Tại ngoại là gì và những thông tin đáng chú ý

Icon Author Trương Thanh Hằng

Ngày đăng: 2021-12-25 13:58:36

Chắc hẳn trong số chúng ta vẫn còn rất nhiều người thắc mắc tại ngoại là gì hay tại ngoại có ý nghĩa như thế nào trong luật pháp nước ta. Để tìm hiểu rõ hơn về các thông tin liên quan đến vấn đề này, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nội dung thông qua bài viết dưới đây. 

1. Tại ngoại là gì?

1.1. Khái niệm 

Đây là một khái niệm khá quen thuộc vì trong các vụ án hình sự hoặc theo dõi qua phim ảnh chúng ta sẽ được nghe đến khái niệm “tại ngoại". Đây không phải cụm từ được quy định rõ ràng trong pháp luật nước ta mà do có nhiều người sử dụng nên nó trở nên phổ biến.

Tại ngoại là gì?
Tại ngoại là gì?

Tại ngoại là hình thức của một người thuộc sự điều tra và giám sát của cơ quan, lực lượng Nhà nước nhưng không bị tạm giam. Về mặt pháp lý, tại ngoại còn được gọi là bảo lĩnh (hoặc bảo lãnh). Hiểu đơn một người tại ngoại nghĩa là họ đang phải chịu sự điều tra của cơ quan có thẩm quyền nhưng không bị giam giữ (hình thức tạm giam) mà vẫn được thả tự do trong khuôn khổ tuân thủ điều kiện pháp luật.

Người được tại ngoại (bị can, bị cáo) phải cam kết rằng sẽ xuất hiện trước tòa khi có lệnh yêu cầu. Tuỳ thuộc vào những tính nghiêm trọng của tội danh hoặc Tòa án thấy được các cáo buộc liên quan không thật sự chính xác cũng như đối tượng có dấu hiệu tích cực sẽ được xét tại ngoại.

Cần có những cam kết khi tại ngoại
Cần có những cam kết khi tại ngoại 

Đối với các tội phạm nghiêm trọng hoặc được coi là không có khả năng để đến toà án thì có thể sẽ áp dụng hình thức tạm giam trong khi chờ xét xử. Nghi phạm được hưởng tại ngoại trong trường hợp việc tạm giam không được thực hiện tại Toà và số tiền để tại ngoại có thể sẽ thay đổi tuỳ vào hình thức và mức độ sự việc. 

1.2. Điều kiện để được xin tại ngoại 

Không phải ai phạm tội cũng được tại ngoại mà cần phải đáp ứng và làm theo đầy đủ trình tự mà luật pháp ban hành. Để được tại ngoại thì bị cáo cần có người bảo lĩnh, điều kiện để xin bảo lĩnh (hay còn gọi là bảo lãnh) được nhà nước quy định rất cụ thể và rõ ràng. 

1.2.1. Về phía người đứng ra nhận bảo lĩnh 

Đối tượng này về cơ bản sẽ được chia làm 2 trường hợp:

- Bên nhận bảo lĩnh là cơ quan, tổ chức: khi muốn thực hiện bảo lĩnh với người là thành viên của cơ quan, tổ chức thì cần có giấy xác nhận của người đứng đầu đồng thời có giấy cam đoan không được để bị cáo khi tại ngoại có hành vi bỏ trốn hoặc phạm tội mới. Và phải chứng minh người được bảo lãnh (bị can, bị cáo) là người thuộc cơ quan, tổ chức.

Những điều phía cơ quan, tổ chức cần lưu ý
Những điều phía cơ quan, tổ chức cần lưu ý 

- Bên nhận bảo lĩnh là cá nhân: theo quy định nhà nước, cá nhân có thể thực hiện bảo lĩnh tại ngoại cho người thân của mình. Trong trường hợp này yêu cầu bắt buộc phải có ít nhất 2 người bảo lĩnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như sau:

+ Đủ tuổi (từ 18 trở lên)

+ Nhân thân tốt, chưa từng phạm tội bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính, phải là người chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Hiểu đơn giản là muốn bảo lãnh cho người đang thuộc diện tình nghi thì người bảo lãnh phải có lý lịch sạch đẹp. 

+ Có công việc, thu nhập ổn định đồng thời có nơi cư trú rõ ràng

+ Có điều kiện để quản lý và giám sát bị cáo để họ không xảy ra hành vi bỏ trốn 

Ngoài các yêu cầu trên, cá nhân nhận bảo lĩnh cho người thân cũng phải làm giấy cam đoan với cơ quan điều tra và xin xác nhận của Uỷ ban địa phương có thẩm quyền. 

Theo Điều 122 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã chỉ ra rằng người thân của bị can được phép đặt tiền để đảm bảo người này được tại ngoại. Nếu bị can vi phạm thì số tiền sẽ bị tịch thu về nộp về ngân sách Nhà nước đồng thời bị can sẽ bị tạm giam. 

Cần giám sát chặt chẽ người được tại ngoại
Cần giám sát chặt chẽ người được tại ngoại

Tóm lại, các cơ quan tổ chức và cá nhân khi thực hiện việc bảo lãnh cho một người cần phải cam đoan giám sát, quản lý tốt người được tại ngoại để họ đáp ứng đủ nghĩa vụ như sau:

- Tuyệt đối không bỏ trốn khỏi nơi cư trú

- Không được phạm thêm tội 

- Phải có tinh thần hợp tác, tự nguyện phối hợp điều tra với cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ như có mặt tại tòa theo giấy triệu tập (trừ lý do chính đáng như trở ngại khách quan, thiên tai dịch bệnh,.... và cần phải báo cáo rõ ràng)

- Không để bị cáo mua chuộc, cưỡng ép và xúi giục người khác nhằm khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật. Đây được coi là hành vi có ý định chống đối toà, đi ngược lại với quy định mà pháp luật đề ra

- Không tiêu huỷ hoặc làm giả chứng cứ hoặc tẩu tán tài liệu có liên quan đến vụ án 

- Không có hành động đe dọa, trả thù người làm chứng, người bị hại

1.2.2. Về phía người được bảo lĩnh (tại ngoại) 

Bộ luật tố tụng hình sự không quy định rõ ràng về điều kiện cụ thể của người được bảo lĩnh mà chỉ đưa ra quy định rằng Tòa án, Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra tự căn cứ vào tính chất nghiêm trọng và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Chẳng hạn đối với những tội danh ít nghiêm trọng hoặc bị can có nhân thân tốt, có dấu hiệu tích cực trong việc phối hợp điều tra thì sẽ được quyền bảo lãnh tại ngoại. 

Tuân thủ và làm theo quy định Nhà nước là điều cơ bản phải nắm được
Tuân thủ và làm theo quy định Nhà nước là điều cơ bản phải nắm được

Có thể thấy, khi một người được bảo lãnh thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tính chất, hành vi phạm tội của người đó đồng thời cần ít nhất 2 người thân đủ điều kiện để đứng ra nhận bảo lãnh. 

Cuối cùng, nếu xảy ra trường hợp các cơ quan tổ chức và cá nhân nhận bảo  lãnh nhưng không hoàn thành trách nhiệm mà để bị can vi phạm các nghĩa vụ đã cam đoạn thì người được bảo lãnh sẽ bị tạm giam còn người đứng ra bảo lãnh tuỳ vào mức độ sẽ bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền theo đúng quy định Pháp luật ban hành.

2. Tại ngoại và trắng án có giống nhau không?

Khá nhiều người thắc mắc không biết tại ngoại là gì và khái niệm này đồng nghĩa với “trắng án” không. Câu trả lời là 2 khái niệm này hoàn toàn không giống nhau. Trắng án tức là bị cáo đó đã được chứng minh là trong sạch và vô tội, không còn bị ràng buộc bởi bất cứ cáo buộc nào trước đó nữa. Còn tại ngoại nghĩa là nghi phạm chưa hề được chứng minh vô tội, có điều thay vì bị tạm giam thì bị cáo sẽ được “thân thể ở ngoài lao", được tự do như bình thường. 

2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau
2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau

Nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này và nghĩ sai rằng người được quyền tại ngoại là đã thắng kiện. Điều này hoàn toàn không chính xác bởi vì đối tượng tại ngoại vẫn phải đến toà án khi có lệnh của cơ quan điều tra. Nếu sau các phiên xử mà tòa tuyên bị cáo có tội thì người đó vẫn phải đi tù như bình thường. 

Như vậy chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về khái niệm tại ngoại là gì cùng một số vấn đề liên quan cần chú ý. Có tính chất thuộc về pháp luật vậy nên tất cả những yêu cầu, điều luật được ban hành chúng ta đều nên cập nhật để nắm bắt và chấp hành đúng theo quy định Nhà nước.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: