tháng mua thiết bị, thời gian khởi động các thiết bị, ngày bảo hành bị hết hạn đối với từng loại máy móc thiết bị.
Ngoài những thông tin cơ bản đó thì những thông tin cần thiết khác mà các bạn có thể nhập vào như là: Cấu tạo, loại máy, tên của trung tâm bảo hành các thiết bị máy móc mà doanh nghiệp đang dùng.
3. Xác định thời điểm máy móc cần được sửa chữa
Khi dùng thiết bị máy móc thì người dùng cần hiểu rõ máy móc thiết bị đó có thể sử dụng được thời gian tối đa là bao lâu, khi tới thời điểm đó thì các máy móc của doanh nghiệp cũng đã cần được bảo trì rồi.
Bảo trì và bảo dưỡng định kỳ đối với các trang thiết bị chính là cách để bảo quản được những trang thiết bị này một cách hoàn chỉnh nhất, tránh cho việc một hoặc một vài lỗi đến từ các hệ thống có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống hoạt động.
Khi tiết bị của bạn được nâng cao về tuổi thọ thi có thể tiết kiệm được các chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời cũng góp phần giúp doanh nghiệp đi vào ổn định trong quá trình sản xuất hàng hóa được thuận lợi, nâng cao cơ hội tạo ra sự phát triển, mang về những lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.
Như thế, quy trình quản lý máy móc thiết bị được chia sẻ trên đây đã phần nào giúp cho nhiều doanh nghiệp hệ thống hóa được cách thức quản lý các trang thiết bị tài sản của doanh nghiệp. Từ đó tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp một cách tối đa nhất, giảm thiểu được các chi phí phát sinh không đáng có.
Tham gia bình luận ngay!