1. Vai trò của mục sở thích trong cv
Bố cục của một CV xin việc ấn tượng thường có nhiều mục, trong đó có các mục như trình độ học vấn trong CV, các kỹ năng trong CV, thông tin cá nhân, sở thích...
Sở thích trong CV chính là một trong những mục được xem là thông tin thêm trong CV. Bằng cách nhìn vào cột " sở thích cá nhân trong cv", mặc dù phàn này có chút hơi hời hợt đối với mục đích chính của các phần trong CV, thế nhưng thông qua đó, những nhà tuyển dụng lại có thể phần nào đánh giá được cá tính riêng của ứng viên so với tương quan của công việc.
Đối với những người có cách viết CV xin việc hoàn chỉnh và chuyên nghiệp là ứng viên có được khả năng trình bày những yếu tố liên quan tới sở thích nói riêng và các thông tin chung trong CV nói chung một cách thực sự khéo léo, có khả năng thu hút được những nhà tuyển dụng dù cho họ là người khó tính nhất.
Trong thực tế, sở thích không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng sẽ là một trong những yếu tố góp phần trong việc nhà tuyển dụng đưa ra quyết định tuyển dụng hay không.
Bên cạnh đó, sở thích đại diện cho sự thú vị, sự độc đáo, với mỗi ứng viên sẽ có những sở thích khác nhau, miễn sao khi trình bày trong CV thì sở thích của ứng viên đủ khả năng để chứng minh rằng bản thân bạn phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.
Khi đọc sở thích của ứng viên, nhà tuyển dụng như được thả mình thư giãn một chút, những thú vị mà sở thích chứa đựng và còn có cả sự liên hệ đối với công việc sẽ tạo nên sự thu hút, nét đặc biệt của tiêng từng ứng viên.
Qua phân tích, chúng ta có thể nhận định được một cách rõ ràng về tầm quan trọng của Sở thích trong CV, những điều đó sẽ khiến cho các bạn có được cơ sở để tạo ra được bản CV xin việc có ấn tượng sâu sắc hơn, giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn hơn thông qua các thông tin về mặt sở thích.
Đọc thêm: Nên ghi tính cách trong CV như thế nào để nhà tuyển dụng ấn tượng
2. Bạn nên ghi gì vào mục sở thích trong CV?
Thực tình thì ghi mục Sở thích trong CV là điều không hề khó, thế nhưng ghi như thế nào để giúp cho CV của bạn trở nên có giá trị hơn, có thể làm hài lòng với nhà tuyển dụng hơn và là một phần quan trọng tạo nên những ấn tượng đặc biệt sâu sắc thì lại là một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được.
Đầu tiên, khi đề cập tới sở thích trong mẫu CV thì nhất định là các bạn cần phải có sự lựa chọn kỹ. Tốt nhất là bạn nên lựa chọn những thông tin sở thích có sự liên quan tới công việc mà bạn ứng tuyển. Chẳng hạn, bạn ứng tuyển vào vị trí kế toán viên thì bạn có thể nêu sở thích là: Yêu thích những con số, thích tính toán, thích đọc sách về kế toán...
Vậy nên bạn cần phải ghi sở thích gì sao cho phù hợp? Nội dung thông tin bên dưới sẽ giúp cho các bạn rất nhiều trong việc tạo được ấn tượng độc đáo.
- Sở thích đọc sách: Bạn hãy ghi rõ bạn thích đọc sách và đọc những loại sách như thế nào? Bạn hãy nêu những thể loại sách mà có liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên ngân hàng thì bạn hãy ghi rõ bạn thích đọc sách về tài chính, chứng khoán...
- Sở thích câu cá, tất nhiên là bạn có thể đưa sở thích này vào trong CV xin việc của bạn, những người có sở thích này thường có nét tính cách đặc biệt, họ có sự kiên nhẫn, có thể chịu được sự chờ đợi quen thuộc có phần nhàm chán nhưng lại hiểu rõ hành động đó phục vụ cho mục đích gì sau cùng.
- ...
Ngoài những sở thích đó ra thì các ứng viên cũng nên nghiên cứu cụ thể đối với từng việc làm mà bạn ứng tuyển, với mỗi việc làm sẽ có những kiểu sở thích riêng phù hợp. Từ đó mà bạn có thể đưa ra được những thông tin sao cho phù hợp nhất có thể đối với sở thích của bản thân liên hệ tới công việc mà bạn ứng tuyển.
Bạn thấy đó, để viết được sở thích trong cv thì không hề khó giống như những gì mà bạn tưởng tượng phải không nào!
3. Một số lưu ý khác ngoài vấn đề sở thích ghi trong cv
Ngoài việc tạo ấn tượng với những nhà tuyển dụng khó tính bằng việc đầu tư vào viết các sở thích của mình, bạn cũng nên lưu ý một số điểm đặc biệt khác như sau:
- Thứ nhất, bạn nên tạo ra một bản Sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh, làm toát lên được sự chuyên nghiệp của bạn trong phong cách làm việc. Có rất nhiều bạn áp dụng các mẫu SYLL chung chung trên mạnh và không tạo ra được nét riêng, các bạn bất chấp tham khảo cả những thông tin về kinh nghiệm, kỹ năng của người khác để áp dụng cho chính bản thân mình.
Điều đó thì các nhà tuyển dụng đều biết, đều hiểu rất rõ, không có điều gì có thể qua mắt được nhà tuyển dụng. Chính vì thế, tốt hơn hết thì các bạn nên lựa chọn cho mình những điểm đặc biệt nổi bật về kỹ năng, kinh nghiệm, thông tin cá nhân riêng biệt để có thể điền vào trong bản Sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh của mình.
- Hãy lên kế hoạch cho việc cập nhật lịch sử việc làm trước đây của bạn sao cho đạt được ấn tượng nhất: Những thông tin có liên quan tới lịch sử việc làm của bạn với các công việc trước đây mà các bạn đã từng làm thì sẽ được nêu tuần tự theo thứ tự thời gian. Đồng thời hãy nêu những công việc mà có liên quan tới việc làm hiện tại bạn đang ứng tuyển nhé, đừng nên nêu những việc không liên quan khiến cho CV, Sơ yếu lý lịch của bạn trở nên dài dòng và chiếm vị trí của những thông tin nổi bật khác.
- Tiếp theo, bạn hãy luôn giữ cho bản sơ yếu lý lịch của minh được trình bày hết sức ngắn gọn và không quên sự súc tích:
Chiếc chìa khóa được đề cập ở đây chính là vượt qua được những nhận thức chung. Rất nhiều ứng viên đã thực sự rất tâm đắc với những gì họ trình bày trong CV, họ nghĩ rằng càng trình bày dài thì càng tốt mà đặc biệt là trình bày dài ở những phần như kinh nghiệm, kỹ năng thì càng được ưu tiên.
Tuy nhiên, xét về góc độ của phía nhà tuyển dụng thì lại không phải là như vậy, hàng ngày họ nhận được vô số và phải đọc rất nhiều hồ sơ ứng tuyển, đó cũng chính là một trong những lý do khiến nhà tuyên dụng không thể nào đọc chi tiết được những thông tin trong CV.
- Thông tin về địa điểm mà bạn muốn có thể sẽ được yêu cầu điều trong CV xin việc,
Hãy điền đầy đủ thông tin chính xác về địa điểm làm việc mong muốn của bạn: Với một ứng viên luôn luôn ưu tiên về địa điểm làm việc cũng thể hiện được phần nào tính cách của họ. Đồng thời, thông qua địa điểm mà ứng viên nêu ra thì sẽ có thể tìm được nhiều nhà tuyển dụng có địa điểm gần với ứng viên hơn, phục vụ cho quá trình di chuyển.
- Hãy cập nhật những từ khóa xuất hiện trong tin quảng cáo.
Từ khóa chính là vấn đề chính mà các nhà tuyển dụng muốn hướng tới, từ khóa chính là thông tin cơ bản, thông tin chính, cũng là điểm mà nhà tuyển dụng muốn nhấn mạnh với các ứng viên để mong muốn tìm được ứng viên phù hợp.
- Đừng ngại đề cập đến sở thích của bạn: Viết sơ yếu lý lịch về sở thích và sở thích cá nhân của bạn không phải là một điều xấu, trừ khi bạn đi quá sâu. Nhiều người cố gắng tránh điều này, nhưng nếu nó liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển và bạn muốn đưa nó vào sơ yếu lý lịch của mình, hãy thử.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp khó khăn trong việc cắt ngắn sơ yếu lý lịch, thì nên cắt phần này trước. Điều quan trọng là phải suy nghĩ sâu sắc về loại công việc bạn đang ứng tuyển. Vấn đề là liệu nó có khiến bạn trông hấp dẫn hơn đối với nhà tuyển dụng hay không.
- Nhấn mạnh giá trị của bản thân bạn, giá trị về sức lao động và chất xám của bạn có thể mang tới cho doanh nghiệp:
Bạn hãy nói cho nhà tuyển dụng nghe rằng bạn sẽ có những yếu tố phù hợp với công ty của họ bằng cách trình bày kinh nghiệm, kỹ năng của mình để nhà tuyển dụng nhận ra điều đó, tuy nhiên thì điều này vẫn chưa thực sự đủ. Bạn hãy thể hiện khiến cho CV của bạn có thể toát lên được sự ấn tượng của bản thân, những gì mà bạn sẽ có thể làm cho doanh nghiệp để nhà tuyển dụng thêm tin tưởng vào bạn hơn.
- Giữ bố cục sạch sẽ: Một sơ yếu lý lịch được sắp xếp gọn gàng mang lại ấn tượng rất tốt. Mặt khác, những gì về sự lộn xộn? Nó sẽ không tạo ấn tượng tốt. Cỡ chữ trong CV, font chữ phải nhất quán và tránh sử dụng các loại phông chữ khác nhau trong một tài liệu. Một bản sơ yếu lý lịch lộn xộn tạo ấn tượng rằng bạn đang cố gắng tối thiểu cho bản sơ yếu lý lịch và làm tăng khả năng bạn đi vào thùng rác.
- Nếu có chỗ trống trong quá trình làm việc của bạn, hãy giải thích nó một cách hợp lý: Xu hướng thay đổi công việc lần lượt kém thuận lợi trên thị trường thay đổi việc làm. Có thể có một công việc trống trong sơ yếu lý lịch. Nhưng nếu như, chúng ta giả dụ cụ thể về sự nghiệp của bạn có năm năm trống, đừng để nó một mình mà hãy giải thích nó một cách hợp lý. Nếu bạn thấy mình nghỉ việc vì lý do cá nhân, hãy nhớ đề cập đến điều đó trong sơ yếu lý lịch của bạn.
- Nhờ ai đó kiểm tra: Nếu bạn đọc lại những gì bạn đã viết trong CV nhiều lần, các giác quan của bạn sẽ bị tê liệt và bạn sẽ khó mà nhận ra được các lỗi cơ bản của mình. Trong trường hợp như vậy, các bạn nên nhờ tới sự hỗ trợ của phía bạn bè hoặc đồng nghiệp của bạn xem sơ yếu lý lịch, CV của bạn đã ổn chưa.
Trên đây là trọn bộ thông tin được phân tích kỹ từ A đến Z về sở thích trong cv xin việc của ứng viên và kinh nghiệm để thực hiện nó. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã nắm được cách viết sở thích trong cv như thế nào.
Tham gia bình luận ngay!