1. Ký hợp đồng và hình thành ý tưởng thiết kế
Vì là cùng chuyên môn cho nên hầu hết các doanh nghiệp xây dựng hay thiết kế kiến trúc đều áp dụng quy trình này để cho ra đời những bản vẽ chất lượng mà lại hợp ý khách hàng.
Để bắt đầu thực hiện bản thiết kế, phía doanh nghiệp và khách hàng cần phải ký kết hợp đồng để chính thức hợp tác với nhau. Dựa trên cơ sở đó thì kiến trúc sư mới tiến hành bắt tay vào công việc một cách chính thức.
Các nhân viên thiết kế kiến trúc sẽ tư vấn cho khách hàng về điều kiện pháp lý, các hạng mục thiết kế cùng với nội dung công việc. Chi phí và tiến độ thi công cũng là thông tin nằm trong danh mục tư vấn mà khách hàng sẽ được biết.
Nhà thiết kế kiến trúc sẽ tiến hành tiếp thu những ý tưởng thiết kế từ khách hàng, sau đó sẽ tư vấn kỹ càng hơn về phong cách thiết kế, bố trí không gian cho tới việc lựa chọn vật tư sao cho phù hợp với ý tưởng đó.
Xem thêm: Việc làm kỹ sư thiết kế xây dựng
2. Tiến hành khảo sát thực tế nơi thi công
Với lĩnh vực thiết kế kiến trúc, việc khảo sát thị trường là vô cùng cần thiết. Sự vắng mặt của nó có thể sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới chất lượng của công trình thi công sau này.
Nhân viên thiết kế kiến trúc cần tiến hành khảo sát một số yếu tố liên quan như là diện tích đất, đặc điểm của đất, địa hình, hướng đất và yếu tố phong thuỷ, khảo sát hướng gió, hướng ánh sáng, cảnh quan xung quanh cùng với những điều kiện tự nhiên khác có ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm kiến trúc sau này.
Tất cả những yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của sản phẩm kiến trúc trong quá trình xây dựng và sau khi hoàn thành.
Dù là đơn vị nào thi công thì cũng không thể bỏ qua bước này, ngược lại nó còn là bước quan trọng nhất trong cả quy trình cho nên cần phải được chú trọng hơn cả.
Sử dụng nghiệp vụ chuyên môn để khảo sát và đánh giá xem với địa hình ấy, hướng đất ấy liệu rằng có phù hợp với kiểu nhà mà khách hàng mong muốn hay không. Nhận thấy những vấn đề bất cập thì nhân viên thiết kế kiến trúc cần phải trao đổi lại ngay với khách hàng để chốt lại ý tưởng.
3. Lên kế hoạch và thiết kế sơ bộ
Khảo sát địa hình và ý tưởng đã có, lúc này nhân viên thiết kế kiến trúc cần thực hiện xây dựng bản kế hoạch chi tiết và bản thiết kế sơ bộ.
Các phương án thiết kế sơ bộ bao gồm bản vẽ mặt bằng với các thành phần bên trong như phòng, tầng hay cầu thang; bản vẽ mặt tiền của dự án kiến trúc. Với những bản vẽ này, khách hàng có thể hình dung rõ ràng nhất về sản phẩm của mình sau khi hoàn thành sẽ như thế nào.
Các chuyên gia sẽ tính toán đến từng chi tiết nhỏ nhất dựa trên những nhu cầu mong muốn của khách hàng và sự sáng tạo của mình. Mong muốn sẽ tạo ra được một sản phẩm phù hợp và đúng ý khách hàng nhất.
Xem thêm: Nghành kỹ thuật xây dựng
4. Hoàn thiện thiết kế và xin giấy phép xây dựng cho dự án
Bản thiết kế sẽ được hoàn thiện sau khi bản phác thảo được rõ ràng và có thông qua khách hàng. Sau khi khách hàng đồng ý với những ý tưởng thiết kế của chuyên gia thì nhân viên thiết kế sẽ tạo ra bản chính thức.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết liên quan tới dự án sau đó nộp lên cơ quan quản lý để đăng ký giấy phép xây dựng đối với dự án này. Đây là công tác bắt buộc mà các chủ thầu cần phải thực hiện trước khi dự án của mình đi vào thực hiện.
Lưu ý dành cho những ai chưa có kinh nghiệm làm việc này đó là nên tìm hiểu thật kỹ và chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ liên quan để giảm thiểu thời gian đăng ký, thiếu giấy tờ, bạn sẽ phải làm lại và mất rất nhiều thời gian của mình.
5. Làm hồ sơ chi tiết về kỹ thuật với dự án được thiết kế
Có giấy phép đăng ký kinh doanh, các chuyên gia và nhân viên thiết kế kiến trúc cần hoàn thiện hồ sơ thiết kế bao gồm bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, bản vẽ chi tiết hay các bản vẽ cảnh quan của dự án, đồng thời lên dự toán chi phí công trình cụ thể để kiểm soát hiệu quả đối với dự án.
Hồ sơ này phục vụ công tác quản lý và giải quyết các vấn đề phát sinh trong tương lai.
6. Kiểm duyệt phương án thiết kế hiện tại
Các dự toán về chi phí đã hoàn tất, khách hàng sẽ là người được theo dõi một lần nữa về các mức chi phí này, từ tổng quát đến chi tiết đều được làm rõ khiến cho việc hình dung về sản phẩm kiến trúc tương lai được rõ ràng hơn.
Qua đó, khách hàng cũng sẽ theo dõi và tìm ra những điểm bất hợp lý rồi phản ánh lại với nhân viên thiết kế kiến trúc. Trường hợp không có bất cứ phát sinh nào thì cả hai bên sẽ thỏa thuận lại với nhau lần cuối cùng để chốt vấn đề và thực hiện bước tiếp theo.
7. Bàn giao hồ sơ đồng thời thanh lý hợp đồng
Bàn giao hồ sơ và thanh lý hợp đồng là công đoạn gần kết thúc quy trình thiết kế kiến trúc, tại đây bên đơn vị thiết kế sẽ bàn giao lại toàn bộ các bản vẽ có liên quan tới sản phẩm kiến trúc mà khách hàng yêu cầu cùng với bản dự toán chi phí chi tiết nhất cho khách hàng của mình.
8. Theo dõi quyền tác giả của bản thiết kế kiến trúc
Chưa dừng lại ở đó, trong quy trình thiết kế kiến trúc, các chuyên gia thiết kế còn tiến hành theo dõi quyền tác giả của bản thiết kế kiến trúc để đảm bảo rằng công trình kiến trúc sau khi được thi công sẽ giống với bản thiết kế. Đồng thời còn hỗ trợ khách hàng khi họ thực hiện thi công gặp bất cứ phát sinh nào.
Khi thực hiện quy trình thiết kế kiến trúc, cả 2 bên tham gia cần phải lưu ý vấn đề như sau:
Thứ nhất, kết thúc một công đoạn trong quá trình thiết kế kiến trúc thì cả nhân viên thiết kế và khách hàng cần phải ngồi lại bàn bạc và trao đổi với nhau, chốt lại những vấn đề được chấp nhận và có đồng ý chuyển sang bước tiếp theo hay không.
Thứ hai, khách hàng càng cung cấp nhiều thông tin liên quan đến ý tưởng, liên quan tới các đặc điểm về lô đất muốn thi công thì các kiến trúc sư sẽ càng tư vấn chính xác và có nhiều dữ liệu để tạo ra một bản thiết kế chất lượng.
Vậy là quy trình thiết kế kiến trúc vừa được làm rõ, hy vọng các chuyên gia thiết kế tương lai sẽ áp dụng và nhận về sự thuận lợi trong công việc của mình.
Còn rất nhiều thông tin hữu ích khác được cập nhật thường xuyên tại topcvai.com, hãy truy cập để khám phá ngay bạn nhé!
Tham gia bình luận ngay!