Sở trường là gì? Gợi ý cách đưa sở trường vào CV xin việc

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2024-06-11 14:05:48

Sở trường là gì? Cách để tim ra sở trường, sở đoản của một người. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để  trả lời được câu hỏi Sở trường là gì? Gợi ý cách đưa sở trường vào CV xin việc, làm thế nào để đốn gục nhà tuyển dụng với sở trường của bạn. Hãy cùng tham khảo bài viết sau.

1. Sở trường là gì?

Sở trường là gì? Sở đoản là gì là những câu hỏi được xuất hiện nhiều khi đi phỏng vấn, với những câu hỏi như vậy thì ứng viên nên trả lời như thế nào để lấy được điểm cộng từ nhà tuyển dụng. Hãy cùng tìm hiểu sở trường là gì? Gợi ý những câu trả lời hay khi trả lời phỏng vấn về câu hỏi sở trường.

Sở trường là gì?
 Sở trường là gì?

1.1. Khái niệm sở trường là gì?

Sở trường là gì? Được hiểu và định nghĩa theo một cách đơn giản đó chính là điểm mạnh, thế mạnh, những điểm sáng, tố chất tốt, phần tài giỏi của một người được gọi là sở trường.

Sở trường là một trong những điểm mạnh của mỗi người, mỗi cá thể sẽ có những sở trường riềng có người mạnh về khoa học tự nhiên, có người lại mạnh về khả năng giao tiếp, có người mạnh về viết lách... chính sự đang dạng về sở trường đã tạo nên bức tranh đa màu sắc cho xã hội. Để các ngành nghề có một nét riêng.

Ví dụ: Một người có thế mạnh là ca hát thì ca hát ở đây được gọi là sở trường.

Hoặc cũng có thể nói sở trường của một cô gái là nấu ăn ngon.

1.2. Phân biệt sở trường với sở đoản

Sở trường và sở đoàn thường đi chung với nhau, nếu bạn khéo léo trong cách thể hiện thì có thể biến sở đoản thành sở trường của mình. Vậy sở đoản là gì?

Sở đoản là được hiểu theo một cách đơn giản là điểm yếu, những khuyết điểm của bản nó thường trái ngược với sở trường. Mỗi người trong chúng ta đều có sở trường và sở đoản tạo nên một con người đa màu sắc và việc lựa chọn việc làm cũng phụ thuộc rất nhiều vào sở trường.

 Phân biệt sở trường với sở đoản
 Phân biệt sở trường với sở đoản

1.3. Cách xác định sở trường, sở đoản

Để xác định sở trường và sở đoản của bản thân bạn có thể sử dụng một số cách sau đây.

- Để xác định sở trường và sở đoản bạn cần phải nhờ đến sự trợ giúp của người thân. Những người thân của bạn sẽ tìm ra cho bạn những điểm mạnh điểm yếu, từ những giao tiếp hàng ngày những người tiếp xúc nhiều với bạn sẽ thấy được những điểm mạnh điểm yếu của bạn.

- Cách xác định sở trường và sở đoản là hãy làm thử để cảm nhận, bạn cần phải tìm ra sở trường

- Để biết được sở trường và sở đoản của mình trước khi định hướng nghề nghiệp bạn có thể làm bài trắc nghiệm để tìm ra điểm mạnh điểm yếu của mình. Hiện nay phương pháp làm bài trắc nghiệm để tìm ra điểm mạnh điểm yếu của mình đang là phương pháp được nhiều người lựa chọn.

- Ngoài những cách tìm ra điểm mạnh điểm yếu trên thì các bạn cần phải chủ động tìm kiếm điểm mạnh và điểm yếu của mình để rèn luyện và phát triển điểm mạnh của mình, hạn chế những điểm yếu, sau đây là một số gợi ý giúp bạn tự mình tìm ra sở trường và sở đoản của mình.

+ Đặt ra những câu hỏi về những việc bạn làm hàng ngày như bạn thích và cảm thấy vui vẻ khi làm những điểm gì, bạn thường gặp áp lực và nhàm chán khi làm việc gì? Những công việc nào giúp bạn làm việc với thời gian dài mà không nhàm chán, bạn có thể làm tốt công việc nào, kết quả những công việc đó ra sao có được nhiều người đánh giá hay không.

+ Bạn nên thẳng thắn nhìn nhận mọi việc một cách tích cực nhất. Sau mỗi quá trình làm việc và học tập bạn hãy thành thật với bản thân nhìn nhận lại kết quả của mình để từ đó tìm ra sở trường và sở đoản.

+ Tham ra nhiều hoạt động, nhiều lĩnh vực khác nhau và tiếp xúc với nhiều người khác nhau để thấy được sở trưởng và sở đoản. Khi bạn tiếp xúc với nhiều người chính những người đó sẽ nhìn nhận ra được sở trưởng và sở đoản của bạn và đưa ra những nhận xét khách quan.

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh

2. Tại sao nhà tuyển dụng thường hỏi những câu hỏi liên quan đến sở trường và sở đoản

Trong mọi cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đưa ra những câu hỏi về chuyên môn và kinh nghiệm, kỹ năng của bạn và nhà tuyển dụng sẽ rất ít khi hỏi những câu hỏi về sở trường và sở đoản của bạn là gì những thực tế những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm đó chính là hững câu hỏi có liên quan đến sở trường và sở đoản. Nó giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn hơn và biết được bạn có phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đang cần hay không.

Tai sao nhà tuyển dụng thường hỏi những câu hỏi liên quan đến sở trường và sở đoản
Tai sao nhà tuyển dụng thường hỏi những câu hỏi liên quan đến sở trường và sở đoản

- Ngoài những câu hỏi về trình độ chuyên môn, trình độ học vấn, nghề nghiệp nhà tuyển dụng còn quan tâm đến những yếu tố khác của ứng viên như sở trường, sở đoản để hiểu thêm về ứng viên của mình.

- Việc xác định đúng được sở trường và sở đoản của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được đúng người vào đúng vị trí công việc như vậy sẽ nhận được nhiều kết quả tốt.

Tham khảo: Việc làm IT phần mềm

3. Gợi ý cách đưa sở trường vào CV xin việc để thu hút nhà tuyển dụng

Nếu bạn viết CV xin việc gửi đến nhà tuyển dụng thì bạn nên chú ý một số điểm sau đây để cv của bạn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng.

- Khi viết CV xin việc bạn nên đưa sở trường của mình một cách khéo léo, dùng lời văn vừa phải không nên pr, quảng cáo quá nhiều về sở trường của mình sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy khó chịu.

Gợi ý cách đưa sở trường vào CV xin việc để thu hút nhà tuyển dụng
Gợi ý cách đưa sở trường vào CV xin việc để thu hút nhà tuyển dụng

- Nên chọn những sở trường có liên quan đến vị trí công việc bạn ứng tuyển. Có như vậy sở trường mới phát huy được và việc bạn có sở trường trong công việc của mình sẽ giúp cho bạn thành công hơn trong sự nghiệp của mình.

- Việc nói về sở trường trong CV bạn cần phải một cách khiêm tốn, bạn không thể khoe bản thân một cách thái quá sẽ làm cho nhà tuyển dụng thấy khó chịu về bạn và đôi khi có thể loại CV của bạn vì cách phóng đại sở trường của mình. Bên cạnh việc nói sở trường trong CV xin việc thì sở đoản bạn cũng không được phép bỏ qua. Nếu việc nói sở trường chỉ đơn giản là kể ra điểm mạnh của bản thân thì sở đoản lại khó hơn nhiều khi phải tìm ra điểm yếu của mình nhưng phải nói thật khéo léo để nhà tuyển dụng thấy được bạn có khả năng khắc phục điểm yếu và vượt qua nó. Cách tốt nhất để vượt qua những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đề cập đến sở đoản là bạn cần phải tự tin, tự tin trả lời câu phỏng vấn thật trôi chảy có như vậy mới ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

- Để có buổi phỏng vấn diễn ra tốt thì bạn nên tập trả lời những câu hỏi có liên quan đến sở trường và sở đoản của mình, đưa những câu hỏi đó ra giấy để có được những câu trả lời hoàn hảo nhất. Hãy luyện tập cách trả lời tự tin, cầu trả lời đơn giản, ngắn gọn và thu hút được nhà tuyển dụng.

Gợi ý cách đưa sở trường vào CV xin việc để thu hút nhà tuyển dụng
Gợi ý cách đưa sở trường vào CV xin việc để thu hút nhà tuyển dụng

- Hãy khéo léo lồng ghép những sở trường của mình vào câu trả lời để cho nhà tuyển dụng thấy bạn có khả năng. Bạn nên dành nhiều thời lượng hơn cho sở trường hơn là nói quá nhiều vào điểm yếu của mình, vì như vậy bạn sẽ càng mất điểm trong buổi phỏng vấn. Hãy sử dụng cách nói giảm nói tránh để mọi việc trở nên đơn giản hơn, bạn chỉ cần chọn khoảng 2-3 điểm yếu của mình và những điểm yếu này không có ảnh hưởng đến vị trí công việc đang ứng tuyển.Khi ứng tuyển vị trí công việc nào đó bạn cần phải xem sở trường nào giúp ích cho công việc đó sau đó dùng những sở trường đó để đưa vào câu trả lời của mình.

- Nhưng ai cũng có sở đoản của mình chính vì vậy mà bạn cũng cần phải đưa vào một vài sở đoản để nhà tuyển dụng thấy tin tưởng hơn về bộ hồ sơ của bạn, nhưng đư sở đoản như thế nào để nhà tuyển dụng bỏ qua những sở đoản đó mà lựa chọn bạn. Sau khi đưa ra sở đoản của bạn nên đi cùng với sở trường của mình để lấy lại điểm cộng, cách liệt kê sở trường đi cùng sở đoản này thực sự rất hiệu quả và lấy được nhiều điểm cộng với nhà tuyển dụng.

Ví dụ: Khi bạn nói bạn ở mất nhiều thời gian để hoàn thành công việc của mình, nhưng những công việc bạn hoàn thành luôn luôn đạt hiệu quả cao, tỉ mì và cầu toàn.

Hay bạn cũng có thể lấy ví dụ là: Bạn không phải thuộc tuýp người năng động và nhanh nhẹn nhưng trong công việc bạn luôn rất tập trung và làm mọi việc một cách cẩn thận và thận trọng, kỹ lưỡng không bao giờ để sai sót trong quá trình làm việc.

- Khi nhà tuyển dụng đề cập đến những câu hỏi về sở trường bạn nên tự tin nói về chúng, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có khả năng. Nhưng nếu câu hỏi của nhà tuyển dụng không phải thế mạnh của bạn thì bạn cũng đừng lo lắng nhé vì đây cũng có thể nói là tình huống để bạn lấy điểm với nhà tuyển dụng, hãy mạnh dạn nói sở đoản của mình như với cách nói giảm nói tránh để mọi việc trở nên đơn giản hơn.

Hy vọng với những chia sẻ trên về sở trường là gì? Cách trả lời cho trở trường, sở đoản trong bài phỏng vấn của mình sẽ giúp bạn có được những điểm công khi đi ứng tuyển.Chúc các bạn may mắn sớm tìm được sở trường của mình để phát triển nó và tìm được những sở đoản của bản thân để khắc phục. Từ đó màng đến được những kết quả tốt nhất.

 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: