Theo thống kê, nhân viên kinh doanh là vị trí doanh nghiệp thường xuyên phải tuyển dụng nhiều nhất. Chỉ có những ai thực sự đam mê và yêu thích kinh doanh mới có thể đối phó và vượt qua những khắc nghiệt mà công việc đem lại. Để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như truy tìm ứng viên tài năng doanh nghiệp sẽ áp dụng quy trình tuyển dụng như bên dưới, mời các bạn theo dõi.
1. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên kinh doanh chi tiết
Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất lại rất phức tạp đấy nhé. Cần lựa chọn người phù hợp có thể thích nghi và đem lại hiệu quả cao khi làm việc là việc hết sức khó khăn.
Tuy vậy vẫn có cách để bạn lựa chọn người phù hợp nhất, đó là gì?
Hãy để ý và quan sát những nhân viên hiện tại ở doanh nghiệp mình, và hãy chỉ quan tâm tới những nhân viên thực sự ưu tú thôi nhé, bạn thấy ở họ toát lên điều gì, những đặc điểm nào giúp họ trở nên nổi bật và họ đang sở hữu những kỹ năng nào để khiến mình “tỏa sáng” như vậy?...
Với những nhân viên bán hàng giỏi và làm việc lâu năm ở doanh nghiệp, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về họ để xem họ là người như thế nào, có ưu điểm gì phù hợp với vị trí nhân viên kinh doanh, hãy nhìn vào cách họ bán hàng để xem kỹ năng của họ ra sao cùng với mớ thành tích mà họ đạt được chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều đấy nhé.
Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận và đưa ra những yếu tố như sau: Sự thông minh, nhanh nhẹn, ham học hỏi, có chí tiến thủ và những thành tích mà họ đã đạt được ở thời gian trước đó. Dựa vào những yếu tố này nhà tuyển dụng có thể dễ dàng phán đoán và đánh giá ứng viên xem họ có thực sự phù hợp hay không.
Xem thêm: Ứng tuyển ngay việc làm nhân viên kinh doanh để nắm bắt cơ hội tốt nhất.
2. Lên kế hoạch phỏng vấn hoàn hảo
Để có một cuộc phỏng vấn thành công tất nhiên nhà tuyển dụng không thể không có sự chuẩn bị trước.
Nhân viên kinh doanh không cần có trình độ hay bằng cấp quá cao siêu tuy nhiên vẫn cần phải đủ yếu tố liên quan để giúp họ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.
2.1. Thiết lập bộ câu hỏi phỏng vấn
Tuyệt chiêu thường được các nhà tuyển dụng đưa ra khi phỏng vấn ứng viên đó là đưa ra thật nhiều câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm hay những thành tích mà trước đây ứng viên có được. Đối với những ứng viên đã từng trải và có kinh nghiệm chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ khác với những ứng viên mới, có thể họ sẽ thích nghi với môi trường nhanh hơn và biết cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hơn.
Để lựa chọn kỹ hơn nữa, nhà tuyển dụng có thể đặt ra những tình huống cụ thể về công việc kinh doanh, lúc này những ứng viên thực sự hiểu biết và đam mê sẽ đưa ra câu trả lời chuẩn xác nhất đấy.
2.2. Đưa ra bài test kiểm tra kỹ năng và trình độ của ứng viên
Ngoài câu hỏi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đưa ra những bài kiểm tra thực tế trên giấy để kiểm tra trình độ cũng như kỹ năng hiện tại mà ứng viên đang sở hữu.
Phương pháp này tuy không được phổ biến nhiều đối với nhân viên kinh doanh nhưng đó là cách khá hiệu quả để doanh nghiệp tuyển chọn được những nhân tài thực sự xuất sắc đấy nhé.
3. Hoàn thiện bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh
Sau khi có bộ câu hỏi tuyển dụng cho ứng viên kinh doanh, tiếp đến nhà tuyển dụng sẽ lên bản mô tả công việc đầy đủ, chi tiết nhưng không kém phần súc tích đâu nhé.
Hãy đưa những tiêu chuẩn bên trên bạn lập lên vào bản mô tả kèm theo nội dung công việc của một nhân viên kinh doanh để ứng viên nắm rõ khi làm việc ở doanh nghiệp bạn.
Hãy luôn nhớ rằng bản mô tả công việc này sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả tuyển dụng cuối cùng của bạn vậy nên cần cẩn trọng trước khi công bố nó ra bên ngoài nhé.
Một điều nữa bạn cần chú ý đó là tuyệt đối tránh xa những lỗi cơ bản trong bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh để quy trình tuyển dụng diễn ra với kết quả tốt nhất. Một số lỗi thường gặp phải như là copy bản mô tả công việc của công ty khác, đưa ra những yêu cầu và kỹ năng không thực tế, sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu, nội dung công việc cùng các chế độ chưa đủ sức hấp dẫn ứng viên,...
Bản mô tả công việc không chỉ có vai trò là một bản thông báo tin tuyển dụng mà nhìn vào đó ứng viên có thể đánh giá vị trí này có được xem trọng hay không đối với doanh nghiệp, họ cũng đánh giá cả sự chuyên nghiệp của công ty thông qua bản mô tả này. Bởi vậy để nâng cao sự chuyên nghiệp và nâng cao giá trị của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng bắt buộc phải chú ý đến những lỗi trên.
Ngoài ra, mức lương phù hợp với vị trí nhân viên kinh doanh và được thể hiện rõ ràng trong bản mô tả công việc sẽ giúp ứng viên hiểu rõ đó có phải công việc mà họ đang cần hay không, đồng thời về phía doanh nghiệp mức lương chi trả cho nhân viên sẽ liên quan đến ngân sách của công ty và liên quan đến lỗ lãi cuối kỳ mà doanh nghiệp thu về. Chính vì vậy cần cân đối mọi nguồn lực nhất là mức lương chi trả cho vị trí nhân viên kinh doanh, tính toán hợp lý xem một đồng chi ra cho nhân viên kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận,...
Có thể bạn quan tâm: Xem ngay quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng đúng chuẩn.
4. Tìm kiếm nguồn tuyển dụng phù hợp cho vị trí nhân viên kinh doanh
Có bản tin tuyển dụng hoàn hảo và chất lượng bạn phải làm sao để chiêu mộ được những ứng viên tương xứng đây?
Nhiều nhà tuyển dụng đăng tin tuyển dụng tràn lan thậm chí phát tờ rơi sau đó ngồi chờ ứng viên đến ứng tuyển. Với phương pháp này, có thể bạn sẽ chiêu mộ được số lượng lớn ứng viên tuy nhiên về chất lượng ứng viên sẽ không được đảm bảo.
Để khắc phục tình trạng này nhà tuyển dụng có thể sử dụng một số phương tiện truyền thông hữu ích được nhiều người biết tới như là website công ty, các mạng xã hội, Linkedin hay nhờ đến nguồn bạn bè người thân của bạn,...
Tuỳ vào từng tiêu chí và số lượng tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp, họ sẽ lựa chọn những phương tiện hay công cụ tuyển dụng khác nhau. Tất nhiên những phương tiện đó cần phải đảm bảo về mặt tài chính và tính hiệu quả tối ưu nhất rồi.
5. Phỏng vấn ứng viên vị trí nhân viên kinh doanh
Giai đoạn tiếp theo là phỏng vấn, sau khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ ứng viên, lúc này nhà tuyển dụng sẽ tiến hành lọc ra những bộ hồ sơ có tiềm năng nhất và hẹn họ đến phỏng vấn.
Quá trình phỏng vấn sẽ được tiến hành như sau:
5.1. Áp dụng bộ câu hỏi phỏng vấn đã chuẩn bị trước đó
Theo những nghiên cứu từ thực tế thì tỷ lệ thành công trong các cuộc phỏng vấn không có sự chuẩn bị từ trước đó rất thấp, cụ thể cứ trải qua 5 cuộc phỏng vấn khác nhau thì nhà tuyển dụng mới tuyển chọn được 1 ứng viên tiềm năng.
Do vậy cần phải thay đổi phương thức cũng như cách thức tuyển dụng để đạt hiệu quả tốt hơn. Mặt khác, nhà tuyển dụng cần đưa ra một bảng tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá ứng viên kinh doanh một cách chính xác và khách quan nhất. Nếu có nhiều người cùng tuyển dụng thì mỗi người cần phải đánh giá dựa trên những tiêu chí và thang điểm trên bảng tiêu chuẩn đó.
5.2. Đưa ra đề bài kiểm tra trình độ và kỹ năng thực sự của ứng viên
Một nhân viên kinh doanh, kỹ năng thuyết trình là rất quan trọng. Sau khi ứng viên vượt qua những câu hỏi phỏng vấn của mình thì nhà tuyển dụng có thể đưa ra một sản phẩm bất kỳ và yêu cầu ứng viên thuyết trình về nó để thuyết phục khách hàng.
Những nhân viên kinh doanh mới làm nghề, kỹ năng này có thể không phải điểm mạnh vì họ chưa có kinh nghiệm thực tế. Vậy nên nhà tuyển dụng có thể kiểm tra trình độ bằng cách đưa ra bộ đề test trên giấy để họ hoàn thành.
Đối với những ứng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm nhưng lại thể hiện yếu về phần này thì nhà tuyển dụng cần phải xem xét lại nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và kết quả kinh doanh của công ty.
6. Ra quyết định tuyển dụng nhân viên kinh doanh chính thức
Đây là bước cuối cùng trong quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp. Trải qua quá trình phỏng vấn đầy căng thẳng với những câu trả lời cùng kỹ năng mà ứng viên thể hiện thực tế, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định tuyển dụng cuối cùng cho vị trí nhân viên kinh doanh.
Quyết định này rất quan trọng nên nhà tuyển dụng cần hết sức cẩn trọng để không tuyển chọn sai người làm mất thời gian cũng như chi phí tuyển dụng mà doanh nghiệp bỏ ra.
Khi đã lựa chọn được những ứng viên ưu tú và xuất sắc, dựa vào những thông tin trên hồ sơ cá nhân của họ nhà tuyển dụng sẽ gọi điện và hẹn ngày đi làm chính thức hoặc có thể thông báo kết quả trúng tuyển qua email,...
Nếu các ứng viên đồng ý đi làm và chấp nhận với những chế độ và quyền lợi mà doanh nghiệp đưa ra thì sẽ ký hợp đồng thử việc với doanh nghiệp. Sau khi kết thúc thời gian nghỉ việc thường là từ 1 đến 2 tháng, nếu bạn đáp ứng và thích nghi với công việc này thì tiếp tục sẽ ký hợp đồng làm việc chính thức với công ty.
Trải qua tất cả các giai đoạn trên đây cuối cùng bạn cũng đã hoàn thành xong quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Dù là thành công hay thất bại, thu nạp thêm nhiều hay ít ứng viên, các ứng viên chất lượng hay không chất lượng thì bạn cũng cần có sự nhìn nhận lại những điều mình làm được và liệt kê những điều chưa hoàn thành trong đợt tuyển dụng vừa rồi. Cũng coi như bài học cho những đợt tuyển dụng sau để bạn không mắc phải những sai lầm giống như lần này khiến kết quả đạt được không như mong muốn.
Chúng ta vừa tìm hiểu và khám phá toàn bộ quá trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh mới nhất được các doanh nghiệp sử dụng. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này bạn có thể biến những khó khăn trong công việc của mình trở nên thuận lợi hơn. Đặc biệt là những ai đang làm công việc tuyển dụng thì có thể biết cách tìm bè cho mình những ứng viên triển vọng nhất nhé. Truy cập website topcvai.com để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác. Chúc công việc của bạn luôn hanh thông và dừng quên đồng hành cùng topcvai.com nhé!
Tham gia bình luận ngay!