1. Sàn giao dịch bất động sản là gì?
Theo như Luật kinh doanh bất động sản: sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê hay thuê các bất động sản; cũng như sàn giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch bất động sản là thị trường, địa điểm giúp người mua người bán được kết nối với nhau.
Đặc điểm của sàn giao dịch bất động sản: tại đây hàng hóa không được trưng bày một cách cụ thể, khách hàng không thể sờ, hay mang về; họ chỉ có thể dựa vào các số liệu cụ thể, các miêu tả chi tiết về hình dáng, kích thước, giá nhà,… để đánh giá về sản phẩm nhà.
Đặc biệt đối với các bất động sản là sản phẩm chỉ có duy nhất như đất thổ cư, nhà thổ cư,…; khi giao dịch trên sàn, nó có thể đi kèm với các yêu cầu đặc biệt của người bán.
Các giao dịch diễn ra trên sàn giao dịch bất động sản đều phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của sàn giao dịch; tuân thủ đúng các điều khoản của Luật kinh doanh bất động sản; đảm bảo tính công khai, minh bạch và rõ ràng trong mỗi giao dịch; mang lại sự yên tâm và hài lòng đối với các nhà đầu tư.
Tại sàn giao dịch bất động sản; chỉ có duy nhất một dòng sản phẩm được trao đổi, mua bán tại đây – bất động sản bao gồm: khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, nhà liền kề, chung cư, nhà mặt đất, đất thổ cư, đất dự án, cho thuê mặt bằng, cho thuê nhà trọ,… Sàn cung cấp đầy đủ các yêu cầu cơ bản và cần thiết để mọi giao dịch có thể diễn ra, theo đúng quy định.
Tại sàn giao dịch bất động sản, các lĩnh vực với mức giá được phân chia một cách cụ thể, giúp nhà đầu tư dễ dàng tìm kiếm các căn hộ, nhà ở phù hợp với nhu cầu cá nhân; từng phân khúc được phân chia cụ thể, giúp sàn nắm rõ được lượng khách hàng và có sự đánh giá chính xác về nhu cầu của các nhà đầu tư.
Sàn hoạt động trên một số mảng liên quan như: môi giới bất động sản; tư vấn về đầu tư bất động sản; định giá bất động sản; nhận kiểm định bất động sản; chạy chương trình quảng cáo cho các bất động sản như chung cư dự án, khu đô thị liền kề, cho thuê mặt bằng kinh doanh, phòng trọ,…
Một số sàn giao dịch lớn trong thị trường kinh doanh bất động sản như: Công ty Cổ phần Thương mại địa ốc 5 sao; Phú Quý Land; bất động sản STDA; công ty Cổ phần bất động sản Hải Phát; bất động sản VHS; công ty CPDV & Địa Ốc Đất Xanh Miền Bắc; sàn giao dịch BĐS Maxland; Sàn thương mại điện tử bất động sản hàng đầu Việt Nam – công ty cổ phần nhà đất mới; DTJ – sàn giao dịch BĐS Hà Nội; EZ Việt Nam – sàn giao dịch BĐS Hà Nội.
Xem thêm: Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản hoàn hảo
2. Vai trò và chức năng của sàn giao dịch bất động sản trong nền kinh tế
Sàn giao dịch bất động sản là nơi kết nối người bán và người mua bất động sản; giá cả về các bất động sản được công khai một cách rõ ràng, thông tin niêm yết chính xác; đảm bảo quyền lợi đến các nhà đầu tư; việc niêm yết các sản phẩm bất động sản giúp giá trị bất động sản trong thị trường có độ ổn định về giá cả; số lượng bất động sản cũng giúp giảm thiểu tình trạng khan hiếm; đưa các bất động sản cần bán đến tay khách hàng có nhu cầu mua.
Ngoài ra, sàn giao dịch bất động sản cũng góp phần quan trọng trong việc giúp nhà nước quản lý các giao dịch bất động sản trên thị trường, hạn chế tối đa việc thực hiện các giao dịch tự do, giao dịch ngầm trên thị trường, sự trao đổi mua bán qua tay của các nhà đầu tư cá nhân; gây nên tình trạng thất thu thuế trong quá trình chuyển nhượng, mua bán bất động sản.
Khi các nhà đầu tư nhìn được tiềm năng của các thị trường bất động sản; họ tập trung và đổ dồn đầu tư sẽ khiến cho giá trị bất động sản gia tăng một cách nhanh chóng; và rơi vào hiện tượng “sốt đất”; gây nên sự bất ổn về giá cả cho thị trường bất động sản. Nhà nước cần phối hợp với các sàn giao dịch để thực hiện các chính sách kìm hãm, không gây nên sự nhiễu loạn trên thị trường.
Tại các sàn giao dịch bất động sản; khi các giao dịch trao đổi mua bán diễn ra, sàn giao dịch sẽ được hưởng thuế suất 25% so với khoản chênh lệch giá trị bất động sản (trước và sau giao dịch), giúp kìm hãm các giao dịch diễn ra trên sàn.
Thúc đẩy sự phát triển và gia tăng sự chuyên nghiệp trên thị trường bất động sản bằng việc cung cấp các dịch vụ về tư vấn bất động sản, định giá bất động sản, tổ chức các chương trình đấu giá bất động sản, hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình mua bán bất động sản.
3. Quyền hạn của các sàn giao dịch bất động sản
Theo như Luật kinh doanh bất động sản, các sàn giao dịch bất động sản có quyền thực hiện các công việc như: yêu cầu các cơ quan, đơn vị quản lý đất đai trực thuộc nhà nước cung cấp các thông tin về dự án bất động sản sau khi đã hoàn thành các thủ tục, hồ sơ theo như quy định.
Đối với các bất động sản muốn được niêm yết trên sàn, cần phải cung cấp cho sàn các tài liệu hồ sơ pháp lý về quyền sử dụng và sở hữu bất động sản; giá trị tài sản, các thông tin số liệu cụ thể về bất động sản, các yêu cầu đặc biệt đối với người mua bất động sản.
Sàn giao dịch bất động sản phải làm việc rõ ràng với chủ sở hữu bất động sản về các mức phí phải trả khi giao dịch thành công, 2 bên có thể trao đổi đàm phán để phù hợp với lợi ích đôi bên.
Sau khi người bán cung cấp các thông tin về bất động sản, bên sàn có quyền tiến hành kiểm tra các thông tin, hồ sơ pháp lý của đất động sản; đảm bảo mỗi thông tin trong hồ sơ đều chính xác, rõ ràng; không có sự mơ hồ; sau khi hoàn tất quá trình, bất động sản sẽ được niêm yết lên sàn.
Đối với các bất động sản không đủ điều kiện lên sàn, bên sàn có quyền từ chối và trả lại các thông tin, hồ sơ về bất động sản; hay từ chối việc cung cấp các dịch vụ về tư vấn, định giá bất động sản; các hoạt động mờ ám, không minh bạch; vi phạm quy định của pháp luật.
Nếu các giao dịch diễn ra trên sàn gây ảnh hưởng đến uy tín, độ chính xác và minh bạch của sàn; sàn giao dịch hoàn toàn có quyền yêu cầu hai bên (người bán và người mua) đến bù thiệt hại cho sàn theo đúng yêu cầu của pháp luật; nếu hai bên không thể giải quyết vấn đề trong êm đẹp, sàn có quyền khiếu nại và mang vấn đề ra tòa án giải quyết.
Xem thêm: [Tải về ngay] mẫu Hợp đồng môi giới nhà đất chuẩn nhất!
4. Nhiệm vụ của sàn giao dịch bất động sản
Bên cạnh quyền mà sàn được hưởng theo quy định của luật kinh doanh bất động sản, sàn giao dịch bất động sản cần phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cơ bản như:
Đối với các nhà đầu tư: cung cấp đầy đủ các thông tin về bất động sản như diện tích, giá cả, khu vực quy hoạch, tiện ích xung quanh,… đảm bảo tính chính xác của các thông tin; mọi thông tin được niêm yết cùng bất động sản sẽ do sàn chịu trách nhiệm.
Thường xuyên cập nhật các thông tin về thị trường bất động sản trong nước và thế giới; các yếu tố nào gây nên sự biến động về giá bất động sản; các yếu tố về pháp lý, tâm linh trong bất động sản.
Hỗ trợ khách hàng chu đáo khi họ sử dụng các dịch vụ đi kèm; dẫn họ đi khảo sát nhà; kiểm tra tính pháp lý của nhà; cung cấp các hợp đồng mua bán trao đổi bất động sản; hướng dẫn khách hàng về các thủ tục để tiến hành mua bán bất động sản;…
Đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để các hoạt động trên sàn được diễn ra bình thường; đội ngũ nhân viên hỗ trợ, tư vấn chuyên nghiệp, có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực bất động sản,… Trong quá trình khách hàng giao dịch, nếu xảy ra vấn đề từ phía sàn, sàn phải chịu trách nhiệm đối với các bên tham gia.
Trên đây là bài chia sẻ về sàn giao dịch bất động sản là gì? Đặc điểm nổi bật của sàn giao dịch bất động sản? mà mình muốn mang đến cho các bạn. Topcvai hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn chính xác về sàn giao dịch bất động sản.
Tham gia bình luận ngay!