1. Thực trạng tồn tại về tình hình không trả hồ sơ xin việc cho người lao động
Nếu tinh ý và cẩn thận đọc các thông tin tuyển dụng từ nhiều doanh nghiệp, chúng ta có thể nhận thấy rằng nhiều nhà tuyển dụng khi đăng tin tuyển dụng thường sẽ có một vài ghi chú.
Trong đó ghi chú phổ biến là “KHÔNG TRẢ LẠI HỒ SƠ XIN VIỆC CỦA ỨNG VIÊN NẾU KHÔNG TRÚNG TUYỂN” cùng những ghi chú khác.
Thoạt nghĩ thì điều đó có vẻ khá bình thường mà nhiều người sẽ không cảm thấy nó có vấn đề gì. Thế nhưng điều đó trên thực tế là không đúng với quy định trong Luật lao động hiện hành.
Đồng thời việc không trả lại hồ sơ cho các ứng viên khi mà họ không trúng tuyển cũng sẽ gây ra nhiều phiến toái cho họ khi mà họ phải chuẩn bị hồ sơ. Mỗi bộ hồ sơ xin việc kèm theo đủ thứ yêu cầu như công chứng tất cả những giấy tờ, văn bằng, bằng cấp trong Hồ sơ xin việc.
Nếu như mỗi công ty đều không nhận người lao động mà không trả lại hồ sơ thì người lao động sẽ mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị hồ sơ, đi xin dấu xác nhận tại địa điểm cư trú, có những người xin việc trên thành phố phải về tận quê nhiều lần để xin dấu xác nhận cho các giấy tờ bên trong của bộ hồ sơ cùng với nhiều thủ tục.
Cùng với đó, cũng có nhiều ý kiến về việc trả lại hồ sơ xin việc cho người lao động khi họ làm việc tại doanh nghiệp được thời gian, trở thành nhân viên trong thời gian thử việc hay chính thức.
Nhiều người lao động dở khóc dở cười về tình trạng các doanh nghiệp không trả lại hồ sơ xin việc cho họ khi không tuyển dụng họ. Vậy thì nguyên nhân do đâu khiến các nhà tuyển dụng không tiến hành trả lại những bộ hồ sơ của người lao động cho họ?
Xem thêm: Tìm hiểu thông tin chi tiết về mẫu hồ sơ xin việc viết sẵn chuẩn
2. Tại sao không trả lại hồ sơ xin việc?
Có nhiều nguyên nhân khiến nhà tuyển dụng không trả lại hồ sơ xin việc cho người lao động. Để hiểu rõ thì Topcvai sẽ phân tích kỹ về vấn đề này qua nội dung bên dưới:
*) Đối với những người ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển việc làm:
Với các đối tượng ứng viên khi nộp hồ sơ ứng tuyển việc làm và không được nhận vào làm việc, các nhà tuyển dụng giữ lại không trả hồ sơ xin việc cho họ với nhiều nguyên nhân.
- Phần lớn nhà tuyển dụng cho rằng, công việc của họ tại doanh nghiệp rất bận rộng, họ không sắp xếp được thời gian để trả lại hồ sơ cho ứng viên khi không nhận ứng viên.
- Một số khác lại cho rằng giữ hồ sơ của ứng viên không trả là để tham khảo, để có thể lên kế hoạch tuyển dụng lâu dài của công ty.
*) Đối với những người lao động đang thử việc hoặc đang làm việc chính thức khi nghỉ việc.
Với đối tượng đã được nhận vào công ty làm việc, đang trong thời gian thử việc, trong thời gian làm việc chính thức có thâm niên thì việc nhà tuyển dụng không trả lại hồ sơ xin việc có sự hợp lý hơn.
Với các ứng viên đang thử việc, thông thường thời gian thử việc tại các doanh nghiệp là 2 tháng, cho nên những bộ hồ sơ của họ vẫn còn mới. Họ cũng trong tình trạng giống như các ứng viên không được nhận thì nhà tuyển dụng cũng sẽ không trả lại hồ sơ cho họ bởi các lý do như đã nêu ở trên hoặc vì nhiều nguyên nhân khác.
Còn đối với những lao động đã làm việc tại doanh nghiệp từ 6 tháng trở lên thì việc trả lại hồ sơ cũng ít ý nghĩa hơn đối với người lao động.
Bởi vì, tất cả các bộ hồ sơ xin việc đều có thời hạn trong vòng 6 tháng, quá thời hạn này thì hồ sơ không còn tác dụng nào cả, được thể hiện trên con dấu xác nhận và thời gian xác nhận thời hạn của hồ sơ khi đi công chứng.
Vậy thì với trường hợp người lao động đã làm việc có thâm niên thì khi nghỉ việc không cần thiết các doanh nghiệp trả lại hồ sơ. Họ sẽ làm hồ sơ mới để ứng tuyển công việc khác.
3. Khi không tuyển dụng, hãy trả lại hồ sơ cho ứng viên
Hầu hết những ứng viên đang chật vật trong quá trình ứng tuyển việc làm thì đều không đồng tình với cách làm của nhiều nhà tuyển dụng hiện nay là giữ lại hồ sơ xin việc của họ.
Chi phí để làm được một bộ hồ sơ xin việc không hề nhỏ, đồng thời cũng kèm theo đó chính là công sức, thời gian của ứng viên.
Khi ứng viên đi chứng thực các giấy tờ, bằng cấp thì cũng có thể tạo thêm nhiều hơn gánh nặng đối với các cơ quan.
Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng giữ hồ sơ xin việc của ứng viên không được nhận là không hợp lệ cho dù có đưa ra bất kỳ lý do nào. Việc không trả lại hồ sơ cho người lao động cũng sẽ gây ra nhiều rủi ro cho họ như là các thông tin cá nhân (số thẻ căn cước, tên, tuổi, địa chỉ chỗ ở, bản sao của Sổ hộ khẩu...) để có thể thực hiện các hành vi bất chính như lập ra các công ty ma.
Xem thêm: Cách viết mẫu xác nhận không phạm tội trong hồ sơ xin việc
4. Quy định của Pháp luật về việc trả lại hồ sơ xin việc
Căn cứ vào Quy định tại Khoản 3 của Điều 8, Nghị định số 39/2003/NĐ-CP được ban hành vào ngày 18/04/2003 đã nêu rõ ràng về vấn đề trả lại hồ sơ cho ứng viên không được nhận vào làm.
Căn cứ vào Điểm b, Khoản 3 của Điều 48 trong Bộ Luật Lao động được ban hành vào năm 2019 thì những người sử dụng lao động có trách nhiệm như sau:
Người sử dụng lao động sẽ cần phải cung cấp đầy đủ các bản sao, các tài liệu mà có liên quan đến người lao động ứng tuyển/người lao động khi mà người lao động có yêu cầu đối với phía doanh nghiệp.
Căn cứ vào Khoản 1 của Điều 11, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP đã đưa ra quy định về mức phạt cụ thể như sau:
Đối với những doanh nghiệp không trả lại các giấy tờ, tài liệu của người lao động khi không nhận làm việc và khi chấm dứt HĐLĐ thì sẽ phải chịu các mức phạt sau đây:
+ Phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng khi mắc vi phạm với số lượng từ 1 cho tới 10 người.
+ Phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng khi mắc vi phạm với số lượng từ 11 cho tới 50 người.
+ Phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng khi mắc vi phạm với số lượng từ 51 cho tới 100 người.
+ Phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng khi mắc vi phạm với số lượng từ 101 cho tới 300 người.
+ Phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng khi mắc vi phạm với số lượng từ 301 người trở lên.
Như thế, với những doanh nghiệp không tuyển dụng người lao động thì cần phải trả lại hồ sơ xin việc cho họ khi không nhận họ vào làm việc. Việc trả lại hồ sơ sẽ giảm thiểu được nhiều vấn đề xoay quanh. Vấn đề trả lại hồ sơ xin việc cho người lao động là một trong những vấn đề nhỏ, nhưng cũng phần nào phản ánh được thực trạng tuân thủ quy định của Bộ Luật Lao động đề ra.
Trên đây là lý giải tại sao không trả lại hồ sơ xin việc cho người lao động, cho các ứng viên đã ứng tuyển việc làm nhưng không được nhận. Các bạn khi đi xin việc cần nắm rõ các quy định cơ bản để đảm bảo những quyền lợi chính đáng của mình.
Tham gia bình luận ngay!