1. Supply chain là gì?
Supply chain hay chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng, các hoạt động đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Hay một vài định nghĩa khác về khái niệm này như: chuỗi cung ứng là quá trình biến đổi hàng hóa từ nguyên liệu thô đến khi hoàn thành sản phẩm, chuyển giao đến tay người tiêu dùng.
Theo hội đồng các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP); một chuỗi cung ứng điển hình sẽ bắt đầu từ các quy trình khai thác tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu thô, đến quá trình sản xuất và cho ra thành phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng; tùy từng loại hàng hóa sẽ có những đặc điểm kích thước, hình dáng, mùi vị, màu sắc khác nhau; được vận chuyển đến khắp các địa điểm.
Để hoạt động chuỗi cung ứng có thể diễn ra hiệu quả và được kiểm soát; nó cần đi kèm với hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Hoạt động này bao gồm tất cả các hoạt động từ việc lên kế hoạch sản xuất, các công tác quản trị như tìm nhà cung ứng, tìm nguyên vật liệu, chọn nhà thầu, quá trình sản xuất và vận chuyển hàng hóa.
Về bản chất, quản trị chuỗi cung ứng đảm nhiệm việc tìm kiếm và tạo mối liên hệ với các công ty trong và ngoài ngành, đảm bảo cho quá trình sản xuất và cung ứng hàng hóa diễn ra hiệu quả, đạt được kết quả kinh doanh như mong đợi.
Vì vậy, sở hữu chuỗi cung ứng và quản trị tốt nó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp; kiểm soát nguồn chất lượng cho các hoạt động đầu vào - đầu ra của doanh nghiệp. Ở đầu vào của doanh nghiệp, số lượng nguyên vật liệu được tính toán tương đối chính xác dựa theo nhu cầu sản xuất hàng hóa; đảm bảo được số lượng hàng hóa tồn kho, cung cấp đủ hàng hóa cho thị trường. Ở đầu ra, hàng hóa được cung cấp tương đối chính xác với nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo duy trì được mức giá ổn định, không gây nên sự hỗn loạn thị trường như được giá hay mất giá; đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra làm gì - 100% có việc
2. Supply chain có giống logistics không?
Logistics hay supply chain là một trong những ngành nghề đang thiếu nhân lực trầm trọng; theo như nghiên cứu; hiện nay cơ hơn 1300 doanh nghiệp kinh doanh trong mảng logistic, trong đó có hơn 80% là các doanh nghiệp nước ngoài; hiện nay nhân lực được đào tạo bài bản chuyên sâu, đúng chuyên ngành về logistics và chuỗi cung ứng chỉ chiếm chưa đến 10%; cơ hội việc làm đối với lĩnh vực này là vô cùng lớn.
Logistics được coi là một phần của chuỗi cung ứng; hai hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; tương hỗ và bổ trợ cho nhau; đảm bảo quá trình sản xuất và cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Logistic là hoạt động diễn ra trong phạm vi một công ty, doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng trong ngắn hạn; với mục tiêu tập trung vào việc giảm thiểu các chi phí vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo hay gia tăng chất lượng dịch vụ cung cấp. Logistics tập trung vào các hoạt động chính liên quan đến dịch vụ khách hàng, việc giao nhận sản phẩm, kho bãi, phương thức vận tải, đơn hàng.
Supply chain được coi như mạng lưới liên kết các công ty có các hoạt động kinh tế, sản xuất liên quan với nhau, có tầm nhìn và mục tiêu dài hạn; mục tiêu giảm thiểu chi phí trong toàn bộ mạng lưới sản xuất và cung ứng dịch vụ từ nguyên liệu đầu vào đến quá trình vận chuyển hàng hóa; tăng cường khả năng hợp tác và phối hợp với các nhà đầu tư.
3. Mô hình supply chain hiệu quả
Mô hình SCOR (Supply – Chain Operations Reference); mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng; là mô hình chuỗi cung ứng được đa số các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng; là mô hình chuỗi cung ứng hàng đầu hiện nay. Là mô hình được dùng để đo lường hiệu suất của chuỗi cung ứng; với phạm vi tham chiếu từ nhà cung ứng (đầu vào) đến khách hàng (người tiêu dùng cuối cùng); thông qua các hoạt động cơ bản như: quá trình giao hàng, tần suất khách hàng yêu cầu đổi/trả hàng do sản phẩm bị lỗi, số lượng hàng hóa cung ứng, số lượng hàng hóa khách hàng đặt mua,…
Mô hình SCOR được xây dựng dựa trên một quy trình riêng biệt, gồm 5 bước chính: lên kế hoạch (plan); nguồn nguyên liệu đầu vào (source); thực hiện (make); giao hàng (deliver); trả lại (return); với mục đích chính là xác định phạm vi hoạt động, xác định mô hình chuỗi cung ứng qua đó đưa ra các quy trình để thực hiện.
Lên kế hoạch – plan: là bước đầu tiên được thực hiện trong chu trình này, dựa trên số liệu dự báo về lượng cung để cung cấp lượng cầu hợp lý. Có các tiêu chuẩn cụ thể trong việc đo lường hiệu suất hoạt động của mô hình chuỗi cung ứng, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện.
Nguồn nguyên liệu đầu vào – source: bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến tìm kiếm, phân loại và lựa chọn các nhà cung ứng; đảm bảo cho nguyên liệu đầu vào phù hợp với các tiêu chuẩn quy định. Tạo mối quan hệ gắn bó và cùng nhau phát triển với các bên đối tác, đề xuất tiếp tục hợp tác nếu sản phẩm cung ứng đảm bảo và phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp.
Thực hiện – make: sau khi đã hoàn tất các công đoạn về chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, lên kế hoạch số lượng hàng hóa phải sản xuất; đây là lúc giai đoạn sản xuất chính thức diễn ra. Dựa trên các yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có chu trình sản xuất riêng biệt đối với các đơn đặt hàng riêng; hay phương pháp sản xuất để đẩy nhanh lượng hàng tồn kho doanh nghiệp.
Tuy nhiên dù mục đích sản xuất là gì thì quá trình sản xuất hàng hóa vẫn phải đảm bảo tuân theo một quy trình sản xuất tiêu chuẩn. Hàng hóa trong quá trình sản xuất phải đạt tiêu chuẩn chất lượng trong từng khâu; nếu sản phẩm phát sinh lỗi tại giai đoạn nào; sẽ bị loại bỏ hoặc quay lại giai đoạn liền trước; đảm bảo không có hiện tượng hàng sản xuất ra bị lỗi hay hư hỏng. Gây nên thiệt hại về chi phí cho doanh nghiệp.
Giao hàng – deliver: hàng hóa sau khi hoàn tất quá trình sản xuất và đóng gói sẽ được phân phối đến các đơn vị đại lý, nhà phân phối trên khắp cả nước; đảm bảo hàng hóa đến tay người dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Giai đoạn này bao gồm tất cả các công đoạn liên quan đến xuất nhập hàng hóa; lên đơn hàng và vận chuyển cho khách hàng.
Trả lại – return: vì một số lý do trong quá trình vận chuyển hay trong bất kỳ tình huống nào; hàng hóa được người tiêu dùng gửi trả lại cho nhà sản xuất; phạm vi liên quan đến bộ phận hỗ trợ và chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp; tuy chỉ là vấn đề nhỏ nhưng nếu xử lý vấn đề này không tốt, doanh nghiệp dễ dàng gặp những vấn đề to lớn, ảnh hưởng đến danh tiếng và làm giảm doanh thu doanh nghiệp.
Trên đây là bài chia sẻ về supply chain là gì của mình, hy vọng bài viết mang đến cho bạn tài liệu tham khảo hữu ích về lĩnh vực này!
Tham gia bình luận ngay!