1. Hiểu như thế nào về “sinh nghề tử nghiệp”?
Trên bước đường công danh của con người thì nghề nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Cái nghề mà mình lựa chọn nhiều khi chính là cái nghiệp của người ấy, nghiệp sẽ đẩy người đó vào cái nghề, và họ phải gắn bó với nó cho một khoảng thời gian rất dài và hầu như là đến cả cuối đời dù là theo ý muốn hay là không.
Có những người khi trưởng thành, lựa chọn nghề nghiệp thì sẽ có những định hướng sẵn họ cũng có thể học tập, đào tạo qua trường lớp, chuyên ngành với mong muốn sau này ra trường sẽ có một công ăn việc làm ổn định. Tuy nhiên, dù có những người có định hướng trước như vậy nhưng cuối cùng khi bước trên ra thị trường lao động, công việc mà họ làm lại không giống như định hướng, làm trái ngành, trái nghề. Chúng ta có thể nói rằng, không ai có thể lường trước được những sự việc xảy ra trong tương lai là như thế nào, có những người sẽ có bước đi theo đúng định hướng của mình thế nhưng cũng có những người có thể do tác động từ gia đình, bạn bè hay môi trường xã hội mà có những bước đi khác so với những định hướng ban đầu của mình.
Và từ đấy cụm từ “Sinh nghề tử nghiệp” đã được xuất hiện. Đây là một cụm từ dùng để chỉ công việc sẽ đi theo ta suốt cuộc đời vì cái “nghiệp” khiến ta buộc phải đi theo nó. Hai từ “nghề nghiệp” được tách ra và đi kèm với hai từ trái nghĩa “sinh - tử”, “nghiệp” ở đây có nghĩa dùng để chỉ một sự gắn bó lâu dài nhất định của một người với sự lựa chọn của mình.
Nói một cách đơn giản hơn thì chúng ta có thể hiểu là dù sống chết như thế nào thì con người cũng phải dùng nghề đó, công việc đó trong cuộc sống của mình, dù có khó khăn, hiểm nguy ra sao thì cũng rất khó để có thể tách ra khỏi được cái công việc đó.
2. Những góc nhìn về “sinh nghề tử nghiệp”
Nếu chỉ nói một cách đơn giản thì “sinh tử nghề nghiệp” có nghĩa là sống chết gì cũng phải gắn bó với nghề nghiệp đó, công việc đó. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những góc nhìn đa chiều về vấn đề này ở trong cuộc sống ngày nay.
Ngẫm nghĩ một cách sâu xa ý nghĩa thì chúng ta không thể chỉ hiểu đơn thuần về “sinh nghề tử nghiệp” là chúng ta phải hy sinh vì sự nghiệp ấy mà quan trọng hơn chúng ta có thể hiểu là niềm đam mê, tận tâm vì nghề nghiệp, công việc của mình, đó là lý do giải thích vì sao người ta có thể chấp nhận mọi khó khăn, thử thách để vẫn gắn bó với sự nghiệp ấy.
Mặt khác, “sinh nghề tử nghiệp” còn có thể nhìn theo một hướng khác có phần tiêu cực hơn. Trong cuộc sống này không phải ai cũng có cơ hội được theo đuổi những ước mơ, mong muốn của bản thân mà phải chịu những tác động của ngoại cảnh, của môi trường xung quanh và cơ hội thay đổi nghề nghiệp của họ cũng khó khăn vì những nhu cầu về mưu sinh, tồn tại.
Chính vì thế, chúng ta phải có cái nhìn khách quan hơn, đặt vào tình huống của người khác để hiểu rõ hoàn cảnh sống và làm việc của họ, “nghiệp” nhưng chưa chắc đã phải là điều xấu hoặc đó là sự lựa chọn bất đắc dĩ của người đó. Từ đây mà ta có những góc nhìn đúng đắn, thông cảm và biết chia sẻ với nhau nhiều hơn.
3. Có nên chấp nhận theo nghề vì nghiệp không?
Sở dĩ mỗi người sinh ra đã đều có cho mình những ước mơ, hoài bão, những khát vọng mong muốn mình có thể thực hiện được và mong muốn cuộc sống của bản thân sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên “sinh nghề tử nghiệp” có thể không cho phép chúng ta làm điều đó, không phải ai cũng có may mắn được làm những điều mà mình mơ ước. Bởi lẽ khi con người sinh ra trong xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng, chúng ta sinh ra và không có quyền được lựa chọn cho mình hoàn cảnh sống, không có quyền được lựa chọn bố mẹ sinh ra mình là ai, mình sống trong môi trường đủ đầy hay thiếu thốn. Có những cá nhân sinh ra trong những điều kiện hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gia đình bị hạn chế nguồn lực về mặt tài chính, không đủ khả năng để có thể đáp ứng được mọi yêu cầu, mong muốn của người đó, thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ngay là dù có giỏi giang, tài năng thế nào đi chăng nữa nhưng nếu không gặp may mắn thì cũng rất khó theo đuổi điều mình mong muốn.
Như chúng ta có thể chứng kiến rất nhiều những hoàn cảnh đáng thương như những bác lao công, bảo vệ phải lặn lội nắng mưa, chịu những hoàn cảnh điều kiện không đảm bảo, liệu có ai từng thắc mắc rằng đấy là ước mơ mà họ mong muốn chăng? Mặc dù công việc vất vả, làm việc có thể không quản giờ giấc, ngày đêm nhưng họ vẫn chấp nhận sự vất vả, thiếu thốn ấy dù cho số tiền họ nhận lại được cũng không khá khẩm là mấy. Nhưng ấy là do hoàn cảnh buộc họ phải lựa chọn tiếp tục, nếu dừng lại thì cuộc sống của họ sẽ ra sao, họ phải kiếm tiền vì cái ăn, cái mặc hoặc cũng có thể do điều kiện học vấn không cho phép họ có được một vị trí công việc khác tốt hơn. Đó chính là “sinh nghề tử nghiệp”.
Tuy nhiên, cũng sẽ có những trường hợp đặc biệt khác khi ước mơ của mình là một điều nhưng sau khi lăn lội, trải qua những thăng trầm của cuộc sống mới nhận ra được những giá trị thực sự phù hợp với mình. Đây là do con người là tổng hòa của các mối quan hệ, chúng ta sống và chịu tác động mạnh mẽ từ những điều xung quanh và đồng thời cũng luôn cần phải thích nghi, ứng biến với sự thay đổi của xã hội, do vậy chỉ có những kinh nghiệm, trải nghiệm thì mới có thể cho ta những bước đi đúng đắn, để chúng ta có thể tìm ra đam mê thực sự của bản thân và nguyện gắn bó với nó suốt đời.
4. Có phải nghề sinh ra và nghiệp đã được ấn định sẵn cho con người?
Cuộc sống ngày càng phát triển, tốc độ thay đổi của thế giới được tình bằng từng phút, từng giây và những công nghệ máy móc hiện đại dần thay thế cho vị trí của con người khiến chúng ta nhận ra một thực trạng là tỉ lệ thất nghiệp đang tăng lên đáng kể. Vì vậy, việc lựa chọn nghề nghiệp để định hướng cho bản thân không phải lúc nào cũng chính xác vì chúng ta cũng cần phải thích nghi theo xu thế, hướng đi của thời đại mới, đó cũng chính là nguyên nhân có thể dẫn tới “sinh nghề tử nghiệp”, nghề chọn người như chúng ta đang đề cập.
Ví dụ như, bạn rất yêu thích công việc của một người kỹ sư thế nhưng khi công nghệ tiến bộ đã phát minh ra được những con robot có thể thay thế những người đó để làm việc thì nhu cầu tìm kiếm việc làm của bạn có thể giảm xuống. Hoặc những công việc như giáo viên, mặc dù đó là niềm đam mê của bạn những vì yêu tố như lương thấp, hợp đồng công chức không đủ để bạn chi trả cho cuộc sống hàng ngày thì bạn cũng không thể bất chấp theo nghề được, nó có thể sẽ gây ra những sự xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống của bạn, của gia đình, con cái,...
Trong thời đại ngày nay, việc định hướng rõ ràng cho mình một công việc mình đam mê, yêu thích và có khả năng đáp ứng nhu cầu của mình cũng là rất khó. Nhiều khi bạn phải chấp nhận sự đánh đổi để có được một cuộc sống tốt hơn. Một số ngành nghề tiềm năng và có cơ hội phát triển trong tương lai mà chúng ta có thể kể đến như các công việc liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, marketing, quản trị nhân lực, logistics,...Đây là những ngành nghề đều có khả năng phát triển rực rỡ và nhiều tiềm năng trong tương lai.
Như vậy, trên đây là một số những thông tin giúp bạn giải đáp “sinh nghề tử biệt là gì?”, mong rằng bạn đã có những cách nhìn đúng đắn về cụm từ này và đồng thời rút ra được những định hướng phát triển cho bản thân trong tương lai. Cảm ơn bạn đọc và chúc các bạn một ngày làm việc và học tập hiệu quả nhé!
Tham gia bình luận ngay!