Sinh viên có nên đi làm thêm? Góc khuất đằng sau tiếng thơm

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2021-05-11 12:13:30

Chưa thực sự trưởng thành thế nhưng bước qua tuổi 18, các bạn trẻ đã có thể nhìn nhận những giá trị thực tế hơn là sự mơ mộng của tuổi học trò trước đây. Lúc này các bạn đã có ý thức hơn, biết quan tâm tới gia đình hơn và mong muốn được gánh vác một phần trách nhiệm với bố mẹ bằng cách đi làm thêm.

Đi làm thêm có tốt hay không? - Câu hỏi vẫn luôn được các bạn trẻ túc trực để hỏi mỗi khi có cơ hội. Thắc mắc này sẽ được làm rõ với bài viết bên dưới, mời bạn cùng theo dõi.

1. Sinh viên làm thêm và những lợi ích nhận được

Không thể phủ nhận việc sinh viên đi làm thêm đem lại nhiều lợi ích hấp dẫn, chính vì vậy thực trạng làm thêm ở đối tượng này ngày càng gia tăng. Làm rõ hơn về những lợi ích mà sinh viên có được từ việc đi làm thêm, hãy cùng tôi theo dõi những thông tin sau đây:

1.1. Sinh viên làm thêm có thể gia tăng thu nhập

Bất kỳ một bạn trẻ nào chỉ cần bước chân vào cánh cửa đại học thì đều có mong muốn tìm kiếm việc làm thêm, vừa để giảm bớt thời gian rảnh đồng thời các bạn có thể kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.

Công việc làm thêm dành cho sinh viên rất đa dạng, đó có thể là những việc làm chuyên ngành hoặc không thuộc chuyên ngành mà bạn đang học, nhưng suy cho cùng thì nếu đáp ứng yêu cầu công việc thì bạn vẫn có thể một khoản tiền khá ổn hàng tháng.

Sinh viên làm thêm và những lợi ích nhận được
Sinh viên làm thêm và những lợi ích nhận được

Bỏ sức lao động ra đương nhiên các bạn sẽ thu lại thù lao xứng đáng, với những bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thì đây chính là giải pháp hữu hiệu nhất để bạn ấy được đi học giống như các bạn.

Vậy sinh viên đi làm thêm mục đích chính là để kiếm thêm thu nhập, khoản tiền lương nhận được có thể sử dụng để đóng học phí, mua đồ dùng cá nhân, chi tiêu sinh hoạt hàng ngày hoặc đóng tiền nhà ở,... Khi các bạn sử dụng số tiền đó vào bất cứ việc gì chính đáng, vậy thì gia đình của bạn sẽ giảm bớt đi được phần nào nỗi lo.

Xem thêm: Cách viết hồ sơ xin việc cho nhân viên

1.2. Làm thêm giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế

Bên cạnh mục đích kiếm tiền, nhiều bạn sinh viên còn có mong muốn đi làm thêm để được trải nghiệm cuộc sống bên ngoài, làm việc từ sớm có thể giúp bạn tích lũy những kinh nghiệm quý giá mà ở trường lớp bạn sẽ không được học.

Môi trường học đường với môi trường doanh nghiệp luôn có sự chênh lệch, thậm chí sự chênh lệch ấy rất lớn khiến bạn cũng không thể ngờ được. Nếu cùng lúc được tiếp xúc với cả 2 thì có lẽ bạn sẽ có nhận thức đúng đắn hơn khi tham gia từng môi trường.

Mặc dù việc làm thêm chẳng có chút liên quan nào với chuyên ngành mà bạn đang học thế nhưng đừng vội bỏ qua bởi vì nó sẽ giúp bạn sở hữu những kỹ năng mềm quan trọng khác. Biết đâu trong tương lai bạn sẽ không lựa chọn làm việc theo ngành mình học, và biết đâu cơ hội lại tìm đến bạn với lĩnh vực mà bạn đã từng làm thêm.

Làm thêm giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế
Làm thêm giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế

Khi đi làm thêm, các bạn sinh viên buộc phải sắp xếp và quản lý được quỹ thời gian của mình để cân bằng giữa việc học và việc làm. Thực hiện lâu dần bạn sẽ biết cách điều chỉnh quỹ thời gian, tác phong làm việc và học tập sao cho hiệu quả nhất.

Để có được kinh nghiệm thực tế buộc các bạn phải đánh đổi bằng thời gian và công sức của mình, nếu không nó đã không được chú trọng trong mẫu CV đến vậy.

1.3. CV xin việc trở nên đẹp hơn khi sinh viên đi làm thêm

Bạn có biết rằng CV xin việc của mình sẽ đẹp hơn nếu như có nhiều kinh nghiệm? Đồng thời những ứng viên có kinh nghiệm cũng đang được nhà tuyển dụng săn đón ráo riết, chứng tỏ giá trị của nó khá cao.

Trường hợp sinh viên tìm được việc làm thêm đúng với chuyên ngành của mình vậy thì đương nhiên mẫu CV của bạn sẽ trở nên thuyết phục hơn.

1.4. Tiếp xúc với nhiều mối quan hệ rèn luyện cho bạn sự năng động

Khi bạn đi làm, va chạm nhiều, có rất nhiều tình huống xảy ra dần dần bạn tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm. Với những chuyện như thế này bạn không còn ngần ngại hay bối rối lần đầu khi làm quen với người mới. Bạn có được sự năng động, tích cực làm chủ được các công việc trong cuộc sống

1.5. Mở rộng được nhiều mối quan hệ

Đây là lợi ích bạn có thể thấy được dễ dàng khi đi làm ở một môi trường mới với đồng nghiệp mới. Mỗi lần như vậy dù là người hướng nội bạn cũng sẽ có được cho mình vài mối quan hệ. Đương nhiên với những người năng động thì họ sẽ có nhiều mối quan hệ hơn, các mối quan hệ có thể giúp bạn trong công việc lẫn cuộ sống sau này.

Mở rộng được nhiều mối quan hệ
Mở rộng được nhiều mối quan hệ

1.6. Nhận ra giá trị thật của đồng tiền

Bố mẹ chúng ta luôn nói rằng tiền không hề kiếm dễ dàng, đừng tiêu tiền phung phí. Nếu bạn chưa tự lao động để kiếm được những đồng tiền tự nuôi bản thân, tự trả tiền học hay kiếm tiền để mua những món đồ yêu thích thì có lẽ bạn chưa hiểu được hết giá trị của đồng tiền. Khi bạn đi làm bị phạt vào lương bạn mới thấy sự đánh đổi công sức lao động của mình như thế nào. Lúc ấy mới thấy giá trị của đồng tiền chính là mồ hôi công sức của chúng ta.

2. Vì sao sinh viên lại không nên đi làm thêm?

Có thể những sinh viên vừa học vừa làm sẽ trở thành “Idol” trong mắt phụ huynh của bạn bè, cha mẹ sẽ đánh giá bạn là người ngoan ngoãn, chịu khó và biết thương bố mẹ,... tuy nhiên mấy ai biết được rằng đằng sau tiếng thơm ấy là những gì? Dù có rất nhiều lợi ích phục vụ cho tương lai thế nhưng sinh viên làm thêm vẫn không thể tránh khỏi một số hạn chế gây hậu quả nghiêm trọng. Đó là những nhược điểm gì mời bạn tham khảo nội dung bên dưới nhé.

2.1. Làm thêm ngốn thời gian của học tập

Thời gian học của hệ đại học, cao đẳng và THPT có sự chênh lệch khá lớn, trong khi học sinh phổ thông có lịch học dày kín full ngày, full tuần thì sinh viên đại học lại học theo một cách “dửng dưng”. Có khi bạn chỉ phải học nửa buổi/ngày, hoặc cũng có khi học 1 lại nghỉ 2,... Chính sự dư thừa quá nhiều thời gian này khiến họ nảy sinh suy nghĩ tìm kiếm việc làm thêm.

Nếu là người đã từng trải, đã có công ăn việc làm thì có thể bạn hiểu rõ sức mạnh đồng tiền ghê gớm thế nào. Một khi đi làm, các bạn trẻ rất bị cuốn vào guồng quay của nó. Nhiều bạn sẽ thấy kiếm tiền thật thú vị và từ đó bỏ bê việc học, dành toàn bộ tâm trí và sức lực cho công việc làm thêm ra tiền này. 

Làm thêm ngốn thời gian của học tập
Làm thêm ngốn thời gian của học tập

Xem thêm: Việc làm bán hàng online

Thực trạng đáng lo ngại xảy ra đối với những sinh viên không làm chủ được bản thân, không nhận thức đúng đắn đâu là mục tiêu quan trọng nhất của mình. Làm việc sớm giúp bạn kiếm ra tiền thế nhưng đó chỉ là công việc phổ thông và bạn muốn suốt đời gắn bó với nó sao? Chỉ khi có kiến thức hơn người, cơ hội đứng ở các vị trí chỉ tay năm ngón mới xuất hiện, vậy nên đừng bị vài đồng tiền lương ít ỏi trước mắt mà quên đi mục tiêu lớn trong đời của mình.

2.2. Vừa học vừa làm khiến sinh viên chịu nhiều áp lực

Phải phân thân để cùng lúc làm 2 nhiệm vụ lớn khác nhau sẽ làm bạn bị mệt mỏi. Vốn dĩ việc học đã rất áp lực nay lại thêm áp lực từ công việc, tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn không còn đủ tinh thần, ý chí học hành.

Vừa học vừa làm khiến sinh viên chịu nhiều áp lực
Vừa học vừa làm khiến sinh viên chịu nhiều áp lực

Hãy xác định nghiêm túc về quyết định của mình, sau đó cân bằng giữa việc học và làm để cả 2 cùng đạt kết quả tốt nhất.

Mẫu thư xin việc làm

2.3. Việc làm thêm thường không phù hợp với chuyên ngành đang học

Thực tế chứng minh rằng nếu sinh viên đi làm thêm những công việc chẳng có chút liên quan nào tới chuyên ngành mình theo học chẳng hạn như rửa bát, bưng bê hay phục vụ quán ăn,... thì họ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

Chính sự mệt mỏi là hung thủ giết chết đi tinh thần học tập của bạn ngay cả khi đó là nhiệm vụ trọng yếu nhất.

Hầu hết những bạn đi làm thêm mà lựa chọn những công việc lao động vất vả thì sẽ bị kiệt sức sau khi trở về nhà, trong thời gian làm việc, doanh nghiệp sẽ bằng mọi giá bắt bạn làm việc hết công suất và hết năng suất. Cho nên sao nhãng việc học là tình trạng xảy ra với hầu hết sinh viên đi làm thêm.

Vừa học vừa làm về cơ bản là rất tốt nhưng chỉ áp dụng đối với bạn nào biết cân bằng thời gian của mình. Tập trung quá nhiều vào việc kiếm tiền sẽ làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ chính của các bạn. Một khi việc học bị ảnh hưởng thì có nghĩa là tương lai sau này của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nên hãy lưu ý và cân nhắc thật kỹ để không phải hối hận bạn nhé.

Việc làm thêm thường không phù hợp với chuyên ngành đang học
Việc làm thêm thường không phù hợp với chuyên ngành đang học

Như vậy, câu hỏi sinh viên có nên đi làm thêm hay không sẽ có 2 đáp án, có thể là “CÓ” hoặc cũng có thể là “KHÔNG”, lựa chọn theo đáp án nào đó là việc của bạn tuy nhiên nó cần phải dựa trên những điều kiện thực tế, bạn có thể căn cứ vào những lý do vừa rồi để đưa ra câu trả lời phù hợp. Chúc bạn thành công với những lựa chọn của mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: