1. Tổng quan về RD
1.1. RD là viết tắt của từ gì?
Có một thuật ngữ tiếng Anh là Research Development dịch ra là nghiên cứu và phát triển và RD chính là tên viết tắt lấy từ hai chữ cái đầu tiên của thuật ngữ trên. RD là một thuật ngữ chuyên ngành riêng biệt có thể sẽ khá khó để nhớ và hiểu đối với những người không biết về ngành này. Theo đó, RD được biết đến là cả một quy trình tìm kiếm, nghiên cứu kỹ lưỡng để từ đó rút ra được các kết luận, định hướng giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người tiêu dùng. Quá trình RD không chỉ xoay quanh việc tìm kiếm, nghiên cứu mà nó còn bao gồm một số công việc khác có thể kể đến như quyết định đầu tư, tiến hành và thực hiện mua bán các nghiên cứu hướng đến mục đích chung là phụ vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Quá trình cải tiến, phát triển sản phẩm, danh mục sản phẩm, lựa chọn công nghệ máy móc,...là những nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện, không thể thiếu nếu một doanh nghiệp muốn phát triển lớn mạnh, duy trì bền vững trên thị trường.
RD không những đưa ra cải tiến cho những sản phẩm cũ, điều cũ mà còn nghiên cứu nhằm sáng tạo, tìm ra những sản phẩm, phương thức mới từ đó liên tục đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi cao của thị trường, người tiêu dùng về những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất nhất.
1.2. Công việc của bộ phận RD
1.2.1. Phân tích và tổng hợp
Đối với hầu hết các công ty, doanh nghiệp hiện nay, nhiệm vụ phân tích và tổng hợp luôn được coi là công việc trọng điểm, cần nhiều sự quan tâm. Khi doanh nghiệp muốn cho ra mắt một sản phẩm mới, định vị mới trên thị trường, lúc này, RD sẽ phải thực hiện nhiệm vụ tối quan trọng là tìm kiếm tất cả các thông tin có liên quan, cần thiết nhất, tổng hợp chúng lại và đánh giá chi tiết những mặt tích cực cũng như tiêu cực, điểm còn hạn chế của sản phẩm, dịch vụ. Các thông tin sau khi được thu thập, phân tích sẽ được tổng hợp lại thành một bản báo cáo gửi đến các bộ phận có liên quan khác để hỗ trợ các công tác tiến hành về sau, vừa chính xác mà lại tiết kiệm được nhiều thời gian.
1.2.2. Nghiên cứu nhu cầu của thị trường
Muốn giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ mới đến với thị trường là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Nó đòi hỏi một quy trình thực hiện có trình tự, tổ chức. Trong đó, việc xác định nhu cầu của thị trường, nhu cầu của khách hàng là cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, doanh nghiệp sẽ phải xác định xem liệu sản phẩm mình định phát triển và cho ra mắt có đáp ứng được nhu cầu của thị trường không, người tiêu dùng, khách hàng liệu có mua chúng để sử dụng không? Đây chính là một trong những công việc mà RD sẽ phải thực hiện.
RD sẽ phải tiến hành các hoạt động nhằm nghiên cứu về nhu cầu của thị trường, từ đó xác định điều mà khách hàng đang cần nhất hiện nay, từ đó cải tiến và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp sao cho phù hợp với những yêu cầu của họ. Những thông tin quan trọng mà RD sẽ chắc chắn phải thu thập trong quá trình nghiên cứu nhu cầu thị trường là độ tuổi, khu vực sinh sống, thói quen, sở thích,...của khách hàng.
1.2.3. Phân tích dữ liệu
Đối với mỗi doanh nghiệp dù to hay nhỏ, kinh doanh mặt hàng, sản phẩm dịch vụ nào thì cũng đều sẽ tiếp nhận rất nhiều các thông tin, phản hồi, đánh giá mỗi ngày từ phía các khách hàng. Với một lượng thông tin khổng lỗ như vậy, doanh nghiệp có thể sẽ thu về được rất nhiều điều hữu ích. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử lý các thông tin đó thì chúng cũng sẽ trở lên lãng phí. Chính vì vậy, bộ phân RD của doanh nghiệp sẽ cần phải thường xuyên phân tích, xử lý các dữ liệu này từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá tổng hợp và báo cáo lại.
1.2.4. Cập nhật và chia sẻ thông tin
Ngoài các công việc kể trên, một công việc quan trọng nũa mà bộ phận RD sẽ cần phải thực hiện chính là cập nhật và tiếp xúc liên tục với nhiều loại thông tin khác nhau được chia sẻ cả ở trong và ngoài nước. Với bối cảnh hiện nay, các thông tin được thay đổi, cập nhật liên tục theo giờ, tất cả các vấn đề xảy ra ở trong và ngoài nước đều sẽ có thể gây ra những tác động với thị trường.
Điều này đòi hỏi bộ phận RD sẽ luôn phải ở trong trạng thái chuẩn bị sẵn sàng, tiếp nhận mọi thông tin một cách nhanh chóng nhất để có những sự thay đổi, điều chỉnh hợp lý. Ngoài ra, RD cũng sẽ phải chú trọng việc thường xuyên chia sẻ các thông tin cho khách hàng.
2. Các mục đích RD cụ thể
2.1. Packaging RD
Phát triển bao bì sản phẩm - Packaging RD là một trong những mục đích mà RD hướng tới.
Có thể nói, hình dạng, kích thước hay màu sắc, ký hiệu, tên thương thiệu in trên bao bì,...chính là những thứ đại diện cho sản phẩm, doanh nghiệp. Ngoài ra, bao bì sản phẩm còn có tác dụng bảo vệ, tránh cho những tác động bên ngoài lên sản phẩm. Bao bì của sản phẩm không chỉ là hình ảnh đại diện cho sản phẩm mà nó còn đam bảo cho chất lượng sản phẩm bên trong. Chín vì vậy, chỉ cần những sự thay đổi nhỏ nhất nếu không được tính toán, nghiên cứu rõ ràng cũng rất dễ gây ra tình trạng ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thương hiệu.
Việc nghiên cứu về bao bì sản phẩm của RD sẽ giúp cho việc duy trì chất lượng cũng như thương hiệu của sản phẩm. Đảm bảo các sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt được chất lượng tốt nhất cũng như xây dựng được vị trí, độ nhận diện của sản phẩm trong lòng khách hàng.
2.2. Product RD
Product RD hay còn được biết đến với tên gọi là Nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đây được coi là một trong những mục đích quan trọng nhất mà tất cả các bộ phận RD tại mỗi doanh nghiệp đều cần phải dồn lực, tập trung thực hiện. Bằng khả năng phân tích, đánh giá, thu thập thông tin và nghiên cứu rút ra kết luận của mình, RD có thể đưa ra những sự thay đổi, cải tiến phù hợp về chất liệu, ưu điểm, đặc tính sản phẩm sao cho chúng ưu việt hơn so với sản phẩm cũ, từ đó cải tiến ssarn phẩm hoặc có thể phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng tối đa nhu cầu luôn thay đổi của thị trường. Các nghiên cứu và phát triển sản phẩm này thường sẽ tập trung nhiều vào nguyên liệu, thành phần, hình dáng sản phẩm.
2.3. Process RD
Process RD hay còn được biết đến là nghiên cứu, phát triển quy trình. Có thể thấy, bản chất nhiệm vụ của RD là thực hiện các nghiên cứu, tìm hiểu về cả mộ quy trình, từ đó có thể đưa ra những giải pháp, phương hướng thực hiện tối ưu nhất. Và để thực hiện được tốt nhất điều này, bộ phận RD chắc chắn phải chú ý, lưu tâm đến toàn bộ quy trình, trình tự các bước thực hiện trong cả quá trình nghiên cứu, phát triển.Trong đó, quy trình cần có đầy đủ sự phối hợp, tham gia của RD cùng với các bộ phận khác như Marketing, sản xuất, kiểm định chất lượng, tài chính, kế toán,...
2.4. Technology RD
RD không chỉ thực hiện những mục đích trên mà còn hướng đến việc nghiên cứu, phát triển công nghệ nhằm cải tiến những sản phẩm cũ và đưa ra những ý tưởng, sản phẩm mới. Tập trung nghiên cứu, phát triển các công nghệ cũng giúp cho doanh nghiệp có thể tạo được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
3. Nhân viên RD cần có những gì?
3.1. Kỹ năng giao tiếp
Nhân viên ngành RD chắc chắn phải rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp bởi các hoạt động của RD không chỉ thực hiện riêng lẻ, độc lập mà còn cần có sự phối kết hợp giữa rất nhiều các bộ phận khác. Chính vì vậy, sẽ luôn cần phải có sự trao đổi, giao tiếp giữa các phòng ban. Ngoài ra, người là RD cũng cần có kỹ năng giao tiếp để báo cáo với lãnh đão cũng như trao đổi, họp với những thành viên khác cùng phòng ban RD.
3.2. Tinh thần trách nhiệm trong công việc
Như đã liệt kê ở trên, công việc, mục đích mà một nhân viên RD sẽ phải thực hiện là rất nhiều. Chín vì vậy, những ai theo đuổi ngành này sẽ cần phải có cho mình tinh thần trách nhiệm, sự tập trung tuyệt đối và cao độ trong công việc, tránh tình trạng lơ là, chểnh mảng.
Trên đây là toàn bộ bài viết được gửi đến bạn đọc nhằm giải đáp thắc mắc RD là viết tắt của từ gì cũng như cung cấp thêm một số thông tin liên quan về ngành RD. Hy vọng các nội dung được chia sẻ sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn có một ngày học tập và làm việc thật vui vẻ, hiệu quả.
Tham gia bình luận ngay!