1. Sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân là gì?
Bản sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân là bản sơ yếu lý lịch dành riêng cho những cá nhân muốn ứng cử vào làm việc các cơ quan, chức vụ thuộc hội đồng nhân dân. Bản sơ yếu lý lịch này tuy có khác biệt so với sơ yếu lý lịch thông thường, tuy nhiên vẫn có một số phần giống và được giữ nguyên. Đó là những phần thông tin cơ bản mà dù ứng cử vào bất cứ tổ chức nào bạn cũng cần kê khai.
Bộ sơ yếu lý lịch này sẽ được cung cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền, người ứng cử sẽ kê khai đầy đủ theo những mục mà sơ yếu lý lịch yêu cầu. Sau đó, họ sẽ phải đi xin giấy xác nhận hay còn gọi là công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền, bao gồm cơ quan nơi người ứng cử đang công tác và ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó sinh sống. Sơ yếu lý lịch ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân sẽ được xuất bản theo mẫu mà nhà nước đã quy định.
Vai trò của bộ sơ yếu lý lịch này đó là cung cấp cho các cơ quan xét duyệt nắm bắt về các thông tin liên quan đến người ứng tuyển. Đó có thể là các thông tin cá nhân, thông tin gia đình, việc làm… Đây sẽ là tài liệu đóng vai trò đầu tiên trong việc quyết định rằng một cá nhân có đủ điều kiện để ứng cử vào hội đồng nhân dân hay không. Bởi lẽ, có những quy định riêng về lý lịch ứng viên khi bạn ứng cử vào các cơ quan của nhà nước.
2. Hướng dẫn kê khai sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân
2.1. Phần thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân yêu cầu trong bản sơ yếu lý lịch này đòi hỏi người ứng tuyển phải kê khai rất chi tiết. Đây là mục đầu tiên trong bản sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, yêu cầu bạn phải điền đầy đủ.
Bản sơ yếu lý lịch này sẽ bắt đầu với mục họ tên, họ tên cũng được chia ra nhiều loại khác nhau, bao gồm họ tên thường dùng, họ tên trong giấy khai sinh và bí danh (tên gọi khác) của bạn nếu có. Nếu như bạn chỉ dùng duy nhất một tên thì hãy ghi cả tên đó vào hai mục đầu tiên, mục bí danh chỉ điền khi bạn có.
Tiếp theo là các thông tin về ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, nơi đăng ký khai sinh, quê quán, nơi đăng ký thường trú, nơi ở hiện tại, chứng minh thư (ghi rõ ngày cấp và nơi cấp), dân tộc và tôn giáo. Đây là các thông tin thường thấy trong sơ yếu lý lịch thông thường, bạn chỉ cần điền dựa theo các giấy tờ của mình là được. Lưu ý rằng người muốn ứng cử vào đại biểu hội đồng nhân dân Việt Nam phải là những người có quốc tịch Việt Nam và đang sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam.
Mục tiếp theo trong phần thông tin cá nhân yêu cầu khai về trình độ học vấn của bạn. Để ứng cử vào hội đồng nhân dân thì cũng cần một trình độ học vấn nhất định. Trình độ học vấn của bạn cần phải khai chi tiết, bao gồm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị ngoại ngữ… Trong đó, bạn cần phải lưu ý đến ba yếu tố là học hàm, học vị và trình độ lý luận chính trị. Trình độ lý luận chính trị có tổng cộng ba cấp, đó là sơ cấp, trung cấp, cao cấp dựa theo việc học của bạn. Còn học hàm và học vị thuộc vào trình độ học vấn, trong đó học vị bao gồm những chức danh từ tiến sĩ đổ xuống, còn học hàm là dành cho hai danh hiệu cao nhất là phó giáo sư và giáo sư.
Tiếp theo là phần nghề nghiệp hiện tại, nếu như bạn thuộc công chức, viên chức nhà nước thì cần phải khai chi tiết về mức lương, ngạch lương, hệ số… Bên cạnh đó cũng phải có thêm chức vụ và địa điểm công tác hiện tại. Trường hợp bạn là đảng viên hoặc đã từng là đảng viên thì phải khai thêm về ngày vào đảng, ngày ra khỏi đảng, lý do ra khỏi đảng. Nếu là thành viên của tổ chức, đoàn thể khác thì cũng phải bổ sung thông tin về tổ chức, đoàn thể đó.
Mục không kém phần quan trọng đó là kỷ luật và khen thưởng. Trong quá trình làm việc và công tác, bạn đã được khen thưởng và kỷ luật những gì, lý do kỷ luật là sao. Bởi lẽ nếu như bạn bị kỷ luật quá nhiều thì cũng không thể trở thành đại biểu trong hội đồng nhân dân được. Cuối cùng, nếu như đã từng giữ các chức vụ trong đại biểu hồi đồng nhân dân thì hãy liệt kê ra và cung cấp thời gian nhiệm kỳ đó.
2.2. Phần quá trình công tác
Sau phần thông tin cá nhân, người ứng cử các vị trí của hội đồng nhân dân sẽ phải tóm tắt lại quá trình công tác của mình trong thời gian vừa rồi. Mặc dù ở phần trên, đã có một số thông tin liên quan đến công việc của bạn nhưng đến đây thì yêu cầu các thông tin cần chi tiết hơn một chút.
Quá trình công tác phải được liệt kê theo trình tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất. Không cần kê khai quá nhiều nhưng cần phải kê khai đủ ý những công việc và vị trí mà bạn đã từng làm. Phần kê khai sẽ được chia ra làm hai cột, cột bên trái là thời gian còn cột bên phải là công việc, chức vụ và nơi công tác. Nếu như bạn không biết phải khai như thế nào thì có thể mở bản khai quá trình công tác của các đại biểu hội đồng nhân dân trước đó ra để tham khảo thử.
2.3. Thành phần gia đình
Đây là phần cuối cùng bạn cần khai trong sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân của mình. Tuy nhiên, mục này có phần khác so với bản sơ yếu lý lịch bình thường bởi nó sẽ không chia thành các khoảng thời gian cụ thể. Sơ yếu lý lịch dành cho người ứng cử hội đồng nhân dân sẽ chỉ bao gồm các thông tin cơ bản như họ và tên, ngày sinh, quê quán, nơi ở, nơi công tác, nghề nghiệp, thuộc tổ chức nào.
Vậy bạn cần khai thông tin của ai trong mục này? Nhũng người bạn cần khai sẽ bao gồm cha mẹ, vợ hoặc chồng, con cái. Những thông tin được yêu cầu khai cho các cá nhân trên sẽ đều giống như nhau. Phần này không quá phức tạp như các phần trên nên không có gì để lo lắng.
Cuối cùng trước khi hoàn thành bản sơ yếu lý lịch này, bạn sẽ thấy một dòng cam kết cho tính đúng đắn của những thông tin đã được kê khai ở trên, phần ký tên của người ứng tuyển và phần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Khi bạn ký tên đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận với lời cam kết đã được nêu ra, nếu các thông tin trên không đúng với sự thật thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hết về bộ sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân chưa? Mong rằng những thông tin trên sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị một bộ sơ yếu lý lịch sao cho chuẩn chỉnh nhất.
Tham gia bình luận ngay!