Hướng dẫn kê khai sơ yếu lý lịch 2c chuẩn xác nhất đầy đủ nhất!

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2020-10-15 18:00:52

Mẫu sơ yếu lý lịch 2c được sử dụng khi bạn xin việc làm, hoàn thành các thủ tục thông tin cá nhân, … vào các cơ quan nhà nước. Cụ thể cách viết sơ yếu lý lịch mẫu 2c như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn!

1. Khi nào sử dụng sơ yếu lý lịch mẫu 2c

Mẫu sơ yếu lý lịch 2c được sử dụng khi bạn xin việc làm hoặc hoàn thành các thủ tục thông tin cá nhân, … vào các cơ quan nhà nước. Bản chất của sơ yếu lý lịch mẫu 2c giống như những mấu sơ yếu lý lịch khác dùng để kê khai thông tin cá nhân người viết nhằm bổ sung, hoàn thiện vào hồ sơ.

Khi nào sử dụng sơ yếu lý lịch mẫu 2c
Khi nào sử dụng sơ yếu lý lịch mẫu 2c

Riêng đối với cán bộ công nhân viên chức, theo quy định của Bộ Nội vụ ban hành vào ngày 1 tháng 6 năm 2019 tại Thông tu 07/2019/TT-BNV thì cán bộ công nhân viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sẽ kê khai thông tin cá nhân theo định dạng của sơ yếu lý lịch mẫu 2c.

Như vậy, nếu không phải trường hợp bắt buộc sử dụng sơ yếu lý lịch mẫu 2c bạn có thể lựa chọn các mẫu sơ yếu lý lịch truyền thống khác hoặc sử dụng sơ yếu lý lịch online.

Tải ngay mẫu sơ yếu lý lịch mẫu 2c tại đây:

Mau 2C-BNV-2008).doc

Mau 2C-BNV-2008).doc

Mau 2C-BNV-2008).doc

2. Cách kê khai mẫu sơ yếu lý lịch 2C chuẩn xác nhất

Dựa theo định dạng thiết kế của sơ yếu lý lịch mẫu 2c và quy định chung của Bộ Nội vụ ban hành vào ngày 1 tháng 6 năm 2019 tại Thông tu 07/2019/TT-BNV, topcvai.com đưa ra cách viết chuẩn xác về mẫu sơ yếu lí lịch này cho bạn như sau:

- Họ và tên khai sinh: phần này sẽ được viết in hoa cả họ và tên chuẩn xác như trong giấy khai sinh.

Cách viết mẫu sơ yếu lý lịch mẫu 2C chuẩn xác nhất
Cách viết mẫu sơ yếu lý lịch mẫu 2C chuẩn xác nhất

- Tên gọi khác: phần này bạn có thể bỏ qua, tên gọi khác thường là bí danh mà người kê khai đã dùng trong quá trình hoạt động cách mạng hoặc sử dụng làm tên tác giả đối với ngành báo chí, mỹ thuật hay văn học nghệ thuật, … Tên gọi khác sẽ không phải là tên gọi ở nhà hay nick name của người viết sơ yếu lý lịch.

- Ngày tháng năm sinh: ghi đầy đủ và chuẩn xác như trong giấy khai sinh. Song song với đó là giới tính bao gồm nam hoặc nữ, tích vào ô giới tính của bạn hoặc gạch đi giới tính không phải của bạn.

- Nơi sinh: bao gồm tên xã phường hoặc thị trấn – quận huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh – cuối cùng là tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi người kê khai sơ yếu lý lịch được sinh ra. Yêu cầu của thông tin này là trùng khới với giấy khai sinh. Nếu như có sự thay đổi về đơn vị hành chính thì sẽ ghi kèm tên cũ … nay là… vào sơ yếu lý lịch.

- Quê quán: để viết chính xác quê quán hãy viết theo quê của cha đẻ hoặc ông nội của mình. Hoặc cũng có thể ghi theo quê quan của mẹ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ. Thông tin này bao gồm đầy đủ: gồm tên xã phường hoặc thị trấn – quận huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh – cuối cùng là tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi ông nội/bố, mẹ/người nuôi dưỡng sinh sống. Quê quán thường chính là nguyên quán trong chứng minh thư của cán bộ công nhân viên chứ viết sơ yếu lý lịch.

- Dân tộc: ghi rõ dân tộc của mình theo chứng minh thư: Kinh, Tày, Thái, Nùng, …

- Tôn giáo: Tương tự như dân tộc sẽ ghi theo chứng minh thư. Nếu không theo tôn giáo nào sẽ khi “Không” hoặc bỏ trống.

Cách viết mẫu sơ yếu lý lịch mẫu 2C chuẩn xác nhất
Thông tin về nơi đăng ký hộ khẩu trường trú

- Thông tin về nơi đăng ký hộ khẩu trường trú: phần này sẽ ghi nơi ở hiện tại của bạn như số nhà – đường – xã, thôn hoặc xóm - tên xã phường hoặc thị trấn – quận huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh – cuối cùng là tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương đăng ký thường trú của các bộ công nhân viên kê khai lỹ lịch.

- Nơi ở hiện nay: là nơi sinh sống hiện tại, viết các thông tin đầy đủ như nơi đăng ký hộ khẩu thường trú bao gồm số nhà – đường – xã, thôn hoặc xóm - tên xã phường hoặc thị trấn – quận huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh – cuối cùng là tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương của người kê khai sơ yêu lý lịch.

- Nghề nghiệp khi tuyển dụng: khi được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước với vị trí gì bạn sẽ ghi vào đây. Hoặc nghề nghiệp mà bạn đang làm để tuyển dụng cũng sẽ ghi vào đây. Còn nếu không có nghề nghiệp sẽ ghi “Không nghề nghiệp”.

- Ngày tuyển dụng: ghi rõ ngày tháng năm mà công nhân viên chức đó nhận được quyết định tuyển dụng, đi kèm là thông tin cơ quan doanh nghiệp tuyển dụng cán bộ đó hoặc cơ quan ban hành quyết định tuyển dụng.

- Chức danh hiện tại: vị trí hiện tại mà cán bộ công nhân viên chức đang đảm nhận. Nếu có chức vụ kiêm nhiệm thì cũng sẽ viết trong bản sơ yếu lí lịch này.

- Công việc chính được giao: ghi cụ thể công việc mà cán bộ đang đảm nhận.

- Ngạch công chức: bao gồm các thông mã ngạch, bậc lượng và hệ số lượng (ngày tháng năm được hưởng lương) và hệ số phụ cấp bao gồm phụ cấp chức danh hoặc những phụ cấp khác. Thông tin này cần ghi rõ ràng chính xác.

Thông tin về nơi đăng ký hộ khẩu trường trú
Trình độ giáo dục

- Trình độ giáo dục phổ thông: ghi 10/10 đối với tốt nghiệp hệ giáo dục 10 năm và 12/12 khi tốt nghiệp hệ giáo dục 12 năm.

- Trình độ chuyên môn cao nhất: tính đến thời điểm viết sơ yếu lý lịch như: tiến sĩ …, thạc sĩ, cử nhân/ kỹ sư, cao đẳng, trung cấp hay sở cấp. Với trường hợp người kê khai có đa dạng các bằng cấp thì sẽ ghi theo bằng cao nhất ví dụ tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo.

-  Lý luận chính trị: trình độ lý thuận chính tri cao nhất được đào tạo như: cử nhân – cao cấp – trung cấp – sơ cấp.

- Quản lý nhà nước: Các chứng chỉ đào tạo của bán bộ công nhân viên chức theo ngạch công chức. Hoặc chứng chri theo chức danh công chức của lãnh đạo theo các cấp phòng – sở - vụ - thứ và tương đương.

- Trình độ ngoại ngữ: Viết theo tên trình độ ngoại ngữ đi kèm với khung năng lực (6 bậc) theo quy định định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với trường hợp các cán bộ và công chức có chứng chỉ và trình độ cử nhân trở lên sẽ ghi trình đi độ theo tên bằng đào tạo và chuyên ngành được đào tạo. Ví dụ như Thạc sĩ Anh Văn, Cử nhân Trung văn, …

- Ngày vào Đảng: ghi chính xác và rõ ràng ngày, tháng, năm kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam nếu có. 

- Ngày tham gia tổ chức chính trị xã hội: ghi chính xác và rõ ràng ngày, tháng, năm tham gia các tổ chức như đoàn, hội, … thêm vào đó là vị trí trong tổ chức chính trị. 

- Ngày nhập ngũ: ghi chính xác và rõ ràng ngày, tháng, năm tham gia bộ đội, công an nghĩa vụ, công an và ngày xuất ngũ. Trường hợp không có thì bỏ trống. Nếu có thời gian tái ngũ thì ghi thời gian này bên cạnh thời gian nhập ngũ.

Trình độ giáo dục
Sơ yếu lí lịch

- Danh hiệu cao nhất được phong tặng: ghi tên danh hiệu đó cùng với năm được nhận danh hiệu, còn nếu không có thì bỏ trống.

- Sở trường công tác: phần này ghi công việc hay hoạt động mà mình cảm thấy phù hợp nhất ví dụ như công tác đoàn, công tác đội, nghiên cứu hay quản lý kinh tế, hành chính, …

- Khen thưởng: ghi các hình thức khen thưởng mà cán bộ công nhân viên chức đó đạt được, bao gồm bằng khen/ giấy khen + tên giải thưởng + thời gian nhận giải thưởng. 

- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ, về lý luận chính trị, ngoại ngữ và tin học: bao gồm tên trường, chuyên ngành, … thời gian, hình thức đào tạo, … cùng văn bằng hay chứng chỉ được cấp là gì?

- Tóm tắt về quá trình công tác: thông tin về chức danh, đơn vị và chức vụ, … công tác của của cán bộ đó. 

- Đặc điểm lịch sử bản thân: phần này cần khai rõ bị bắt hay bị đi tù từ thời gian nào tại đâu? Đi tù vì vấn đề gì? Làm gì trong chế độ cũ? Quan hệ như thế nào với các tổ chức chính trị? Nhân thân gia đình bao gồm bố mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ở nước ngoài như thế nào? Làm gì ở đâu?

- Quan hệ gia đình: là các thông tin về bản thân như bố mẹ, anh chị em, vợ hoặc chồng. Quan hệ bên vợ hoặc chồng cũng bao gồm thông tin về bố mẹ và anh chị em ruột của vợ hoặc chồng. 

Trình độ giáo dục
Cách viết sơ yếu lị lịch

- Quá trình lương: ghi ngày tháng năm theo thời gian cùng mã số, bậc lương và hệ số lương. 

- Cuối cùng là nhận xét và đánh giá bản thân.

3. Những điều cần lưu ý khi viết mẫu sơ yếu lí lịch 2c

Khi viết mẫu sơ yếu lí lịch 2c bạn cần lưu ý một số điều sau:

- Viết đúng, đủ thông tin cần điền. 

- Không được sai lỗi chính tả hoặc tẩy xóa.

- Kê khai thông tin đúng sự thật

- Có chữ ký cá nhân.

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

Những điều cần lưu ý khi viết mẫu sơ yếu lí lịch 2c
Những điều cần lưu ý khi viết mẫu sơ yếu lí lịch 2c

Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm rõ những thông tin quan trọng về sơ yếu lý lịch mẫu 2c cho mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: