1. Sơ lược về sổ tạm trú
Khi bạn di chuyển đến một tỉnh, thành phố khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì có nghĩa là bạn đang tạm trú tại khu vực đó. Lúc này theo đúng quy định của Nhà nước thì bạn cần đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương nơi bạn chuyển đến.
Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận và cấp sổ tạm trú thì bạn mới có thể sinh sống tại địa phương. Với các cấp chính quyền thì sổ tạm trú là công cụ để quản lý công dân về nơi chốn, địa chỉ sinh sống. Còn với những người đăng ký tạm trú thì cuốn sổ bảo vệ quyền lợi của người đăng ký khi xảy ra những vấn đề liên quan đến nơi ở.
Theo quy định những người đi khỏi nơi đăng ký thường trú 12 tháng phải khai báo tạm vắng. Lúc này bạn cần đăng ký tạm trú tại địa phương bạn chuyển đến sinh sống nếu thời gian tạm trú của bạn từ 30 ngày trở lên.
Bất cứ đối tượng nào cũng phải chấp hành theo đúng quy định này. Thông thường những người đăng ký tạm trú sẽ là các sinh viên đang theo học tại những trường đại học, cao đẳng xa nhà hay những người lao động làm việc tại thành phố khác.
Để bạn có thể nhanh chóng hoàn thành thủ tục làm sổ tạm trú bạn nên chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau: Đầu tiên đó chính là giấy báo thay đổi nơi thường trú. Mẫu giấy này bạn có thể tải trực tiếp về từ trên mạng hoặc đến cơ quan địa phương để xin. Tiếp theo là thẻ căn cước công dân và ảnh thẻ. Lưu ý ảnh thẻ của bạn phải được chụp trong thời gian 3 tháng gần đây. Cuối cùng là giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của nơi cư trú mới.
2. Những loại sổ tạm trú hiện hành
2.1. Loại sổ tạm trú dài hạn KT2
Sổ tạm trú KT2 là loại sổ tạm trú đăng ký dài hạn cho những đối tượng di chuyển nơi sinh sống tại các tỉnh hoặc các thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cùng một tỉnh thành nếu bạn chuyển đến sinh sống tại các xã, phường hay quận, huyện khác thì bạn sẽ được cấp sổ đăng ký tạm trú KT2.
Chẳng hạn như bạn đã đăng ký thường trú tại quận Hai Bà Trưng của thành phố Hà Nội, nhưng bạn lại chuyển công tác đến quận Long Biên. Lúc này bạn chuyển đến Long Biên sinh sống thì bạn cần đăng ký tạm trú tại quận Long Biên. Khi đi làm thủ tục hành chính bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như căn cước công dân và phiếu báo thay đổi địa chỉ để hoàn thành các thủ tục một cách nhanh nhất.
2.2. Loại sổ tạm trú KT3
Khác với sổ tạm trú KT2 thì sổ tạm trú KT3 được sử dụng cho người đến sinh sống tại tỉnh, thành phố khác. Những công dân có địa chủ thường trú tại một tỉnh chuyển đến sinh hoạt tại một tỉnh khác cần làm thủ tục để được cấp sổ tạm trú KT3.
Mỗi cuốn sổ tạm trú KT3 được cấp sẽ có giá trị trong vòng 24 tháng. Sau thời gian này công dân phải đi gia hạn thêm nếu như vẫn có nhu cầu sinh sống tại địa phương. Trường hợp là cá nhân thì bạn có thể xin gia hạn sổ tạm trú. Tuy nhiên với các hộ gia đình thì cần đến gặp các cơ quan chức năng đủ thẩm quyền để xin cấp sổ tạm trú mới.
2.3. Tạm trú ngắn ngày với KT4
Sổ tạm trú KT4 cũng được sử dụng giống như sổ tạm trú KT3. Điều này có nghĩa là công dân khi chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác để sinh sống thì cần có sổ tạm trú. Tuy nhiên điểm khác biệt ở đây là sổ tạm trú KT3 sử dụng trong trường hợp công dân đăng ký tạm trú dài hạn. Nếu như bạn chỉ có nhu cầu đăng ký tạm trú ngắn hạn như 3 tháng hay 6 tháng thì đăng ký tạm trú với sổ KT4.
3. Quy định liên quan đến đăng ký và cấp phát sổ tạm trú
Để nhanh chóng có được sổ tạm trú theo đúng quy định của pháp luật thì bạn cần có những hiểu biết cơ bản về việc đăng ký sổ tạm trú.
3.1. Thời gian để đăng ký tạm trú theo đúng quy định
Theo quy định những người lao động, sinh sống hay học tập tại một địa phương khác không thuộc địa điểm đăng ký thường trú thì phải đến công an phường, xã để đăng ký tạm trú. Thời hạn để công dân làm đăng ký tạm trú là trong vòng 30 ngày kể khi bắt đầu chuyển đến nơi sinh sống mới.
Khi đến các cơ quan có thẩm quyền để đăng ký tạm trú, công dân phải xuất trình căn cước công dân/ chứng minh nhân dân hoặc giấy xác nhận của công an phường nơi đăng ký thường trú trước đó. Đi kèm với đó là phiếu báo thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu hoặc các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu của công dân với nhà ở. Nếu như chỗ ở mới của công dân là nhà đi thuê, được cho mượn hoặc ở nhà thì cần có giấy xác nhận của chủ sở hữu căn nhà.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi trưởng công an phường, xã nhận được đầy đủ giấy tờ theo đúng quy định, thì công dân sẽ được cấp sổ tạm trú. Nếu như sổ tạm trú bị mất hay bị hư hỏng sẽ được đổi hoặc cấp lại. Trường hợp người dân chuyển từ khu vực tạm trú này sang khu vực tạm trú khác thì cần đăng ký lại tạm trú ở địa phương mới. Khi công dân đã đăng ký tạm trú tại một địa phương nhưng trong khoảng thời gian từ 6 tháng trở lên không sinh sống, làm việc và học tập tại địa phương đó thì cơ quan cấp sổ tạm trú có nhiệm vụ xóa tên khỏi danh sách tạm trú.
3.2. Mức lệ phí cần đóng khi đăng ký tạm trú
Mỗi tỉnh sẽ có mức lệ phí đăng ký tạm trú khác nhau. Mức lệ phí này sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Với những thành phố trực thuộc Trung ương mức lệ phí sẽ cao hơn so với các tỉnh thành khác.
Cụ thể như tại thành phố Hà Nội, Hội đồng nhân dân thành phố quy định khi đăng ký tạm trú cho một cá nhân hoặc hộ gia đình nhưng không cấp sổ tạm trú thì lệ phí đăng ký sẽ là 15.000 đồng/lần. Mức lệ phí này áp dụng khi đăng ký tạm trú tại các phường. Còn với những khu vực khác mức lệ phí sẽ là 8.000 đồng/lần. Với những cá nhân hay hộ gia đình cấp mới, cấp lại sổ tạm trú thì lệ phí mỗi lần cấp là 20.000 đồng tại các phường. Mức phí tại các khu vực khác là 10.000 đồng/lần.
Những trường hợp cần thay đổi các thông tin trong sổ tạm trú hay gia hạn thời gian tạm trú mức lệ phí là 10.000 đồng/lần tại các quận, huyện. Các khu vực còn lại mức lệ phí là 5.000 đồng/lần. Lưu ý những trường hợp cần điều chỉnh lại các thông tin mà do sự thay đổi của Nhà nước về địa giới hành chính thì người dân không cần nộp lệ phí.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cũng quy định về những trường hợp không thu phí như sau: Công dân thuộc hộ nghèo; Con của thương binh, liệt sĩ dưới 18 tuổi; Bố, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; Công dân là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc những xã hoặc vùng cao có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; Công dân có thẻ người cao tuổi; Người dưới 15 tuổi; Người có công với cách mạng. Với những hộ cần cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn hoặc cấp hộ khẩu tập thể thì được miễn lệ phí đăng ký lần đầu.
Bài viết đã mang đến cái nhìn khái quát về sổ tạm trú là gì và những trường hợp cần đăng ký sổ tạm trú. Nếu bạn thuộc đối tượng cần đăng ký tạm trú thì hãy nhanh chóng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nhé.
Tham gia bình luận ngay!