1. Ngành tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm?
Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Tài chính ngân hàng là một ngành “hot", hầu như các trường kinh tế ở nước ta đều có ngành học này. Muốn biết tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua các nội dung sau.
1.1. Chuyên ngành cụ thể của tài chính ngân hàng
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm chúng ta cần hiểu về ngành trước. Sinh viên ngành tài chính ngân hàng sau khi vào học sẽ được phân chia thành một số chuyên ngành cụ thể khác nhau:
- Chuyên ngành Ngân hàng: Sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu về tiền tệ, phát hành tiền tệ, tín dụng,...
- Chuyên ngành Quản lý tài chính công: Sinh viên sẽ được bổ trợ những kiến thức liên quan đến vấn đề quản lý để áp dụng quản lý, tổ chức ngân sách, tài sản chung,...
- Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp: Sinh viên sẽ được trang bị nền tảng về các vấn đề tài chính, thẩm định dự án, phân tích báo cáo,...
- Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán: Sinh viên sẽ được học về cách nghiệp vụ kế - kiểm, các kiến thức cơ bản như thuế, công tác kế toán, hệ thống thông tin, phân tích tài chính,...
Dù có sự khác nhau nhưng về cơ bản thì ngành tài chính ngân hàng sẽ cung cấp đầy đủ những nội dung liên quan đến ngân hàng và tài chính để sinh viên có thể nắm bắt và tiếp thu kiến thức hiệu quả.
1.2. Tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm?
Qua thống kê số liệu của các trường đại học trong 3 năm trở lại đây thì ngành tài chính ngân hàng có mức điểm chuẩn dao động từ 17 - 27 điểm. Mức điểm sẽ phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa khối thi cũng như yêu cầu riêng của từng trường.
Đối với những trường kinh tế thuộc top đầu cả nước như Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế quốc dân thì điểm chuẩn “cao ngút ngàn” là điều không quá khó hiểu. Vậy nên phụ huynh cũng như học sinh nếu đang có định hướng cho con em theo học ngành tài chính ngân hàng thì nên xem xét và đánh giá năng lực bản thân cũng như khả năng tài chính của gia đình.
Ngoài ra đừng quên rằng còn một phương án để xét tuyển ngành học này đó là xét học bạ hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu của Bộ giáo dục và nhà trường.
2. Nghề nghiệp của sinh viên ngành tài chính ngân hàng sau khi tốt nghiệp
2.1. Nghề nghiệp và mức lương
Tài chính ngân hàng là một trong những ngành học có quy mô rộng và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia bởi vậy có thể khẳng định rằng đây là một ngành học có tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp rất lớn. Tốt nghiệp tài chính ngân hàng, bạn có thể làm các công việc liên quan đến dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ cùng các định chế tài chính có liên quan,...
Khi mới ra trường, vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên bạn cần bắt đầu với những vị trí làm việc dễ dàng, mức lương rơi vào ngưỡng trung bình khá. Dần dần sau khi đúc kết và va vấp công việc, bạn sẽ được thăng chức hoặc đủ khả năng để đảm nhận những đầu việc khó hơn, đồng nghĩa với việc lương thưởng cũng sẽ tăng theo đúng năng lực của bạn.
2.1.1. Chuyên viên phân tích tài chính
Đây là một trong những vị trí làm việc không thể thiếu của các công ty, doanh nghiệp. Ngoại trừ kiến thức chuyên ngành, nếu bạn đam mê lĩnh vực phân tích, yêu thích sự logic thì công việc này là một lựa chọn rất tuyệt vời.
Nhiệm vụ của một chuyên viên phân tích tài chính đó là phân tích - tổng hợp - báo cáo tình hình tài chính của công ty để đưa ra dự báo và phương hướng giải quyết, đem lại kết quả tốt nhất có thể.
Mức lương sẽ giao động từ 13 - 20 triệu/tháng tùy vào năng lực và kinh nghiệm làm việc.
2.1.2. Giao dịch viên ngân hàng
Một điểm thuận lợi của ngành tài chính ngân hàng đó chính là các bạn sẽ được học cả về chuyên môn tài chính và chuyên môn ngân hàng. Nếu bạn có tài ăn nói khéo léo, thích làm việc ở môi trường năng động thì giao dịch viên ngân hàng là một trong những ngành nghề không nên bỏ lỡ. Bạn sẽ được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để giải đáp thắc mắc đồng thời thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến giao dịch tiền tệ, sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.
Công việc này sẽ mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị cũng như những mối quan hệ thân thiết với khách hàng để nâng giá trị của công ty và chính bản thân bạn.
Mức lương sẽ giao động từ 8 - 15 triệu/ tháng tùy vào năng lực và kinh nghiệm làm việc.
2.1.3. Nhân viên tín dụng
Đây là một trong những vị trí làm việc rất phổ biến ở ngân hàng. Khi trở thành nhân viên tín dụng, bạn sẽ đảm nhận các công việc liên quan đến thủ tục vay vốn, hỗ trợ khách hàng,...
Mức lương sẽ giao động từ 10 - 15 triệu/ tháng tùy vào năng lực và kinh nghiệm làm việc.
2.1.4. Một số công việc khác
Cơ hội nghề nghiệp của ngành tài chính ngân hàng rất rộng mở vì vậy bạn không phải lo lắng đến vấn đề “thất nghiệp". Điều quan trọng nằm ở năng lực, kỹ năng và sự cầu tiến của bạn đối với công việc. Một số ngành nghề “hot hit" khác của ngành tài chính ngân hàng có thể kể đến như: kế toán, kiểm toán, nhân viên quản lý tiền tệ, giao dịch chứng khoán,... Đây đều là những ngành mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích để nâng cao giá trị bản thân đồng thời cũng là ngành nghề đem đến thu nhập ổn định, xứng đáng với nỗ lực mà bạn bỏ ra.
2.2. Những kỹ năng cần có của ngành tài chính ngân hàng
Ngoại trừ sự chăm chỉ học tập, trau dồi kiến thức chuyên ngành thì để đảm nhận tốt những đầu việc liên quan đến tài chính ngân hàng, bạn cần phải bỏ túi những “skills" sau:
- Khả năng tư duy logic: đây là một kỹ năng quan trọng, bởi vì làm việc với các con số thì bạn rất cần đến tư duy nhạy bén nhưng vẫn phải đảm bảo sự logic và chính xác tuyệt đối.
- Khả năng ứng xử: như đã giới thiệu ở trên, có rất nhiều công việc của ngành tài chính ngân hàng phải làm việc trực tiếp với khách hàng hoặc dùng đến nhiều sự giao tiếp vì thế bạn nên rèn dũa kỹ năng ứng xử khéo léo ngay từ bây giờ.
- Khả năng ngoại ngữ: ngày nay ngoại ngữ có ưu thế rất vững mạnh và trở nên quen thuộc trong cuộc sống vì thế việc trau dồi kiến thức là rất cần thiết. Thông thạo ngoại ngữ sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong công việc.
Vậy là chúng ta đã tìm ra đáp án cho câu hỏi ngành tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm cũng như hiểu hơn về chuyên ngành và khối lượng công việc có liên quan. Chúc các bạn sẽ tìm được những định hướng và ngành học phù hợp với sở thích và đam mê của bản thân.
Tham gia bình luận ngay!