System testing là gì? Tìm hiểu về vai trò của system testing

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2021-05-18 08:10:26

Đối với những người làm việc trong ngành công nghệ thì system testing không còn là một khái niệm xa lạ nữa. Đây là bước đóng vai trò quan trọng trọng một chu trình giám sát. Vậy system testing là gì và có những vai trò như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

1. Giải thích khái niệm system testing là gì?

System testing là quá trình rà soát và kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sau khi đã được làm xong đảm bảo hệ thống hoàn chỉnh và đáp ứng các yêu cầu đề ra. System testing thường được thực hiện sau bước integration test và unit test. Để có một sản phẩm đầu ra với chất lượng cao, không thể thiếu sự góp mặt của bước system testing.

 Giải thich khái niệm system testing
Giải thich khái niệm system testing

Quy trình kiểm tra sẽ bao gồm cả hệ thống phần cứng và phần mềm để đưa ra sự xác nhận rằng hệ thống đã thỏa mãn toàn bộ các yêu cầu đã được đề ra. 

Để dễ hình dung, nếu một ứng dụng có 3 module thì thì việc kiểm tra 2 trong 3 module sẽ là bước integration testing, còn việc kiểm tra cả 3 module để xem những module đó hoạt động đơn lẻ như thế nào và trong tổng thể ra sao, thì đó là quá trình system testing.

Vậy thì cụ thể vai trò của system testing là như thế nào? Chúng ta sẽ đến ngay với phần tiếp theo dưới đây. 

Xem thêm: Google shoping là gì

2. System testing có vai trò quan trọng như thế nào?

Với bất cứ công việc nào, bất cứ dự án thuộc lĩnh vực nào cũng đều cần có sự kiểm tra thật chính xác và tỉ mỉ mỗi khi sản phẩm được hoàn thiện. Đối với các sản phẩm thuộc ngành công nghệ thông tin cũng vậy. Công nghệ thông tin là ngành dễ mắc những sai lầm nhỏ nhất và qua đó yêu cầu về sự tỉ mỉ trong công việc là rất cao. Để có thể đảm bảo chương trình không bị lỗi, cần nhiểu công đoạn kiểm tra trước khi đưa vào vận hành. Cần kiểm tra từng bộ phận, từng module của một chương trình sau đó kiểm tra lại một loạt để xác nhận rằng các module đó hoạt động thật ăn khớp với nhau. Từ đó ta thấy được vai trò quan trọng của system testing là lớn đến như thế nào.

System testing có vai trò quan trọng như thế nào?
System testing có vai trò quan trọng như thế nào?

 

System testing có vai trò xác minh kiểm tra đầu vào của mỗi ứng dụng sao cho chuẩn xác nhất. Vậy tại sao lại cần kiểm tra đầu vào. Câu trả lời nằm ở vấn đề đó là mỗi ứng dụng trong quá trình tạo lập đều không thể tránh khỏi sai sót. Để có được sản phẩm đầu ra tốt nhất thì việc kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để xác minh là điểu vô cùng cần thiết và gần như là bắt buộc với bất cứ chương dự án nào. Kiểm tra lại hệ thống sẽ giúp tìm ra những lỗi sai và khắc phục nó một cách nhanh chóng để chương trình đầu ra cuối cùng hoạt động một cách ổn định và mượt mà trơn tru nhất. 

System testing có vai trò xác minh kiểm tra đầu vào của mỗi ứng dụng
System testing có vai trò xác minh kiểm tra đầu vào của mỗi ứng dụng

System testing cũng là quá trình mà các lập trình viên, những người làm ra sản phẩm, đặt mình vào vị trí của người sử dụng để trực tiếp trải nghiệm sản phẩm do mình làm ra xem đến khi sản phẩm đưa tới tay người sử dụng thi người sử dụng sẽ có những phản hồi như thế nào. 

3. Phân loại một số system testing

Có rất nhiều loại system testing với nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau. Sau đây là một số kiểu system testing phổ biến mà các lập trình viên hay sử dụng

Phân loại một số system testing
Phân loại một số system testing

Xem thêm: Nhân viên triển khai phần mềm

3.1. Functionality Testing: 

Đây là hình thức kiểm tra để chắc chắn rằng sản phẩm hoạt động đúng với chức năng của mình theo như những tiêu chí của khách hàng. Những tiêu chí đó phải nằm  trong khả năng nhiệm vụ của hệ thống. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao cần có chức năng này. Bởi trong quá trình một sản phẩm được làm ra thì thường các kỹ sư sẽ mắc lỗi ở phần này dù đã kiểm tra rất kỹ. Bên cạnh đó sản phẩm cũng phải có các chức năng hoạt động đúng như yêu cầu thì mới có thể vận hành trơn tru được. Bởi mỗi một phần trong chương trình lại cần đảm bảo hoạt động theo đúng một chức năng khác nhau. 

3.2. Recoverability Testing

Bài test này được thực hiện nhằm đảm bảo rằng chương trìnhh có khả năng phục hồi khi gặp lỗi trong các tình huống cụ thể khác nhau. Lỗi phát sinh trong quá trình vận hành chương trình thường sẽ không tránh khỏi. Vây nên cần kiểm tra thật kỹ khả năng khắc phục lỗi của hệ thống bởi nếu công đoạn test khả năng sửa lỗi này không diễn ra, sẽ là vô cùng rủi ro khi sản phẩm đến tay khách hàng. Cần đảm bảo chương trình có thể phục hồi mọi loại lỗi cơ bản trong các tình huống cụ thể khác nhau. Nếu không thể khắc phục được mọi lỗi thì cũng phải xây dựng khả năng sửa nhiều lỗi nhất có thể trong quá trình vận hành hoạt động thực tế.

 cần kiểm tra thật kỹ khả năng khắc phục lỗi của hệ thống
Cần kiểm tra thật kỹ khả năng khắc phục lỗi của hệ thống

Mẫu thư xin việc

3.3. Performance Testing 

Performance Testing hay còn gọi là kiểm tra hiệu năng. Ở phần này, hiệu năng của hệ thống sẽ được kiểm nghiệm lại để đưa ra đánh giá về hiệu năng trong từng điều kiện cụ thể. Về mặt lí thuyết có thể hiêu năng của hệ thống có những thông số vô cùng tốt. Thế nhưng khi hoạt động thực tế, từng điều kiện khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả  năng hoạt động của hệ thống. Có thể đó là do thời tiết, đặc biệt ở một nơi có khí hậu nóng ẩm và nhiều bụi như Việt Nam thì việc hệ thống hoạt động sai khác đi là chuyện thường xuyên xảy ra. Thậm chí khả năng hoạt động của hệ thống trên thực tế còn ảnh hưởng bởi thói quen người dùng nữa. 

Performance Testing hay còn gọi là kiểm tra hiệu năng
Performance Testing hay còn gọi là kiểm tra hiệu năng

3.4. Documentation Testing

Documentation Testing hay còn gọi là kiểm tra tài liệu. Đây là bước khá quan trọng nhưng cũng dễ thực hiện. Bước này sẽ đảm bảo sự chính xác của tài liệu hướng dẫn sử dụng và các tài liệu liên quan khác. Tại sao bước này lại quan trọng. Câu trả lời của bước này nằm ở người dùng. Người dùng có thể là nhiều đối tượng khác nhau. Không phải người dùng nào cũng giỏi về công nghệ để có thể ngay từ lần sử dụng đầu tiên đã nắm rõ được ngay những tính năng của hệ thống và sử dụng một cách trơn tru thuần thục. Để có thế giúp người dùng làm quen với ứng dụng một cách nhanh chóng, cần phải có một bộ sách hướng dẫn sử dụng hoặc tài liệu hướng dẫn sử dụng để người dùng có thể tra cứu bất cứ lúc nào. Một ứng dụng dù có nhiều chức năng hay ho tới đâu, cũng không thể hoạt động hết công suất của nó nếu như người dùng không nắm được những thông tin cơ bản nhất về cách sử dụng, hoặc có tài liệu hướng dẫn sử dụng nhưng tài liệu đó lại không chính xác. 

3.5. Usability Testing

Bước kiểm tra này chủ yếu là để kiểm tra tính khả dụng, xem sản phẩm có dễ sử dụng hay không, tính linh hoạt của sản phẩm. Usability được chia làm 3 phần là: khả năng tiếp cận, navigation, nội dung. Lợi ích của bước này là giúp giảm các chi phí thiết kế, làm tăng sự hài lòng của người dùng. Có thể phân tích điểm mạnh, yếu của trang web; khắc phục tất cả các vấn dề mà người dùng gặp phải. Nhược điểm: tốn thời gian, cần số lượng người tham gia test lớn, kích thước nhỏ và đơn giản khiến chúng ta chưa thể kết luận được về sở thích người dùng.

 

Như vậy qua những thông tin trên rất mong đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về system testing là gì. Đây là hệ thống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giám sát đối với lĩnh vực công nghệ. Có rất nhiều loại system testing với những chức năng và nhiệm vụ riêng và ưu điểm riêng.  Nếu các bạn thấy hay thì hãy theo dõi thêm những bài viết khác trên hệ thống web của topcvai.com để xem những thông tin bổ ích thú vị hàng ngày nhé

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: